Phần mở đầu đề tài: Phong trào nông dân ở Bắc Kỳ từ năm 1930



MỞ ĐẦU

          1. Lý do chọn đề tài
          Là một quốc gia nông nghiệp, vì vậy qua các thời kỳ lịch sử nông dân luôn chiếm một bộ phận chủ đạo của nước ta. Cùng với số lượng nói trên, giai cấp nông dân qua các thời kỳ lịch nước ta luôn có vai trò quan trọng quyết định một phần sự thịnh suy của dân tộc.
          Phong trào nông dân là một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc và lịch sử dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về phong trào nông dân không những giúp cho ta hiểu toàn diện hơn, sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, mà còn hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về phong trào nông dân nói riêng, các giai cấp và tầng lớp khác trong lịch sử dân tộc nói chung.
          Phong trào nông dân nước ta từ 1930 đến 1945 đã có các công trình nghiên cứu, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về phong trào đấu tranh của nông dân Bắc Kỳ thời kỳ này. Do vậy, nghiên cứu đề tài này có thể bổ sung các tư liệu lấp đi một phần khoảng trống lịch sử phong trào nông dân nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
          Qua công trình nghiên cứu cho ta thấy chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp đối với nông dân và thực trạng đời sống nông dân Bắc Kỳ thời kỳ 1930 – 1945 và tác động của phong trào nông dân Bắc Kỳ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 – 1945. Từ đó đánh giá đúng vai trò của giai cấp nông dân trong lịch sử dân tộc thời kỳ này. Đồng thời góp phần đánh giá khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trên cơ sở đó có thể lý giải được nguyên nhân vì sao các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mặc dù có tác động mạnh mẽ, làm rung chuyển nền đô hộ thực dân, nhưng cuối cùng lại thất bại.
          Từ kết quả nghiên cứu, công trình góp phần cung cấp một nguồn tư liệu làm tài liệu học tập, nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung lịch sử Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945. Đồng thời qua đó bác bỏ những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc về sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân thời kỳ 1930-1945. Bên cạnh đó, luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc giáo dục truyền thống cách mạng nói chung, truyền thống cách mạng của giai cấp nông dân nói riêng cho thế hệ trẻ ở Bắc Bộ và trong cả nước hiện nay cũng như say này.
          Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, nâng cao đời sống nhân dân. Trên lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh những mặt đã làm được còn có những thiếu sót, hạn chế. Do vậy, những chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông dân thời kỳ 1930 – 1945 là bài học kinh nghiệm quý báu cho các nhà lãnh đạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, góp phần củng cố nhận thức đúng đắn về vai trò kinh tế nông nghiệp và giai cấp nông dân. Trên cơ sở đó giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp thu, đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp cho nông dân, góp phần thực hiện thành công chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
          Với những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Phong trào nông dân ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử của mình tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
          2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
          2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
          * Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu phong trào nông dân
          * Phạm vi nghiên cứu:
          + Không gian: khu vực Bắc kỳ
          + Thời gian: từ 1930 đến 1945
          2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
          Với đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định luận án có những nhiệm vụ sau:
          Trên cơ sở nguồn tư liệu, công trình dựng lại một cách tương đối đầy đủ, hệ thống phong trào nông dân Bắc Kỳ từ 1930 đến 1945. Từ đó nói lên tác động của phong trào nông dân đối với phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945.
          Từ đó, đánh giá khách quan vai trò của nông dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc thời kỳ 1930 – 1945. Đồng thời đánh giá khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc giải quyết vấn đề nông dân và lãnh đạo phong trào nông dân trong cách mạng thời kỳ 1930-1945.
          Qua nghiên cứu thực tiễn, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực cho Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay trong việc giải quyết vấn đề nông dân, góp phần thực hiện thành công chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng.
          3. Nguồn tư liệu nghiên cứu
          Đề thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp những nguồn tư liệu nghiên cứu khác nhau:
          Thứ nhất, nguồn tư liệu của các tác giả kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, văn kiện Đảng và Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân trong cách mạng. Nguồn tư liệu này cung cấp và giúp chúng ta có quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng đắn về nông dân và phong trào nông dân thời kỳ 1930- 1945.
          Thứ hai, các nguồn tư liệu lưu trữ, gồm tư liệu lịch sử phong trào nông dân thời cận đại được lưu trữ ở TTLTTW 1; các thư viện: thư viện Quốc gia, thư viện KHXH, thư viện trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHQG Hà Nội, đại học KHXH&NV; Viện Sử học; Viện Lịch sử Đảng; Viện Lịch sử Quân sự; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Viện Bảo tàng Cách mạng và lưu trữ ở các cơ quan nghiên cứu của các tỉnh....Đây là nguồn tư liệu làm cơ sở xây dựng luận án.
          Thứ ba, các cuốn lịch sử, sách chuyên khảo, tham khảo, bài báo nghiên cứu khoa học được công bố ở các tạp chí, kỷ yếu các hội thảo về nông dân...Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng cung cấp cho nghiên cứu sinh những nguồn tư liệu quý, những nhận định đánh giá là cơ sở so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài.
          Thứ tư, các tài liệu điền dã và thực tế địa phương, nơi có phong trào nông dân tiêu biểu gồm: tài liệu, số liệu thống kê, tranh ảnh bản đồ, hồi ký, ghi chép nhân chứng lịch sử. Nguồn tài liệu này góp phần bổ sung cho thiếu sót của tư liệu thành văn.
          4. Phương pháp nghiên cứu
          Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
          Vận dụng phương pháp luận Sử học Mácxít: duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
          Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu.
          Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, điền dã, thống kê toán học, biểu đồ.
          5. Đóng góp của luận án
          Thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng có thể đóng góp những vấn đề sau:
          Lần đầu tiên luận án là một công trình nghiên cứu chuyên khảo, trình bày một cách tương đối đầy đủ, toàn diện, hệ thống về phong trào nông dân Bắc Kỳ từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến Cách mạng tháng Tám thành công.
          Luận án góp phần đánh giá khách quan, khoa học vai trò của phong trào nông dân đối với phong trào cách mạng dân tộc thời kỳ 1930-1945. Đồng thời, luận án cũng góp phần đánh giá khách quan vai trò của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào nông dân trong cách mạng Việt Nam thời kỳ này.
          Trên cơ sở đó bồi dưỡng, nâng cao niềm tin khoa học và vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò to lớn của người nông dân đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc của Đảng và dân tộc ta.
          Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc dạy học, nghiên cứu biên soạn lịch sử Việt Nam thời cận đại 1930-1945.
          Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho việc giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ trẻ và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
          6. Bố cục luận án
          Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 4 chương
          Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
          Chương 2: Khái quát về phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân Bắc Kỳ từ 1883 đến năm 1930
          Chương 3: Phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân Bắc Kỳ từ 1930 đến 1945
          Chương 4: Đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm trong phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân Bắc Kỳ từ 1930 đến 1945

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

Tham luận về "kĩ năng mềm"