Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong kho tàng văn học dân gian các nước trên thế giới dù ít hay nhiều đều tồn tại một bộ phận sáng tác dành riêng cho trẻ em với những nội dung khác nhau phù hợp với từng đặc điểm lứa tuổi. Những sáng tác dân gian ấy được tập trung ở hai lĩnh vực chủ yếu hoạc là thơ ca dân gian hoặc là truyện kể dân gian. Đó là lí do về cơ sở khiến cho khái niệm văn học dân gian thiếu nhi (folklore thiếu nhi) đã và đang hình thành trong khoa Văn học dân gian nhiều nước trên thế giới. Đối với văn học dân gian Việt Nam, về truyện kể dân gian có thể loại sáng tác nhằm mục đích phục vụ cho trẻ em như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Song cũng có thể loại không nhằm mục đích này nhưng vẫn được các em yêu thích và trở thành đối tượng phục vụ các em nhỏ tuổi như thần thoại, truyền thuyết. Tuy nhiên, dù ở thể loại nào thì mảng sáng tác truyện kể dân gian cũng đều được các học giả dày công nghiên cứu và gặt hái những thành tựu đáng kể.
    Riêng về đồng dao, một bộ phận thi ca dân gian truyền miệng trẻ em. Ra đời rất sớm và lưu truyền khá rộng rãi song công việc sưu tầm và nghiên cứu chủng loại chưa được các học giả đầu tư một cách thích đáng như những thể loại Văn học dân gian khác. Vì vậy, những giá trị nội dung và nghệ thuật của bộ phận sáng tác dân gian này chưa được khám phá và lý giải một cách đầy đủ, thấu đáo. Đặt vấn đề tìm hiểu về đồng dao, tôi thiết nghĩ sẽ là một hướng đi mới mẻ đầy kết quả thú vị bổ ích. Nó giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về bản chất của bộ phận Văn học dân gian thiếu nhi đậm sắc và hấp dẫn này.
    Có một bộ phận văn học hiện đại cũng hướng về đối tượng tác động như đồng dao, đó là thơ thiếu nhi. Phải chăng chúng có mối quan hệ gần gũi về các phương diện nghệ thuật, về bản chất, phương pháp sáng tác, phương thức phản ánh, tư duy nghệ thuật, chức năng tư tưởng thẩm mỹ xuất phát từ đặc điểm của một kiểu sáng tạo nghệ thuật có cùng một đối tượng phục vụ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau? Điều này khiến chung tôi nghĩ tới việc đặt đồng dao trong dòng chảy của Văn học nghệ thuật, trong sự vận động của lịch sử văn học. Bên cạnh sự phát triển của thơ thiếu nhi để nghiên cứu. Tìm hiểu “Thế giới nghệ thuật đồng dao vào việc giáo dục học sinh tiểu học” mà nằm trong một xu hướng có tính quy luật về mối quan hệ giữa Văn học dân gian với Văn học viết, một vấn đề đang được giới nghiên cứu ngữ văn và folklore gần đây hết sức quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật đồng dao vào việc giáo dục học sinh tiểu học” còn có thể giúp chúng ta phát hiện vai trò văn học dân gian trong sáng tác của nhà văn hiện đại cũng như vấn đề tiếp thu và sáng tạo vần Văn học dân gian cổ truyền đối với cả nhà văn trong thời đại hiện nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
    Đề tài “Thế giới nghệ thuật đồng dao vào việc giáo dục học sinh tiểu học” đề cập tới lĩnh vực nghiên cứu thơ ca dân gian thiếu nhi. Tuy nhiên, đề tài không trực tiếp nghiên cứu thơ thiếu nhi mà đi vào thế giới nghệ thuật của đồng dao trên một số bình diện liên quan đến luận văn.
    Tuy có chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu vấn đề thế giới nghệ thuật đồng dao nhưng các nhà Folklore đi trước đã tuỳ theo mục đích, khuôn khổ, nội dung bài viết của mình ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có đề cập tới một số đặc diểm nghệ thuật đồng dao hay một vài yếu tố thi pháp đồng dao.
    Những bài viết về đồng dao mang tính chất giới thiệu:
    Những bài viết này hoặc là lời tựa choa một cuốn sách sưu tầm biên soạn ca dao - đồng dao hoặc là những phát hiện mới, hay nhiều ý kiến sửa sang về căn bản, nội dung của một tác phẩm đồng dao, nội dung của một số tác phẩm đồng dao.
    - Nguyễn Văn Vĩnh (1930), Trẻ con hát trẻ con chơi,  Từ dân văn uyển, số 1, Hà Nội. Tr.1-2 [172, tr.662].
    - Doãn Quốc Sỹ (1969), Lỗi mở đầu cao nhi đồng, Nxb Sáng tạo Sài Gòn. Tr.7-21 [172, tr.671].
    - Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1969), Đồng dao, thi ca bình dân, tập IV, Sài Gòn. Tr 320-332, 360-361, 374-377 [172, tr.683].
    - Vũ Ngọc Phan (1997), Hát vui chơi, Trong cuốn sách Tục ngữ ca dao – dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [182,740].
    - Nghiên Văn Đa (1995), Vị trí các đồng dao, Tạp chí vì trẻ thơ, (6), [172, tr.780].
    - Nguyễn Văn Tuyên (1995), Ghi chú về một bài đồng dao, trong góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, tập I, Hà Nội. Tr.476-480. [172, tr.781].
    Nhìn chung các bài viết này không mục đích đi sâu nghiên cứu về bản chất cũng như đặc trưng nghệ thuật thi pháp đồng dao. Các nhà folklore học muốn giới thiệu với độc giả về cái hay cái đẹp của đồng dao Việt Nam thông qua một số nhận xét chức năng, vai trò của đồng dao trong sinh hoạt nhi đồng, ý nghĩa nội dung của một bài đồng dao mới sưu tập, bước đầu có thể đề cập tí vấn đề nguồn gốc và phân loại đồng dao. Tác giả của những bài viết này cũng mới chỉ dừng lại ở việc ghi lại một số cảm xúc suy nghĩ mang tính chất cảm thụ văn học chứ chưa đặt vấn đề nghiên cứu đồng dao một cách hệ thống.
    Những công trình mang tính chất nghiên cứu
    Nhận thức rõ tính cấp thiết của công tác sưu tầm, nghiên cứu đồng dao, một số nhà folklore học đã đặt vấn đề tìm hiểu những hình thức biểu hiện nghệ thuật đồng dao trong mối quan hệ biện chứng với nội dung phản ánh, đồng thời nêu lên những đặc trưng của bộ phận văn học dân gian thiếu nhi phong phú và hấp dân hơn. Ở phương diện này, tác giả Vũ Ngọc Khánh có hai bài viết tương đối công phu.
    Bài thứ 1: Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam (1974), Tạp chí Văn học 4, Tr.1-9 [172,713].
    Bài thứ 2: Thi pháp đồng dao (1993), Tạp chí Văn học 5, Tr.20-23. [172,768].
    Như vậy, có thể nói Vũ Ngọc Khánh là người đầu tiên đặt vấn đề trực tiếp nghiên cứu về thi pháp đồng dao và là người tiên phong đưa khái niệm này vào công trình nghiên cứu.  Bài viết thứ 2 có tính chất tiếp ý của bài viết thứ nhất ở một mức độ cao hơn. Nếu ở bài trước, tác giả mới chỉ bước đầu ghi nhận một số đặc điểm nghệ thuật đồng dao thì trong bài viết sau tác giả đã nâng lên thành khái niệm thi pháp đồng dao và mong muốn có một công trình nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Cả hai bài viết trên có những phát hiện sau đây:
    Về phương pháp sáng tác, tác giả cho rằng đồng dao có tính truyền miệng, tính tập thể và tính dị bản như tục ngữ, ca dao nhưng tính dị bản ở đồng dao có phần “phóng túng” hơn, “tự do” hơn.
    Về chức năng, đồng dao có tác dụng chủ yếu là thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, đồng thời dạy trẻ một số tri thức khoa học, bên cạnh chức năng thẩm mỹ và giáo dục.
    Về cấu tạo, cấu tạo đồng dao có những nét độc đáo, đáng chú ý là hiện tượng câu mở đầu một bài đồng dao. Tác giả đưa ra nhận xét đồng dao thường không tập chung vào một đề tài nhất định và thường gần với trò chơi.
    Năm 1997, cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diêu khi nói về đồng dao đã nhận định “Những bài hát trò chơi hay những trò chơi có bài hát như: Chi chi chành chành, Dung dăng dung dẻ… có thể do người lớn tạo ra, cũng có khi là trẻ em nghĩ ra. Nhưng sinh hoạt hát vui chơi, sinh hoạt vui chơi vừa hát là một sinh hoạt của trẻ em [6, tr.410].
    Các tác giả chỉ đi vào việc khai thác nội dung của những bài đồng dao một cách hết sức sơ lược, ngắn gọn mà chưa có sự chuyên sâu.
    Năm 2008, trong cuốn Tìm hiểu đồng dao người Việt rất công phu, nhà nghiên cứu Trần Nguyên đã nhận định “Đồng dao là một thể loại Văn học dân gian, thuộc phương thức biểu đạt tự sự bằng văn vần, góp phần lời của những bài hát dân gian trẻ em (Những bài viết ấy có thể làm trò chơi hoặc không)” [6, tr.51]. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu rất kỹ lưỡng về cấu trúc của những bài đồng dao. Tác giả cho rằng những tìm tòi hết sức công phu trên phương diện cấu trúc từ đó đã đưa ra những kết luận chính xác, có tính đột phá. Bài viết có tính hệ thống cao, mang tính chuyên biệt sâu sắc. Những kết quả của công trình nghiên cứu này là những gợi ý cần thiết, có ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu triển khai đề tài này.
    Nguyễn Hữu Thu (1987) có bài viết Hát ru và hệ thống diễn xướng đồng dao (Mẹ hát ru con, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, Tr 46-64). Trong bài viết này, tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa tiếng hát ru và hệ thống diễn xướng đồng dao. Theo tác giả “Đồng dao là sự tiếp nối chức năng của tiếng hát mẹ ru con, nhưng ở một cấp độ kỹ thuật cao hơn” [172, tr.733]. Như vậy, ở bài viết này tác giả chủ yếu tìm hiểu đồng dao về phương diện diễn xướng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nêu ra một số đặc điểm đồng dao như kết cấu “Lượn vòng”, kết cấu “phản hồi”, kết cấu bằng nhiều thể loại: Thể thơ hai chữ, bốn chữ, năm chữ, tiết tấu nhịp ngắn gọn giầu nhạc điệu… Tác giả quan niệm đây là những đặc điểm về hình thức nghệ thuật đồng dao có tác động tích cực đến quá trình diễn xướng đồng dao.
    Phan Đăng Nhật (1992) với bài viết “Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em” (Tạp chí giáo dục mầm non 3, tr.13-15, Hà Nội). Thông qua việc nghiên cứu lời của một số tác phẩm đồng dao, đưa ra nhận xét “Đồng dao thực chất là ngôn ngữ có tính thơ ca, có vần, có nhịp nhưng niêm luật còn lỏng lẻo” [172, tr.175].
    Trong các bộ giáo trình Văn học dân gian dùng cho các trường Đại học, duy có cuốn Văn học Việt Nam tập II của Hoàng Tiến Tựu [155] dành một phần nhỏ trong chương nghiên cứu về ca dao để giới thiệu đồng dao. Trong những số trang ít ỏi này tác giả trình bầy quan niệm của mình về đồng dao, đưa ra cách phân loại đồng dao và đặt vấn đề nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của đồng dao. Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật đồng dao lại chưa được tác giả công trình tập chung nghiên cứu.
    Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo chuyên sâu nào nghiên cứu đồng dao với tư cách là một cá thể tồn tại một cách độc lập, một cách toàn diện và hệ thống. Các học giả đi trước hoặc khai thác đồng dao trên phương diện nội dung, chức năng phản ánh hiện thực hoặc tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của đồng dao, vì thế chưa đưa ra một cách nhìn nhận thật khái quát và đánh giá đúng bản chất đặc trưng của đồng dao. Chúng tôi quan niệm rằng đồng dao phải là một chính thể nghệ thuật bao gồm sự cầu thành của những yếu tố trong một hệ thống cấu trúc giản đơn. Vì vậy, chỉ có thể dưới ánh sáng của thi pháp học, đồng dao mới được nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu đúng như bản chất nó đã tồn tại.
    Trần Hoà Bình trong bài Từ những bài đồng dao đến thơ cho các em hôm nay [172, tr.753]. Trên cơ sở phân tích vẻ đẹp của một số tác phẩm đồng dao đã đi đến đề xuất thơ thiếu nhi “Nên có cái duyên, cái cốt cách” của những bài hát trẻ con ấy. Tác giả đánh giá cao những sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa, Võ Quang trên cơ sở tiếp thu một cách sáng tạo “Những ưu điểm của truyền thống” đồng thời tỏ thái độ không đồng tình với xu hướng sáng tác thơ thiếu nhi tuy “Tiếp nhận phong cách dân gian nhưng sự đổi mới không đáng kể, do đó hiệu quả chưa cao, có cảm giác như những bài sưu tầm” [172, tr.758].
    Tuy các công trình nghiên cứu trên không đặt vấn đề trực tiếp nghiên cứu thế giới nghệ thuật đồng dao đối với học sinh tiểu học nhưng qua các bài viết cho chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của đồng dao đối với học sinh tiểu học cũng như việc tiếp thu phong cách dân gian truyền thống.
    Như vậy, trong số những tài liệu chúng tôi có đọc chưa đề tài nào trùng với đề tài chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. Mặc dù trên thực tế một số bài viết về đồng dao hay một số công trình nghiên cứu các thể loại Văn học dân gian khác có liên quan đến đồng dao, Thế giới nghệ thuật đồng dao với học sinh tiểu học, ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp có đề cập tới một vài đặc điểm hay tính chất của vấn đề nghiên cứu. Kế thừa các thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, ứng dụng lý thuyết thi pháp vào việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể, chúng tôi tiến hành đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao vào việc giáo dục học sinh tiểu học, như một sự khẳng định cho sự nghiên cứu này. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức Văn học dân gian dành cho thiếu nhi.
3. PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao vào việc giáo dục học sinh tiểu học bao gồm 2 nội dung chính:
    - Nghiên cứu thế giới nghệ thuật đồng dao.
    - Thế giới nghệ thuật đồng dao vào việc giáo dục học sinh tiểu học.
    Tuy nhiên, trước khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật đồng dao vào việc giáo dục học sinh tiểu học, chúng tôi cần phải giải quyết một số vấn đề liên quan: Khái niệm Văn học dân gian, sự có mặt của hai bộ phận Văn học thiếu nhi - đồng dao và thơ thiếu nhi.
    Về đặc điểm nghệ thuật đồng dao, chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu của Luận văn ở đồng dao cổ truyền người Việt, bởi chúng tôi quan niệm rằng đồng dao người Việt chiếm số lượng tương đối lớn có thể đại diện tiêu biểu cho đặc trưng của đồng dao truyền thống nói chung. Mặt khác, lựa chọn đối tượng nghiên cứu sẽ dễ dàng có được những kết quả mang tính thống nhất, tránh được những kết luận trái ngược hay đối lập. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể người viết có thể so sánh đối chiếu với đồng dao một số dân tộc tiểu số.
3.2. Giới hạn tư liệu khảo sát:
3.2.1. Về đồng dao
    Trên thực tế, đồng dao được sưu tầm và biên soạn tương đối muộn. Nguyên nhân một phần ở tính phức tạp của thực thể bản thân đồng dao. Các nhà sưu tầm không tách thành một bộ phần thơ ca dân gian riêng biệt mà để chúng tồn tại cùng một số thể loại thơ ca dân gian khác như nó vẫn có: ca dao, vè, hát ru … Ngoài ra, đây là một bộ phận thơ ca dành cho trẻ em nên ít được các nhà sưu tầm nghiên cứu chú trọng, đặc biệt đối với chế độ xã hội cũ. Vì vậy, phần lớn đồng dao được lưu truyền trong sinh hoạt vui chơi ca hát của trẻ em. Bộ phận đồng dao nằm ngoài văn bản sưu tầm đến thời điểm hiện nay còn có thể tương đối lớn. Tuy nhiên, chúng tôi xác định, đối tượng khảo sát của thế giới nghệ thuật đồng dao trong luận văn của chúng tôi chỉ tập trung số lượng đồng dao đã được văn bản hoá. Bởi theo chúng tôi đây là tư liệu đồng dao có độ tin cậy nhất định do đã qua sự chọn lọc và định giá của các nhà sưu tầm nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng sách Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt làm tư liệu khảo sát chính [172]. Đây là tập tư liệu tập hợp một khối lượng lớn nhất về đồng dao. Theo các nhà biên soạn, tổng số sách dùng để biên soạn lên tới 39 cuốn. Trong đó sách Hán Nôm gồm 7 cuốn, sách sưu tầm bằng chữ Quốc ngữ là 32 cuốn [172, tr.8]. Như vậy, có thể nói đây là cuốn sách đầy đủ nhất sưu tập về đồng dao ở phần một. Mục I (đồng dao dân gian, gồm 567 bài). Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rằng, còn khá nhiều bài đồng dao tồn tại ở ngoài cuốn sách nêu trên. Vì vậy, bên cạnh nguồn tư liệu đồng dao trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, chúng tôi còn tham khảo thêm một số cuốn khác, kể cả đồng dao các dân tộc thiểu số [171][170].
    Ngoài ra còn có một số tác phẩm đồng dao được trích dẫn trong các bài phê bình nghiên cứu của nhiều tác giả.
3.2.2. Về thơ thiếu nhi
    Chúng tôi lựa chọn những tác phẩm thơ thiếu nhi hiện đại chịu ảnh hưởng của đồng dao từ các tuyển tập thơ và các tập thơ của các tác giả thơ thiếu nhi từ đầu thế kỷ XX đến nay. Đặc biệt và đáng chú ý các tập thơ:
    - Thi ca bình dân (Nguyễn Tấn Long, Phan Canh) [172].
    - Tuyển tập thơ thiếu nhi (1945-1985) [184].
    - Văn học cho thiếu nhi (phần thơ) [287].
    - Thơ Võ Quảng [186]
    - Thơ Trần Đăng Khoa [176].
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Khai thác một cách có hệ thống tư liệu về đồng dao người Việt, từ đó chỉ ra những nét độc đáo nhất của đồng dao người Việt trên cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật.
    - Khẳng định vẻ đẹp trong thế giới nghệ thuật đồng dao và góp phần hướng tới vẻ đẹp trẻ thơ, nâng cao cảm xúc thẩm mỹ.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong quá trình nghiên cứu về thế giới nghệ thuật đồng dao. Chúng tôi quan niệm mỗi đơn vị tác phẩm đồng dao là một tập hợp các yếu tố theo một tổ chức nhất định, trong đó các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu ảnh hưởng của môi trường diễn xưởng. Theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống, không được coi đối tượng nghiên cứu như là một hiện tượng đơn nhất, tồn tại độc lập đơn lẻ hay được tách từng yếu tố, từng bộ phận để nghiên cứu mà chúng luôn chịu sự tác động chi phối lẫn nhau. Bên cạnh đó, lý luận về thế giới nghệ thuật cũng cho phép xem xét đối tượng bao gồm khảo sát yếu tố về nghệ thuật thì phải luôn đặt chúng trong một hệ thống nhất định. Bởi tất cả các yếu tố của tác phẩm đều thống nhất với nhau, hình thức nghệ thuật liên kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ biện chứng với nội dung tác phẩm.
    Phương pháp thứ hai mà chúng tôi coi trọng là nghiên cứu nghệ thuật đồng dao một số bài thơ thiếu nhi và phương pháp so sánh. Chúng tôi cho rằng, đồng dao và thơ thiếu nhi là hiện tượng Văn học đồng loại nhưng không cùng niên đại với nhau.
    Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ trong quá trình nghiên cứu như phân tích, so sánh, miêu tả… Bởi chỉ có thể bằng phương pháp đó mới đi sâu vào mổ xẻ đối tượng, để rút ra những đặc điểm của chúng, Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại cũng được áp dụng tích cực trong quá trình xử lý tự nhiên.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Giới thiệu chung về ca dao dân ca và đồng dao.
    Chương 2: Thế giới nghệ thuật đồng dao.
    Chương 3: Đồng dao vào việc giáo dục đối với học sinh tiểu học.













PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CA DAO DÂN CA VÀ ĐỒNG DAO

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CA DAO, DÂN CA
1.1.1. Khái niệm về cao dao, dân cao
    - Nhân dân gọi những bài hát của mình bằng những tên gọi khác nhau: Hò hát ví, hát đùn,…
    Sau này các nhà sưu tầm, khảo cứu dùng một số thuật ngữ khác nhau để cùng chỉ một đối tượng những câu hát dân gian là ca cao, dân ca, thơ ca dân gian.
    Ca dao là thuật ngữ Hán Việt. Nếu định nghĩa theo tứ nguyên thì “ca” là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo “dao” là bài hát ngắn không có chương chúc. Như vậy, xét về bản chất thì ca dao và dân ca hầu như không có ranh giới rõ rệt. Song, sau này trên thực tế…












1.2. GIỚI THUYẾT VỀ ĐỒNG DAO
1.2.1. Giới thuyết về đồng dao
    Đồng dao là bộ phận Văn học dân gian xuất hiện rất sớm và lưu truyền tương đối rộng rãi. Không ai trong chúng ta lúc còn trẻ lại không thuộc một vài bài hát đồng dao và một số trò chơi trẻ em. Mặc dù vậy, chưa có một công trình nghiên cứu folklore nào lại tìm hiểu đồng dao một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh. Vì vậy, xung quanh khái niệm đồng dao còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau và đồng dao vẫn là vấn đề mang tính thời sự, các tác giả của Văn học dân gian chưa đi đến ý kiến thống nhất.
    Cuốn sách giới thiệu và sưu tầm đồng dao sớm nhất là của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh [172, Tr 662]. Tuy nhiên, trong phần khảo luận, ông không dùng thuật ngữ “đồng dao” mà gọi là “Trẻ con hát, trẻ con chơi”. Theo ông, những “Câu hát trẻ con” bao gồm những câu “vừa hát vừa chơi” sau là những câu hát không có cuộc chơi” và “thứ ba là đến những câu ru trẻ ngủ”. Như vậy, những tác phẩm văn học dân gian được trẻ em truyền miệng, được trẻ em hát, trẻ em chơi và được dùng để ru trẻ ngủ đều được Nguyễn Văn Vĩnh xếp chung vào một loại tác phẩm. Các nhà nghiên cứu đồng dao sau này đã sử dụng tư liệu từ công trình sưu tập đồng dao của Nguyễn Văn Vĩnh.
    Nhà giáo Dương Quảng Hàn trong cuốn Việt Nam Văn học sử yếu cho rằng, đồng dao là “các bài hát trẻ con” với cái nhìn của từ dao là “bài hát không có chương khúc” [172, tr.753]. Như vậy, tác giả này không xác định rõ đồng dao thuộc thể loại Văn học dân gian nào. Doãn Quốc Sử, trong lời mở đầu tập Ca dao nhi đồng, xác định “đồng dao là ca dao nhi đồng” [172,        tr.671]. Tuy nhiên, trong quá trình phân lại đồng dao, tác giả lại chia chúng thành nhiều lĩnh vực, thuộc diện rộng: Những bài hát luận lí, những bài hát vui, con cò trong ca dao Việt Nam, những bài nói về nếp sống nông nghiệp và tập tục xưa, những bài hát áp dụng trong trò chơi với trẻ con, câu đố, bài hát của trẻ em của tác giả Nam Hương. Như vậy, tuy gọi là “ca dao nhi đồng” nhưng tác phẩm này lại tải trên nhiều thể loại như: tục ngữ, câu đố, ca dao … của tác giả vô danh và có tên.
    Trần Hoà Bình trong bài viết Từ những bài đồng dao đến thi ca các em hôm nay cho rằng “Trong kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc nào cũng có bài hát dành riêng cho trẻ em… đó là những bài đồng dao” [172, tr.753]. Như vậy, với tá giả này, những tác phẩm dân gian nào được trẻ em ca hát thì gọi là đồng dao, hay nói cách khác đó là những “Bài hát trẻ em”.
    Vũ Ngọc Khánh không sử dụng cụm từ “Bài hát trẻ em” mà dùng thuật ngữ “đồng dao” để chỉ những lời ca dân gian trẻ em và “loại trừ những câu cấm mà trước đây các nhà nho xếp vào đồng dao”. Theo tác giả đồng dao cũng là một thể loại Văn học dân gian tương đồng với tục ngữ, ca dao [172, tr.713].
    Nguyễn Tấn Long và Phạm Canh trong Thi ca bình dân, tập IV ở mục Đồng dao, định nghĩa “đồng dao tức là ca dao nhi đồng” [172, tr.683]. Theo tác giả, đồng dao được dùng để chỉ một bộ phận của thể loại ca dao. Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam [182] có hai mục: Hát vui chơi và hát ru em, gồm những tác phẩm đồng dao có chung đối tượng phục vụ trẻ em mà không giới thuyết về tên gọi của hai loại tác phẩm này.
    Là một thành phần trong kho tàng văn học dân gian nước nhà song đồng dao không được các nhà nghiên cứu văn học thực sự bàn đến nhiều. Cuốn Văn học sử được coi là biên soạn tương đối công phu và có nhiều đóng góp là hai tập Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên [52]. Tuy nhiên công trình này cũng không có phần nào dành riêng để bàn đến đồng dao. Cuốn Văn học dân gian Việt Nam [05] xuất bản gần đây của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên cũng không nhằm tới đồng dao. Riêng cuốn Văn học dân gian Việt Nam [155], tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành một phần giới thiệu tương đối gọn về đồng dao. Theo tác giả, đồng dao còn có thể gọi là ca dao trẻ em và không xếp bài hát ra con hay ru em vào bộ phận này. Tác giả đưa ra định nghĩa vắn tắt “đồng dao là thi ca dân gian truyền miệng trẻ em” [155, tr.143] chúng bao gồm những bài vè (vè kể chim, kể quả…), bài ca gọi trâu, gọi nghé và một số lỗi sầm truyền, sầm ký. Vậy, tuy coi đồng dao là một bộ phận của ca dao, song quá trình phân tích, phân loại, tác giả lại mở rộng sang cả một số thể loại văn học dân gian như vè. Một quan niệm tương đối thống nhất và cụ thể về đồng dao là của Trần Đức Ngôn trong cuốn Văn học thiếu nhi Việt Nam [86]. Theo tác giả, đồng dao không thể xác định như một thể loại văn học dân gian riêng biệt. Đây là khái niệm tập hợp những tác phẩm từ vài thể loại khác nhau. Chúng bao gồm ca dao thiếu nhi (Bài ca vui chơi) và những bài vè cho thiếu nhi. [86, tr.41].
    Ngoài ra, còn có một định nghĩa tương đối dài về đồng dao: “Đồng dao là những bài hát truyền miệng trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vẫn là những sáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu của loại hình này một số sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát có tên tác giả cũng được nhà nghiên cứu gọi là đồng dao” [172, tr.5]. Trong phần tuyển tác phẩm gọi là đồng dao, tập thể tác giả công trình biên soạn này sưu tầm một số lượng lớn, rộng rãi tác phẩm ở nhiều thể loại: vè, cao dao, những lời sầm truyền, sầm kỳ và một số tác phẩm thơ có tên tác giả.
    Tóm lại, xung quanh khái niệm đồng dao có rất nhiều ý kiến khác nhau, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất quan điểm. Tựu trung có thể phân loại ý kiến của các nhà folklore học như sau:
    1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đồng dao là những tác phẩm văn học dân gian, không thuộc vào một thể loại cụ thể nào được trẻ em truyền miệng.
    2. Một số nhà nghiên cứu xác định “Đồng dao là ca dao nhi đồng” chúng bao gồm những lời hát dân gian thuộc một số thể loại Văn học dân gian nhất định và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo và diễn xướng.
    3. Một số ý kiến khác lại quan niệm đồng dao là những bài hát truyền miệng trẻ em thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm cả tác phẩm văn học dân gian và tác phẩm văn học viết hiện đại mang phong cách đồng dao.
    Theo chúng tôi, đồng dao không thuộc vào một thể loại Văn học dân gian cụ thể nào, chúng là tác phẩm thơ ca dân gian được trẻ em truyền miệng.
    Khái niệm đồng dao, Hoàng Tiến Tựu trong Văn học dân gian Việt Nam (tập 2) cho rằng: Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Đồng dao có thể bắt nguồn từ các hình thức thơ ca dân gian của người lớn và được người lớn sáng tác riêng cho trẻ em hoặc do chính các em sáng tác và lưu truyền. Dù ở thể loại nào, đồng dao về nội dung và hình thức nghệ thuật phải phù hợp với thế giới quan, tâm sinh lý và trình độ nhận thức của trẻ em; Đặc biệt phải do các em trực tiếp lưu truyền diễn xướng. Đồng dao là một thuật ngữ mang tính “chủng loại” [97, tr.140] là một tập hợp tác phẩm từ một số thể loại thơ ca dân gian khác nhau.
1.2.2. Đặc điểm đồng dao
    Đặc điểm ca hát của ngôn ngữ đồng dao
    Đặc điểm ca hát của ngôn ngữ đồng dao nói lên tính chất âm nhạc trong ngôn ngữ đồng dao. Âm nhạc trong ngôn ngữ đồng dao tồn tại như một hiện tượng có tính chất tự nhiên nguyên thuỷ của thơ ca nói chung, nằm trong mối quan hệ giữa thơ ca và âm nhạc. Theo Bùi Công Hùng “Giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ âm nhạc có những nét tương đồng, nhưng lại có nhiều nét khác biệt. Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ âm nhạc đều có sự hoà âm, có cách quãng giữa các nhịp, có sự phân bố dài ngắn của các âm”. Nhưng “trong ngôn ngữ thơ cách quãng không xác định rõ ràng như trong âm nhạc… sự phân bố dài ngắn của các âm trong từ không có sự chính xác cố định… Sự phân bố độ dài ngắn của âm trong âm nhạc được xác định thời gian cố định trong các nốt nhạc”        [47,tr.68-69] căn cứ vào lời phát biểu trên chúng ta thấy rằng quan hệ giữa thơ ca và âm nhạc được dựa trên hai đặc điểm ca bản: một là sự hoà am, hai là tiết tấu. Hai đặc điểm ấy biểu hiện trong thơ trên ba bình diện: sự cân đối, sự trầm bỏng và sự trùng điệp. Sở dĩ thơ ca mang tính nhạc là do các thành phần ngữ âm cần tạo nên âm tiết Hồng Việt tham gia vào việc tổ chức nên ngôn ngữ thơ có chứa những phẩm chất, thuộc tính âm nhạc tương tự như các nốt nhạc trong câu nhạc.
    Trở lại với ngôn ngữ đồng dao, chúng ta thấy rằng, đồng dao chưa đạt đến nghệ thuật của ngôn ngữ thơ đích thực mà chỉ dừng lại ở lời nói vần, một hình thức sáng tạo ngôn ngữ theo kiểu sắp vần bẻ chữ, một lời diễn đạt tư tưởng của lời nói có vần có điệu nhưng lại thể hiện tính nhạc rất cao. Các phẩm chất âm nhạc trong ngô ngữ đồng dao được bộc lộ qua mấy điểm sau:
    Thứ nhất, xét về một vần thơ, vần chính giữ vai trò thống trị trong hệ thống vần thơ đồng dao. Vần thông tương đối ít và vần ép rất hữu hạn (vần chính 84,95%, vần thông 13,51%, vần ép 1,53%). Điều đó nói lên khả năng hoà âm để tạo nên tính nhạc trong ngôn ngữ đồng dao là tương đối cao.
    Thứ hai, sự xuất hiện cả vần bằng vần trắc ở cả giữa dòng thơ và cuối dòng thơ đã tạo ra sự luôn phiên bằng trắc tương đối nhịp nhàng làm nên tính chất trầm bổng cho nhạc thơ.
    Thứ ba, cách ngắt nhịp trong đồng dao tương đối linh hoạt và đa dạng. Đồng dao bao gồm sự tập hợp của nhiều thể thơ khác nhau hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ, lục bát … thể hỗn hợp. Tính đa dạng phong phú về vần, nhịp trong thơ là cả số để tạo ra những mức độ khác nhau cho phẩm chất âm nhạc.
    Chúng ta có thể xem xét tính ca hát là một đặc trưng của ngôn ngữ đồng dao thuộc về chức năng diễn xướng của một bộ phận thơ ca dân gian này. Người ta dùng thuật ngữ “bài hát đồng dao” để gọi tên cho đơn vị tác phẩm văn học dân gian này; và gọi “nét đồng dao” để biểu thị chức năng diễn xướng của nó. Như vậy, tính chất âm nhạc trở thành nghiễm nhiên tồn tại trong ngôn ngữ đồng dao. “Hát đồng dao, một thể loại của văn học dân gian rất được ít chú ý. Trong môi trường sinh hoạt, mỗi bài đồng dao là một thể kết hợp hài hoà - văn nghệ dân gian. Thông thường nó gồm ba yếu tố: Trò chơi - lời ca vần vè - làn điệu âm nhạc. Tuy có một số bài chỉ có 2 yếu tố, về lời ca và âm nhạc. Mỗi yếu tố hợp thành đã đóng vai trò của một thành viên không thể cắt rời của thể kết hợp đó” [172, tr.696]. Tuy hiên, âm nhạc trong đồng dao không phải là thứ âm nhạc chính thống, chúng chỉ là những âm thanh có giai điệu, tiết tấu rất thô sơ, giản dị. Tổ chức ca hát của đồng dao nhằm đáp ứng chức năng phục vụ những cuộc vui chơi ca hát của bọn trẻ. Các em diễn xướng đồng dao trong những lúc rảnh rỗi và không chỉ có diễn xướng cá nhân mà còn cả diễn xướng tập thể. Vì vậy, các em có thể ngâm nga kéo dài lời thơ đồng dao bằng cách chân xem các nốt nhạc tự tạo. Nhiều giọng nhiều bè cũng cất lên lúc trầm, lúc bổng hoà vào nhau ngân nga vang vọng. Ở những lời đồng dao gắn với trò chơi dân gian, tính chất của ca hát càng thể hiện rõ. Để lời thơ bắt kịp với hành động cần phải có khoảng trống trong phần lời và để trò chơi được sinh động các em lấp chỗ trống bằng phần nhạc điệu, tạo nên câu hét liền mạch hấp dẫn. Trong trò chơi “Lộn cầu vồng” lời thơ như sau:
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có cậu mười ba
Hai chị em ta
Đưa nhau ra lộn cầu vồng.
    Hai em từng đôi một vừa hát vừa nắm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau, hai tay còn lại vung sang hai bên, mỗi tiếng cất lên một lần. Đến tiếng cuối cùng của bài ca cả hai cùng nắm tay dơ cao và chui qua. Lời hát và động tác vung tay, lộn đầu nhờ có sự hỗ trợ của nhịp điệu nên ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng đều đặn. Lời ca văn vẻ cùng với làn điệu âm nhạc đã tạo ra tính hấp dẫn và cuốn hút các em trong quá trình tham gia trò chơi.
    Đặc điểm kể của ngôn ngữ đồng dao
    Kể trong đồng dao vừa đóng vai trò là phương thức tái hiện hiện thực đời sống, đồng thời vừa là hình thức diễn xướng của một loại hình tác phẩm văn học.
    Ở phương diện thứ nhất, kể được coi là đặc trưng nổi bật của cơ bản các tác phẩm tự sự “Là sự thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả bằng con đường tái diện một cách khách quan các hiện tượng đời sống” [29, tr.254] thông qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người. Trần thuật là phương tiện cơ bản của phương thức này. Nó được thực hiện thông qua vai trò người kể chuyện. Về hình thức kể, người kể có thể là một nhân vật thuộc ngôi thứ ba nhằm kể lại nội dung sự việc một cách khách quan. Nhân vật này có thể đưa ra lời thuật mà không xuất đầu lộ diện trong tác phẩm, có thể thông qua lời dẫn chuyện. Trong đồng dao, hình thức kể này thường thể hiện qua các bài Vè kể chim, kể cá, kể hoa, kể quả … Lời mở đầu phổ biến là: Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè rái rau/ Cái hoa/ Chim chóc … Hoặc ve vẻ vè ve, Lẳng lặng mà nghe/ Ta vè con kiến … hoặc không thông qua lời dẫn mà đi ngay vào nội dung:
Ông bô mà lấy bà bô
Đẻ ra con diếc, con rô, con chày …
Cũng là thể trần thuật được thực hiện theo ngôi thứ nhất do một nhân vật trong tác phẩm đảm nhận.
Trời mưa, trời gió
Vác đó đi đơm
Trở về ăn cơm
Trở ra mất đó
Tổ cha con chó
Trộm đó của tao
Tao vào tận ngõ
Lấy đó đeo về …
Một số bài đồng dao kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có cốt truyện, có diễn biến hành động, sự việc: Thằng bờm có cái quạt mo; Lẳng lặng mà nghe, cái vè thằng nhác …
Phần lớn tác phẩm đồng dao có nội dung kể không tạo thành một cốt truyện cụ thể mà chỉ có cốt có điệu. Các sự vật, sự việc ấy có thể nằm trong một trật tự hệ thống thuộc về một mảng hiện thực cuộc sống như các bài vè kể chim, kể quả, kể hoa … Nhưng cũng có bài đồng dao nội dung sự kiện đứt lỗi, ngắt quãng, chắp vá.
Mèo già ăn trộm
Mèo ốm phải đòn
Mèo con phải vạ
Con quạ đứt đuôi
Con ruồi đứt cánh
Đòn gánh có mấu…
Ở những bài vè này hình thức là kể nhưng tính chốt lại là miêu tả. Tác giả thể hiện sự quan sát sự vật hiện tượng để nêu lên tính chất đặc điểm của chúng. Như vậy, thực chất lời thơ của những tác phẩm đồng dao vừa mang tính chất kể, vừa mang tính chất tả, kể chuyện kết hợp với miêu tả.
Khảo sát 567 lời thơ đồng dao, chúng tôi nhận thấy rằng, lời kể chuyện trong đồng dao chủ yếu thuộc về phương thức kể chuyện tự sự, nhưng là tác phẩm tự sự bằng hình thức thơ ca. Tuy nổi bật lên bình diện thứ nhất của tác phẩm đồng dao kể chuyện tự sự này là những sự kiện, tình tiết, hành động của nhân vật. Song chúng không được thể hiện, trình bày trong một nội dung cốt truyện cụ thể. Nếu ở một số ít bài đồng dao có cốt truyện thì so với cốt truyện của các thể loại tự sự đích thực khác như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn … chúng cũng khác xa nhau về mặt chức năng tư tưởng, nghệ thuật. Trong ca dao, cùng tồn tại hình thức kể chuyện nhưng là lời kể chuyện trữ tình, thậm chí ở những tác phẩm ca dao này cũng có cốt truyện nhưng cốt truyện chỉ đóng vai trò là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc lộc nỗi niềm, gửi gắm tâm tư tình cảm.
Ở phương diện thứ hai, kể được coi là hình thức biểu diễn nhằm thực hiện chức năng diễn xướng đồng dao. Kể trong trường hợp này là hành động “Đọc văn vần thuộc lòng bằng giọng ngân nga cho mọi người nghe” [149,  tr.485]. Diễn xướng đồng dao bao gồm hai yếu tố gắn kết với nhau trong một chính thể thống nhất. “Diễn” được hiểu là cách thức chơi, còn “xướng” tức là “Xướng ca” (hát nói) hoặc “xướng ngôn” (đọc) theo kiểu nói lỗi. Ví như vào đêm trăng sáng, trên bãi cỏ hay dọc triền đê vùng thôn quê, trẻ em tụ tập nhau lại cùng nô đùa chạy nhảy, cầm tay nhau dàn hàng ngang vừa đi vừa cất cao giọng:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lậy mợ..
    Trên thực tế, thật khó khăn mà phân biệt được bài nào thì xướng ca, bài nào thì xướng ngôn hay lúc nào trẻ hát lúc nào trẻ đọc.
Tính chất hát – kể ở đồng dao hoà lẫn trong nhau. Trong cuộc chơi trẻ vừa diễn vừa hát, vừa kể vừa đọc một cành say sưa hồn nhiên. Chính tính chất hát kể của đồng dao nói lên đặc trưng tự sự của đồng dao thông qua hình thức ca hát.
1.2.3. Phân loại đồng dao
    Bất kỳ sự phân loại nào cũng nhằm mục đích chia tách đối tượng ra thành từng kiểu, dạng để có điều kiện nghiên cứu phân tích sâu hơn. Tuy nhiên, với đồng dao, việc phân loại không phải bao giờ cũng thống nhất và không giống với cách phân loại của bất kỳ thể loại văn học dân gian độc lập riêng biệt nên nó không tập trung phản ánh một tư tưởng nhất định nào cả. Tuỳ theo quan niệm của mỗi nhà nghiên cứu về sự mở rộng hay bó hẹp giới hạn của đồng dao mà phân ra các bộ phận khác nhau. Thứ hai, đồng dao với chức năng chủ yếu là để “Trẻ em hát, trẻ con chơi” nên nó được sáng tạo theo kiểu âm vang tự nhiên của tâm hồn, tình cảm, gặp đâu nói đó, thuận miệng thuận tai là được. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường khó khăn trong việc phân loại đồng dao. Đã từng tồn tại nhiều cách phân loại đồng dao khác, tiêu chí phân loại này cũng không giống nhau.
Nguyên Văn Vĩnh căn cứ vào chức năng “trẻ con hát, trẻ con chơi” nên chia đồng dao là ba mục:
    1. Trước hết là những câu vừa hát vừa chơi
    2. Sau là đến những câu hát không phải có cuộc chơi
    3. Thứ ba nữa là đến những câu ru trẻ ngủ [172, tr.662].
Tác giả phân loại theo cách này chủ yếu dựa vào hình thức diễn xướng khi trẻ lưu truyền đồng dao. Nó có ưu điểm bao hàm hết thảy mọi tác phẩm của đồng dao, các mục không bị chồng chéo.
Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam phân đồng dao thành các bộ phận sau:
1. Bộ phận đồng dao gần với công việc trẻ em phải đảm nhiệm hàng ngày, như việc chăn trâu bò, việc giữ em.
2. Bộ phận đồng dao gần với các trò chơi của trẻ em.
3. Bộ phận đồng dao gắn với nhu cầu hiểu biết, học hỏi mở mang trí tuệ
4. Sầm truyền, sầm kỳ do trẻ em hát [155, tr.144].
Cách phân loại này tuy không chồng chéo giữa các bộ phận nhưng lại không triệt để. Tại sao xuất hiện các bộ phận đồng dao gắn với công việc trẻ em lại phải đảm nhiệm mà bỏ qua bộ phận đồng dao hát vui chơi.
    Tập thể soạn giả cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt [172, tr.6] đã sắp xếp đồng dao thành 3 mục lớn.
    A. Đồng dao (xếp theo chủ đề)
        - Thế giới quanh ta và cuộc sống.
        - Quan hệ gia đình xã hội
        - Châm biếm hài ước
        - Lao động.
    B. Đồng dao – chị ru em.
    C. Đồng dao – Hát vui chơi [155, tr.144]
Với cách phân loại này thì chúng tôi thấy thuận tiện cho công việc biên soạn hơn là công việc phân tích nghiên cứu.
    Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi phân chia đồng dao thành các bộ phận sau:
    Căn cứ vào chức năng diễn xuất có thể phần đồng dao thành hai bộ phận:
        1. Bộ phận đồng dao gắn với trò chơi
        2. Bộ phận đồng dao không gắn với trò chơi
Căn cứ vào nội dung phản ánh có thể phân đồng dao thành các bộ phận:
    1. Những bài hát vui chơi
    2. Những bài hát có tính học hỏi hiểu biết, mở mang trí tuệ.
    3. Những bài hát gắn kết với công việc trẻ.
1.2.4. Diễn xướng đồng dao
    Quá trình diễn xướng của văn học dân gian bao gồm bốn khâu: Tác phẩm, diễn xướng, thưởng thức và hiệu quả nghệ thuật, trong đó diễn xướng là cầu nối trung gian đưa sáng tác đến người thường thức tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm [166, tr.24]. Diễn xướng là biểu hiện sự tồn tại của văn nghệ dân gian trong đó có đồng dao.
    Đồng dao chỉ dành cho trẻ em hát. Trẻ em trở thành chủ thể đích thực trong quá trình diễn xướng đồng dao. Người lớn nếu tham gia vào hát đồng dao cũng chỉ với mục đích làm mẫu cho trẻ em hát và chơi. Có hai hình thức diễn xướng đồng dao, hoặc là diễn xưởng cá nhân, hoặc là diễn xướng tập thể, song với các em thường là diễn xướng tập thể. Về phương thức diễn xướng bao gồm hát đồng dao và hát đồng dao kèm theo trò chơi. Tuy nhiên, cách tổ chức diễn xướng đồng dao rất đơn giản, ngẫu hứng không tuân thủ theo các qui tắc và định kỳ như sinh hoạt dân ca trữ tình. Hát đồng dao nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi, nô đùa của trẻ. Riêng về đồng dao có trò chơi, mỗi trò chới đều có cách thức chơi riêng. Có thể nói tới ba hoàn cảnh tiêu biểu cho diễn xướng đồng dao: Diễn xướng trong sinh hoạt gia đình, diễn xướng trong môi trường lao động và diễn xướng trong môi trường tự nhiên.
    Diễn xướng trong sinh hoạt gia đình:
     Hình thức diễn ướng này thường được áp dụng cho các bài đồng dao chị hát ru em, hát vui chơi và một số trò chơi kèm lời hát đơn giản, yêu cầu người chơi ít. Song có lẽ chị hát ru em là bộ phận đồng dao tiêu biểu của hình thức diễn xướng đồng dao trong gia đình. Chị có thể hát những bài hát ru để dỗ em ngu hoặc hát những bài ca vui chơi đùa với em hay dạy em tập nói như con cua tám cảng hai càng, con vỏi con voi… Khi trông em, anh chị có thể bầy trò chơi và cùng hát, cùng chơi với em như: kéo cưa lừa xẻ, Nu na nu nống. Diễn xướng trong gia đình vừa là đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí cho trẻ, đồng thời còn là hình thức xây dựng văn hoá gia đình, bảo lưu và phát huy những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống.
    Diễn xướng trong môi trường lao động:
    Trẻ em không phải là nhân lực lao động chính của gia đình, tuy nhiên ở nông thôn Việt Nam, phần lớn trẻ em vẫn phải tham gia lao động cùng với người lớn. Công việc chủ yếu của các em là chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp bố mẹ trong công việc đồng áng. Ở lứa tuổi này nhu cầu vui chơi ca hát thuộc về bản chất tâm lý, đặc điểm thẩm mỹ của tuổi thơ, vì vậy trong lao động các em vẫn thường diễn xướng đồng dao. Tiêu biểu cho bộ phận đồng dao diễn xướng trong môi trường lao động là những bài ca gọi trâu, gọi nghé. Đây là lời hát của trò chơi mô phỏng tiếng nghé của những trẻ mục đồng, Tốp này kể lể, khoe khoang về sự chăm sóc ân cần con me của mình, tốp kia cùng đáp lại như thế. Lời bài ca thể hiện tình cảm ưu ái, thân thương của người chủ với con vật của mình chăm sóc nuôi dưỡng. Ngoài ra do bản tính vui đùa nghịch ngợm của bọn trẻ. Chúng còn bày ra trò giục trâu báng (húc nhau), giục bò báng chắc (húc nhau). Để cổ vũ cho trò chơi này trẻ hát lên những bài ca khích khí nhau, thể hiện sự hiếu thắng của hai phía.


    Diễn xướng trong môi trường tự nhiên
    Đây là môi trường diễn xướng tiêu biểu cho sinh hoạt diễn xướng đồng dao của trẻ. Chính tại môi trường này năng lực vui chơi ca hát của các em mới được bộc lộc và thoả mãn một cách tối ưu. Thời gian và địa điểm lý tưởng nhất để trẻ thực hành sinh hoạt đồng dao thường vào những đêm sáng mùa hạ hay những ngày nông nhàn rảnh rỗ, bọn trẻ từ các xóm quay quần nhau lại trên các bài đất trông, trong ngõ phó đường làng, bên sân đình, bờ ao và cũng vui chơi ca hát, bày trò với nhau. Tốp này có thể ngồi nhụm vào nhau, tốp kia có thể giàn hàng ngang vừa đi vừa hát vang những bài đồng dao vô cùng thích thú. Một số em khác lại tập hợp thành từng nhóm nhỏ từ hai, ba em đến chín, mười em và chơi trò: Ô ăn quan, Chồng nụ trồng hoa, Chi chi chành chành, Rồng gắn lên mây. Chúng vừa chơi vừa hát say sưa hồn nhiên quên cả thời gian, quên cả mệt nhọc. Chơi chắc trò này các em lại bày trò khác, hết hát lại chơi, hết chơi đến hát. Chính trong khung cảnh này trẻ em đã tạo một ban hợp xướng thể hiện giá trị của văn hóa cộng đồng và tạo ra một không khí dân gian, một thứ phong tục tập quán trong thế giới vui chơi của thiếu niên nhi đồng. Riêng đồng dao kèm với trò chơi là bộ phận thể hiện những đặc điểm có tính chất đặc trưng của diễn xướng đồng dao. Sau đây chúng tôi đi vào tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến hệ thống diễn xướng đồng dao qua các trò chơi có sự đóng góp của lời hát đồng dao.
    Trò chơi là một hoạt động mang tính nhân văn, văn hoá - xã hội của loài người. Hai yếu tố trò và chơi quan hệ với nhau, ấn định nhau, muốn chơi phải có trò, trò muốn thực hiện được phải không qua chơi. Cụm từ Trò chơi bao gồm cả đồ chơi, trò đề chơi, cũng thử hỏi, luật chơi. Đặc biệt là đối với một số trò chơi dân gian còn có vai trò của lời hát, với trò chơi dân gian dành cho trẻ chính là các bài đồng dao. Trong khuôn khổ và mục đích của luận văn, chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu phần lời trong các trò nhỉ, dân gian trẻ em, Qua đó không thấy được vai trò tác dụng của đồng dao đối với trò chơi dân gian trẻ em.
CHƯƠNG 2.
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO

2.1.Khái niệm về thế giới nghệ thuật
2.2.Thế giới nghệ thuật đồng dao
2.2.1.Thế giới hình ảnh
2.2.1.1.Thế giới thiên nhiên trong đồng dao
2.2.1.2. Thế giới con người trong đồng dao
2.2.1.3. Thế giới loài vật trong đồng dao
2.2.2. Thể thơ
    Vấn đề của thể loại.
    Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Như vậy, đồng dao nghiễm nhiên là nhưng tác phẩm văn học dân gian thuộc về hình thứcc thơ ca. Tuy nhiên đi sâu vào xem xét bản chất đặc trưng đồng dao, vấn đề không hề đơn giản như vậy.
    Đồng dao là những tác phẩm văn học dân gian không thuộc về thể loại cụ thể. Nó mang tính “chủng loại” bao gồm những tập hợp sáng tác có mặt ở ca dao, vè, hát ru nhưng lại không hoàn toàn nằm trong những đặc trưng của các thể loại văn học dân gian này. Đó cũng là một lý do để những sáng tác này trở thành một điệu hát riêng của đồng dao.
    Xét về mặt Hán tình sử, đồng dao có những tác phẩm ra đời rất sớm, là  những mầm mống đầu tiên của loại hình Văn học nghệ thuật, thậm chí người ta chưa xác định được rõ là văn xuôi hay văn vần.
    Nếu căn cứ vào điều kiện, nguyên tắc, cơ sở phân loại tác phẩm văn học một cách chặt chẽ thì đồng dao chưa đáp ứng được một cách triệt để. Rất nhiều bài đồng dao khó có thể gọi là thơ, bởi nó chỉ biểu hiện của lời nói vần theo kiểu sắp vần bẻ chữ. Phải chăng vì thế nên nhiều nhà nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu thể thơ trong ca dao đã hạ thấp những câu thuộc đồng dao xuống một bậc, quan niệm nó là một hiện tượng có tính chất ngoại lệ, và có phần xem nhẹ bộ phận thơ ca dân gian này. Hoàng Tiến Tựu cho rằng “Phần lớn những bài đồng dao, những bài ca khấn nguyện, những câu hát bông đùa bâng quơ… câu từ còn có trình độ thấp, rất tự nhiên ngộ nghĩnh, nhiều khi có tính chất tản mạn” [155, tr.177]. Đinh Xuân Khánh, Chu Xuân Diên đánh giá trên khi khẳng định “Những câu hát bâng quơ… hình thành trên một cơ sở những câu từ ngẫu nhiên, tản mạn, không thể hiện một tế tài, chủ đề nhất định nào” và đưa ra dẫn chứng minh hoạ bằng bài hát “Cái sào mặc em tao …” [52,tr.484]. Điều đó cho thấy việc “khuôn” các hình thức câu chữ của đồng dao vào một số tổ chức nhất định, biểu thị một thể thơ cố định không phải dễ dàng và phổ biến. Tuy nhiên qua việc khảo sát 567 bài thơ đồng dao rút ra từ cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt chúng tôi có nhận xét rằng:
    - Đồng dao là một bộ phận văn học dân gian thuộc hình thức thơ ca cổ truyền Việt Nam.
    - Không phải “phần lớn” những bài đồng dao “không biểu hiện một hình thức thơ cụ thể nào” mà đa số chúng đều thuộc vào một thể thơ nhất định.
    - Có một bộ phận đồng dao thuộc hình thức trung gian, gây ra sự khó khăn trong việc phân định thể thơ.
    Vì vậy, việc hình thành nghiên cứu khảo sát các thể thơ trong đồng dao là việc là khả dĩ và thiết thực.
    Các thể thơ trong đồng dao
    Có nhiều cách phân định.
    Căn cứ vào số lượng câu thơ trong bài thơ phân thành: thớ tứ tuyệt, thơ thất cú, thơ thiên trường.
    Căn cứ vào việc tuân thủ hay không tuân thủ những quy định chặt chẽ về niệm luật trong thơ phân ra luật thơ và thơ cổ phong.
    Căn cứ vào số hàng trong câu thơ có thể nói đến thơ ngụ ngôn, thơ thất ngôn, thơ song thất lục bát, thơ tám chữ …
    Chúng tôi chọn cách phân biệt thể thơ theo tiêu chí thứ ba.
2.2.2.1. Thể thơ 4 chữ.
    Quá trình vận động của thơ bốn chữ.
    Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thể thơ bốn chữ, phổ biến trong ca dao vè, tục ngữ, nói lối… còn thơ ngày nay thì ít dùng. Điều đó cho thấy, đây là thể thơ xuất hiện khá sỡm. Một bộ phận đồng dao theo thể thơ này, căn cứ vào “bằng chứng kinh tế và bằng chứng ngôn ngữ” học giả Nguyễn Bách Khoa khẳng định, chúng ra đời trước thời kỳ bắc thuộc [56, tr.161-162]. Tác giả đưa ra dẫn chứng bài thứ nhất là một lời cầu nguyện về nông nghiệp Lạy trời mưa xuống, bài thứ hai kinh nghiệm thi văn Mồng một lưỡi trai bài thứ ba vè sơ sài về cuộc sống sinh hoạt của người dân Ông tiển ông tiên.
    Cao Huy Đỉnh thừa nhận “đi tìm dấu vết của thơ ca dân gian ở trong thời cổ còn là một việc khó khăn, thậm chí bế tắc… dân ca và văn vần truyền miệng đã ra đời rất sớm và ở thời đại đồ đồng chắc chắn nó đã phồn thịnh và phức tạp” [24, tr.82-88]. Còn theo Lê Chí Quế “ca dao, dân ca gần với nghi lễ, phong tục… ra đời sớm nhất, trong hệ thống dân ca này cổ nhất là những bài ca khấn nguyện … tồn tại dưới dạng đồng dao.
Lạy ông năng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho gia bắt rận
Cho tôi đi cấy.
    Bên cạnh những bài ca khấn nguyện là những bài hát cầu chúc vào dịp đầu xuân. Điển hình cho loại bài ca này là xéc lúa của người Việt – Mường”. [105, tr.217-218]. Tổng hợp các ý kiến trên chúng ta thấy rằng, đồng dao cỏo ra đời sớm nhất trong lịch sử thơ ca dân gian đều là những câu thơ bốn chữ. Hay nói cách khác thơ bốn chữ ở đồng dao có thể là thơ ra đời đầu tiên, cho các thể thơ ca dân gian người Việt.
    Vậy căn cứ vào đâu để xác định lai lịch, nguồn gốc của các lời đồng dao có bốn chữ. Theo chúng tôi cần phải xét các yếu tố sau:
    Thứ nhất: Căn cứ vào ngôn ngữ “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Mác). Với ý nghĩa và bản chất ban đầu của nó, ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng loài người với mục đích truyền đạt thông tin. Đặc điểm thanh điệu trong ngôn ngữ Tiếng Việt, lời ăn tiếng nói của nhân dân ta luôn mang những âm hưởng, tiết tấu nhịp nhàng, vần điệu, dần dân lời nói vần ấy được ổn định, được chau chuốt về hình thức, được dùng trong khi chúc tụng, chào hỏi, khuyên bảo, cầu khấn và trở thành lời nói và con vần vè. Một biểu hiện của lời nói vần vè là tính chất khẩu ngữ của nó. Trong khẩu ngữ thông thường này nhờ có vần, có nhịp nên cấu trúc móc xích với câu sau nhịp nhàng, xuôi chiều để nói, để đọc và trở thành bài ca. “Xúc xắc xúc xẻ, nhà nào có đèn còn lửa, mở cửa cho chúng tôi vào” mang dáng dấp là câu nói xuôi hơn là một bài thơ nhưng nhờ có vần, có điệu nên nó thể ngắt ra từng vế nhịp nhàng và trở thành lối nói đồng dao cổ.
    Biểu hiện thứ hai về ngôn ngữ. Nguyễn Phan Cảnh cho rằng “Trong giai đoạn đầu cảu sự tiến hoá thi pháp Việt Nam  a) Tất cả các âm tiết không kể bằng hay trắc, đều tham gia vận động tạo vần, và b) Tất cả đều có vần có thể kiến tạo ở cuốn phát ngôn (Vần chân), vừa ở giao phát ngôn (vần lưng)          [4, tr.170]. Đặc điểm này tồn tại ở đồng dao.
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
    Thứ hai, căn cứ vào nội dung phản ánh. Văn học bắt nguồn từ lao động hay nói cách khác lao động đã làm nảy sinh ra âm nhạc. Thời điểm phát sinh của văn học dân gian gần liền với nguồn gốc của văn học nghệ thuật. Đặc biệt những hình thức của Văn học dân gian đầu tiên ra đời luôn gắn với môi trường lao động của những con người cổ đại, đồng thời là môi trường diễn xướng của tập thể nhân dân lao động. Với ý nghĩa ban đầu của nó, “Những bài ca lao động được tồn tại như một bộ phận của qúa trình lao động” [105,tr.228]. Trong các bài ca lao động này có sự kết hợp chặt chẽ giữa động tác, hành động của người cổ đại thể hiện nhịp điệu lao động với những cảm xúc rất tản mạn, chất phát, hồn nhiên mang tính tự phát mô tả lại trình tự của quá trình lao động.
Tay cầm cao dao
Làm cho dao sắc
Để mà dễ chặt
Chặt lấy củi cành
Chạy lên rừng xanh
Chạy quanh sườn núi…
    Một bộ phận đồng dao khác lại thể hiện quan hệ giữa cuộc sống con người với thiên nhiên vũ trụ ngay trong buổi đầu khai sáng của văn hoá của con người. Người cổ đại khi xưa sống giữa thiên nhiên hoang dã và thường có ý nghĩa ngây thơ khi đồng nhất bản thân mình với thiên nhiên, với cảnh vật tự nhiên trời đất, núi sống, cỏ cây hoa lá. Họ ngơ ngác trước thế giới kỳ vĩ mà lớn lao. Người ta tưởng tượng ra các vị thần sáng tạo ra thế giới này trên cơ sở đồng nhất các hành động lao động như cuộc sống của bản thân họ.
Nhất ông đếm cát
Nhì ông tát bể
Ba ông kể sao
Bốn ông đào sông
Năm ông xây …
Sáu ông trụ trời.
    Những bài ca khấn nguyện tồn tại dưới dạng đồng dao bốn chữ thể hiện lòng tin của con người vào những lực lượng thiên nhiên và cầu mong được sự che chở của các lực lượng ấy được xem là những bài ca cổ nhất của hệ thống ca dao phong tục nghi lễ [105, tr.217].
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy…
    Qua quá trình tìm hiểu về sự hình thành của thể thơ đồng dao từ lối nói vần vè mang tính khẩu ngữ, chúng ta thấy rằng hình thức thơ không phải ổn định số câu, chữ và có sự gắn bó chặt chẽ về nội dung ngay từ ban đầu mà có thể bắt nguồn từ lời thơ dài, ngắn khác nhau như phong cách tự nhiên của khẩu ngữ. Có thể bài ca lao động tồn tại trước hết như một lời văn xuôi với số câu chữ dài, ngắn khác nhau: Tay cầm con dao, làm cho dao sắc, để mà dễ cắt, để mà dễ chặt… Dần dần cùng với sự phát triển của tư duy, sự hiểu biết của người cổ đại ngày càng trở lên giầu có, sự tiến triển của ngôn ngữ cảm xúc gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội, của lao động sản xuất, từ những bài đồng dao bốn chữ (hoặc hai chữ) ở dạng cổ ban đầu ấy, về sau rất nhiều bài đồng dao bốn chữ ra đời phân thành nhiều xu hướng khác nhau, nhằm phản ánh những mảng hiện thực khác nhau của đời sống con người. Có lẽ ở giai đoạn này đồng dao bốn chư phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu nhất, phản ánh một cách đa dạng và phong phú cuộc sống sinh hoạt của người lao động.
    Nếu ở giai đoạn trước đồng dao thuộc thể bốn chữ chủ yếu làm nhiệm vụ mô tả lại quá trình lao động một cách trung thực, biểu hiện cuộc sống hoang dã của con người trong thế giới tự nhiên hoang sơ, gần với các hình tượng vũ trụ, thiên nhiên đến giai đoạn này nó đã tự bỏ bớt các chức năng lao động nhường chỗ cho chức năng giao lưu tình cảm, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày càng cao của xã hội loài người. Đồng dao bốn chữ có sự phát triển về mọi phía kể cả nội dung và hình thức.
    Một bộ phận đồng dao gắn liền với sự học hỏi, mở mang hiểu biết, đến giai đoạn này người ta hướng tầm nhận thức vào những hiện tượng gần gũi với cuộc sống xung quanh mang ý nghĩa thiết thực hơn. Có lẽ lúc này tư duy thần thoại bị phá vỡ nhường chỗ cho tư duy duy lý logic khoa học. Trước tiên là sự giải thích cắt nghĩa về những sự vật, hiện tượng đơn giản thô sơ, lời diễn giải, cũng rất mộc mạc, tự nhiên, kiểu như: Con vỏi con voi, cái vòi đi trước, hai chân trước đi trước, hai chân sau đi sau, còn cái đuôi đi sau nốt, tôi xin kể nốt, cái chuyện con voi hoặc Cái rá vo gạo, cái gáo múc nước, cái lược chải đầu… Sau là những bài kể về chim, kể hoa, kể quả với nội dung phong phú hơn, vẫn tương đối hoàn chỉnh và đi vào quy luật.
Ve vẻ vè ve
Bất vè con cá
Mo làng phải dạ
Là con cá cơm
Không ướp mà thơm
Là con cá ngót
Liệng bay san sát
Là con cá chim
Hụt cẳng chết chìm
Là con cá đuối …
    Rõ ràng, ở bài vè kể vật này trình độ nhận thức của con người đã có sự tiến bộ vượt bậc. Người ta có sự quan sát rất tinh tế và đưa ra lời nhận xét sắc sảo, trình độ ngôn ngữ được nâng cao. Người ta biết sử dụng từ đồng nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa và dùng xen cả từ Hán Việt tạo ra sắc thái ngữ nghĩa khác nhau trong một nội dung biểu đạt, thậm chí có phần hóm hỉnh, hài ước nữa.
    Một bộ phận khác coi đồng dao gắn liền với các trò chơi, từ trò chơi vận động đến trò chơi khéo léo, trò chơi trí tuệ. Lúc này vui chơi giải trí gắn liền với nhu cầu trình diễn nghệ thuật để tự biểu hiện mình trở thành một hình thức sinh hoạt phổ biến, rộng khắp. Kéo cưa lừa xẻ, Dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, Chồng nụ trồng hoa, Bịt mắt bắt dê…
    Dần dần nhu cầu thể hiện tình cảm của con người càng lớn, người ta càng muốn các hành động, động tác trong lao động thông qua các quá trình trong lao động để giãi bầy tâm sự, gửi gắm tình cảm, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ của bản thân mình trong đó. Những bài vè giữ trâu, gọi nghé phần nào thấy được bên cạnh nhu cầu về đời sống vật chất, nhu cầu về đời sống tình cảm cũng được đặt ra.
Tùng dinh tùng dinh
Con đẹp con xinh
Như gà mới nở
Như hoa mới trổ
Như nghé sổ lồng
Như bưởi như bòng…
    Sự phát triển về đời sống kinh tế kéo theo sự phát triển về nhận thức xã hội và nhu cầu lý giải, phản ánh về hiện thực xã hội ấy. Người ta phát hiện ra hàng loạt những mâu thuẫn trong các quan hệ khác nhau của xã hội loài người. Đồng dao bốn chữ phát triển nhanh chóng phản ánh hiện thực nhiều mặt của cuộc sống hoặc là đấu tranh chống những thói hư tật xấu trong sinh hoạt của con người như lười nhác, gian dối hoặc trực tiếp phản ánh những áp bức bóc lột, thể hiện tinh thần đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, nội dung phản ánh hiện thực xã hội không phải là chức năng chủ yếu của đồng dao. Người ta có thể gửi gắm nội dung này thông qua sự diễn xướng đồng dao của trẻ hoặc trẻ mượn những lời thơ bốn chữ này để vui chơi, ca hát.
    Đến một lúc nào đó, sự phát triển vô cùng phong phú về đời sống tinh thần của con người khiến cho văn học nghệ thuật tách ra khỏi cuộc sống lao động sản xuất và trở thành một nhu cầu sáng tạo thẩm mỹ, thưởng thức nghệ thuật, văn học dân gian nảy sinh trong môi trường lao động nhưng không cần thiết phải nói về lao động mà trở thành phương tiện phản ánh cuộc sống nhiều mặt của người lao động. Lúc này đồng dao với thể bốn chữ chắc gọn, dứt khoát phù hợp với việc miêu tả các động tác, hoạt động không thể diễn tả hết được những tình cảm, tâm tư tinh vi, tinh tế của con người. Như vậy, sự phát triển về nội dung phản ánh đòi hòi sự thay đổi về hình thức diễn đạt, người ta đi đến sự mày mò tìm kiếm một hình thức thơ ca mới, đủ để thoả mãn nhu cầu phản ánh tình cảm. Có thể xem đây là thời kỳ quá độ từ thể thơ bốn chữ… tiến lên thể thơ lục bát và song thất lục bát. Những bài đồng dao này, có sự hỗn hợp trong thể thơ, có thể vần thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ và xen cả lục bát… rất phức tạp và đa dạng:
Ve vẻ vè ve
Nghe vè nói ngược
Con chim mần tổ dưới nước
Con cá mần tổ trên cây
Thằng chết dắt trâu đi cày
Thằng sống chôn mày dưới lỗ
Thuyền ông đi bộ
Ngựa lội dưới sông
Một bày cá nhám, lên đồng kiếm ăn.
    Ở đây ta thấy bắt đầu có sự manh nha của hiện tượng vần lưng trong thơ lục bát (sông/ đồng)
    Hoặc:     Tôi ngồi tôi gửi nỗi buồn
            Với bầu với bạn
            Mua vạn bán nghìn
            Tôi mua cái vè nói ngược
            Bà già dung dẻ đi chơi
            Trẻ em lọm khọm lo ngồi đấm lưng
    Đến đây thì thể 6/8 đã được định hình, nó hoàn chỉnh có vế câu chữ lẫn vần nhịp, thanh điệu bằng trắc.
    Như vậy, quá trình vận động của thơ bốn chữ trong đồng dao được thể hiện qua các chặng sau đây:
    - Trước hết là lời nói vần mang tính chất khẩu ngữ kèm theo vần nhịp, đó là những dạng thô sơ, cổ nhất của đồng dao bốn chữ.
    - Tiếp theo là sự phát triển vượt bậc của thể thơ này về cả nội dung và hình thức, khẳng định sự ổn định của thể thơ bốn chữ trong đồng dao.
    - Sau cùng là sự phá vỡ mô hình cấu trúc của nó để tìm đến một hình thức thơ ca cao hơn, mới hơn phù hợp với nội dung biểu hiện.
    Nói như vậy không có nghĩa đồng dao bốn chữ đã hoàn toàn tuyệt chủng, mà nó vẫn được các nhà thơ sử dụng tuy rằng ở mức độ thấp hơn, thưa thớt hơn.
    Các dạng đồng dao bốn chữ:
    Khảo sát 567 đơn vị tác phẩm đồng dao trong cuốn Đồng dao về trò chơi trẻ em người Việt, căn cứ vào cách phân loại đề cập ở các phần trên, chúng tôi nhận thấy rằng:
    - Đồng dao 4 chữ chiếm số lượng lớn nhất: 252/567 bài.
    - Trong 252 bài đồng dao 4 chữ lại có kiểu đồng dao bốn chữ thuần nhất và đồng dao 4 chữ không thuần nhất.
    Đồng dao bốn chữ thuần nhất (187/252)
    Đây là kiểu đồng dao, về mặt văn tự, chúng được ghi đúng với hình thức thơ bốn chữ. Kiểu này chiếm đa số trong tư liệu đồng dao bốn chữ của chúng tôi: 187/252 bài. Thơ bốn chữ được xem là “Thể thơ tự do, không niêm luật gò bó, chỉ cần bắt vần cho xuôi là được” [82,tr.78]. Tuy nhiên, xét các yếu tố vần, nhịp, thanh, đối … Trong đồng dao bốn chữ, chúng không phải không có quy luật.

    Vần:
    Vần trong lục bát đồng dao gieo tương đối linh hoạt. Đối với những bài đồng dao ngắn, số lượng đồng dao từ năm đến bảy dòng thường gieo vần lưng hoặc vần lưng đến vần chân.
    Vần lưng:         Học gì mà học
                Học chọc bát cơm
                Học đơm bát cháy
                Học cậy thủng nồi.
    Vần ở câu trước gieo vào tiếng thứ hai hoặc tiếng thứ ba câu sau, luôn phiên vần bằng trắc.
    Vần lưng xen vần chân:
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp.
    Ở đây vần lưng tiếp đến vần chân và luân phiên cả vần bằng lẫn vần trắc. Tuy nhiên, loại đồng dao bốn chữ vần bằng lẫn vần trắc gieo vần ở giữa câu và cuối câu như trường hợp nêu trên là không phổ biến. Phải chưang đây là hiện tượng bắt vần xưa nhất của thơ ca cổ như một số nhà nghiên cứu nhận định, nên chúng tồn tại với số lượng tương đối ít.
    Vần chân:
    Đối với những bài đồng dao dài không ngắt đoạn, vần được bố trí từng cặp liên tiếp nối đuôi nhau (vần chân) luôn phiên vần bằng đến vần trắc. Loại vần này phổ biến nhất ở những bài vè bốn chữ như Kể chim, kể cá, kể quả, hoa, các loại rau, các thứ bánh. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác cũng gieo vần chân.

Quặc quặc quạc quạc
Con vịt con vạc
Có thương em tao
Thì lội xuống ao
Bắt ba con ốc
Thì lội xuống rộc
Bắt năm con rô.
    Ngoài ra còn một số trường hợp bắt vần không tuân theo các quy luật nêu trên, thậm chí không vần.
O hòn, … ót họt
Cơm xôi cà nhuyễn
Mày đơm tao đơm
Bồi rồi bồi ràng
Một đứa cầm dùm
Mang đuôi mà chạy …
    Chúng tôi cho rằng, đây là những trường hợp “tự nhiên” của quá trình sáng tạo đồng dao nói chung. Không phải tất cả đồng dao đều nằm trong quy luật sáng tạo nghệ thuật có ý thức của tác giả dân gian, đặc biệt là những bài đồng dao mà tác giả của chúng ta là những em bé. Song loại này chiếm số lượng rất ít.
    Nhịp:
    Bên cạnh vần là nhịp, nhịp cùng với vần là hai yếu tố không thể thiếu làm nên đặc trưng đồng dao. Đồng dao bốn chữ có cách ngắt nhịp sau đây:
    Nhịp thơ: Đây là loại nhịp được ta ra do các yếu tố và đặc điểm thơ ca quy định. Chúng bao gồm các nguyên tắc:
        - Ngắt nhịp cuối dòng thơ: Ngắt nhịp cuối dòng thơ là hiển nhiên. Thông thường mỗi một dòng thơ ngắt thành một nhịp, không phụ thuộc vào nội dung, ý nghĩa của nó, cho dù câu thơ chưa trọn ý, phải cắt xuống dòng dưới.
Tiếng con chim ri /
Gọi dì gọi cậu /
Tiếng con sáu sậu /
Gọi cậu gọi cô /
Tiếng con cồ cồ /
Gọi cô gọi chú …
    Tuy nhiên, nếu ngắt nhịp cuối dòng trùng với đơn vị cú pháp - ngữ nghĩa và gặp vần chân thì sự ngừng nghỉ sẽ lâu hơn, đậm hơn.
Con chim se sẻ /
Nó ăn gạo tẻ /
Nó hót líu lo /
Nó ăn hạt ngô /
Nó kêu lép xép /
Nó ăn gạo nếp /
Nó ỉa ra sâu.
        - Ngắt nhịp trong dòng thơ: Phần lớn dòng thơ được ngắt ra nhiều nhịp, nhịp có thể dài, ngắn khác nhau. So với ngắt nhịp cuối dòng thơ, ngắt nhịp trong dòng thơ không xác định một cách chính xá vị trí của nó. Nhìn chung, chúng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
        Ngắt nhịp theo thể thơ: Thường thể thơ bốn chữ ngắt nhịp 2/2 hay còn gọi là nhịp phân đôi. Đối với đồng dao bốn chữ, phần lớn đều ngắt theo nhịp này. Đặc điểm của ngắt nhịp đôi ở đồng dao là tính chất nhanh gọn, chắc khoẻ phù hợp với các hành động đi, đứng, chạy nhảy của trẻ. Đặc biệt với bộ phận đồng dao gieo vần chân với vần lưng luôn phiên thanh điệu bằng trắc có tác dụng hỗ trợ cho việc ngắt nhịp 2/2, tạo sự nhịp nhàng, đều đặn ăn nhập với hành động diễn xướng đồng dao của trẻ.
Dung dăng / dung dẻ //
Dắt trẻ / đi chơi //
Đến cổng / nhà trời //
Lậy cậu / lạy mợ //
Cho chó / về quê //
Cho dê / đi học //
    Ngắt nhịp 2/2 còn tượng trưng cho nhịp hoả, nhịp thổ của trẻ em. Trẻ em vừa hát vừa chơi, vừa rèn luyện thể chất, phát triển thể lực.
        Ngắt nhịp ngữ nghĩa – ngữ pháp: Sự ngừng, nghỉ, ngắt nhịp trong dòng thơ phải có sự tương ứng với ngữ nghĩa của từ và cụm từ mà nó thể hiện nội dung, ý tứ. Nhìn chung, phần lớn cách ngắt nhịp 2/2 ở đồng dao bốn chữ đều trùng với ngắt nhịp theo ngữ nghĩa.
Trời mưa / lâm râm
Cây dâu / có trái
Con gái / có duyên
Đồng tiền / có lỗ
Bánh ổ / thì ngon
Tôm càng / thì béo.
    Song chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết đồng dao bốn chữ trong quá trình trẻ diễn xướng đều ngắt nhịp 2/2 bất kể vần đến ngữ nghĩa. Điều đó nói lên rằng, ngắt nhịp hai là đặc trưng của đồng dao. Ngắt nhịp hai tạo cơ sở cho trẻ diễn xướng đồng dao được nhịp nhàng, đều đặn. Mặt khác, đồng dao quan trọng đối với trẻ không phải vì nội dung ngữ nghĩa mà vì sự ăn nhịp của chúng với hành động vui chơi ca hát của trẻ.
        - Nhịp hành động: Như đã nói ở trên, đồng dao là một hình thức thơ ca nhưng thơ ca dân gian truyền thống, do vậy nó mang đặc trưng riêng biệt – chịu sự chi phối mạnh mẽ của phương thức biểu diễn. Nhịp thơ trong đồng dao phụ thuộc vào rất nhiều các hoạt động vui chơi ca hát của trẻ khi trẻ diễn xướng đồng dao.
    Nhịp 1/1:        Kéo / cưa / lừa / xẻ
                Ông / thợ / nào / khoẻ
                Về / ăn / cơm / vua
                Ông / thợ / nào / thua
                Về / bú / tí / mẹ.
    Tương ứng với một âm tiết là một nhịp nhằm biểu thị động tác kéo đi đẩy lại của hai đứa trẻ ngồi đối mặt và nắm lấy tay nhau. Tương tự như vậy, Nu na nu nống, Chồng lộng chồng cà … cũng là cách ngắt nhịp 1/1.
    Nhịp 2/2:
    Rất nhiều bài đồng dao được ngắt nhịp 2/2 tạo sự nhịp nhàng gieo lời hát và hành động đi, đứng, chạy, nhảy của trẻ như: Dung dăng dung dẻ, Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba… ở đây, nhịp hành động trùng với nhịp thể thơ. Điều đó giải thích tại sao phần lớn đồng dao bốn chữ đều ngắt nhịp 2/2.
    Bên cạnh những bài đồng dao kèm theo trò chơi, hầu hết những bài đồng dao chỉ để ca hát cũng ngắt nhịp 2/2. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng bộ phận đồng dao miêu tả hành động vui chơi ca hát của trẻ đều được thể hiện bằng thể thơ bốn chữ. Đây là thể thơ có hình thức vần, nhịp chắc khoẻ, nhanh gọn phù hợp với hoạt động, sinh hoạt của trẻ ưa thích sử dụng.
    Đồng dao bốn chữ không thuần nhất (65/252)
    Ở bộ phận đồng dao này sở dĩ không gọi thuần nhất bốn chữ bởi, không phải tất cả những câu thơ của bài đồng dao đều bốn chữ mà chúng có sai lệch nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xếp chúng vào kiểu đồng dao bốn chữ mà không xếp chúng vào thể đồng dao hỗn hợp là căn cứ vào những yếu tố trong văn bản.


    - Thể bốn chữ xen kẽ thể ba chữ:
Con cò bạch (-)
Rửa chân cho sạch
Bỏ vào nồi măng
Chửa sủi lăn tăn
Đã đem ra nếm.
    - Thể bốn chữ xen lẫn một số câu thơ không ổn định:
    Một đặc điểm nữa của đồng dao là luôn gắn liền với tính chất khẩu ngữ. Đồng dao mang nội dung sắc thái lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đặc điểm đó được biểu hiện bằng hình thức thơ bốn chữ không thuần nhất.
Nghé ơi theo ta
Nghé bông hay là nghé hoa (-)
Như cò mới nở
Mẹ gọi tiếng trước
Cất cổ chạy mau
Mẹ gọi tiếng sau
Cất lồng mà chạy
Cò khôn thì theo mẹ (-)
Cò dại thì theo đàn (-)
    - Thể bốn chữ kèm theo những yếu tố diễn xướng:
    Một số bài đồng dao khác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cụ thể thơ do những yếu tố ngoài văn bản. Những từ chỉ hành động diễn xướng, những từ ngữ mang tính chất chuyển tiếp giữa phần lời và phần biểu diễn cũng được ghi lại trong văn bản. Theo chúng tôi, chúng ta xét vấn đề thể thơ là xét về phần lời, phần ngôn ngữ thuần tuý, do đó những yếu tố ngoại lệ trên không làm hại gì đến vấn đề của thể loại.
Ếp nhong nhong (-)
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề
Cho ngựa ông ăn.
    Ở những bài đồng dao này số câu bốn chữ chiếm đa số, giữ vai trò chủ đạo cho kết cấu đồng dao. Chúng bao hàm trong đó các đặc điểm của thể thơ bốn chữ như vần, nhịp. Việc xuất hiện một số câu thơ ba hoặc năm, sáu chữ trong bài đồng dao mà không phá vỡ cấu trúc bố cục của thể thơ bốn chữ. Nó chiếm số lượng câu vô cùng ít ỏi (khoảng một vài câu), đong vai trò thứ yếu so với toàn bài. Vì vậy cơ bản những bài đồng dao này vẫn thuộc thể thơ bốn chữ.
2.2.2.2. Thể thơ lục bát
    Khác với thể thơ bốn chữ, thể lục bát có một quá trình phát sinh, phát triển tương đối lâu bền, khẳng định sức sống trường tồn và mạnh mẽ của thể thơ mệnh danh là thơ cổ truyền dân tộc.
    Theo sự khảo sát của chúng tôi từ cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, thể lục bát chiếm 240/567 bài, đứng sau thể bốn chữ (252/567), trong đó đồng dao lục bát hai câu (hai dòng thơ lục bát) chiếm 74/240 bài, đồng dao lục bát bốn câu 100/240, đồng dao lục bát trên bốn câu 66/240 bài.
    Thể lục bát vừa hữu hạn lại vừa vô hạn, vì vậy rất thích hợp cho việc diễn ca, kể chuyện, giãi bày, phô bày tâm tư tình cảm. Điều này giải thích tại sao lục bát đồng dao chủ yếu thuộc về bộ phận hát vui chơi, hát ru em mà không phải là hát bộ phận lục bát đồng dao kèm theo trò chơi. Chúng tôi sẽ đi vào xem xét lục bát đồng dao trên các phương tiện: khuôn vần, niêm luật, đối và nhịp.
    Khuôn vần:
    Mô hình vần của dạng lục bát tiêu biểu gồm chữ thứ sáu, câu lục bắt vần với chữ thứ sáu câu bát, chữ thứ rám câu bát lại bắt vần với chữ thứ sau câu lục tiếp theo, cứ như vậy luân phiên đến hết bài.
    Như vậy, lục bát gieo vần lưng và vần chân. Vần lưng với chức năng chủ yếu là hiệp vần, còn vần chân với chức năng vừa hiệp vần vừa chờ vần (tạo vần mới). Ví dụ:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đằng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.
    Đa số đồng dao lục bát đều giao vần lưng ở tiếng thứ sáu câu bát và vần chân ở tiếng thứ sáu câu lục, thứ tám câu bát và thường là vần bằng.
    Bên cạnh đó, có cách gieo vần thứ hai (không phổ biến), tiếng thứ sáu câu lục hiệp với vần tiếng thứ tư câu bát, và cũng là vần bằng. Ví dụ:
Vân Tiên cõng mẹ đi ra
Đụng phải cột nhà cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vô
Đụng phải cái bồ cõng mẹ đi ra.
    Tuy nhiên ngoại lệ có trường hợp gieo vần trắc:
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi
    Bùi Văn Nguyên nghi vấn rằng loại lục bát gieo vần lưng ở chữ thứ ta câu bát cổ hơn loại gieo vần lưng ở chứ thứ sáu, Nguyễn Văn Hoàn tán thành ý kiến này [88, tr.73], [40, tr.52]. Đây là điều đặc biệt cần thận trọng khi xem xét lục bát đồng dao. Chúng tôi nhận thấy hiện tượng gieo vần lưng ở tiếng thứ tư câu bát xuất hiện không phải là hiếm trong lục bát đồng dao. Trong đố 240 bài đồng dao có tới 74 cặp vần gieo ở tiếng thứ tư câu bát:
Gà cồ hát tiếng cũng hay
Hát suốt đêm ngày chỉ có một câu.
    Hay:
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm.
    Phải chăng hiện tượng lục bát cổ xưa còn lưu lại dấu vết ở đồng dao hay nói cách khác, đồng dao lục bát còn giữ được những yếu tố cổ của lịch sử thơ ca cổ truyền. Ngoài ra, một số ít trường hợp chúng tôi bắt gặp ở đồng dao lục bát là hiện tượng gieo vần không nằm trong hai kiểu khuôn vần nêu trên.
Học trò là học trò con
Để sách lên bờ bắt cá rô don.

Con quạ nó đậu chuồng heo
Nó kêu bố mẹ bánh bèo chín chưa
Bánh bèo đã chín hồi trưa
Vì chưa súc miệng chưa cho bánh bèo.
    Đặc biệt xuất hiện một số trường hợp lạc vận, vần lưng câu sau không bắt vần với vần chân câu trước, hoặc vần chân câu trước và câu sau không khớp với nhau (22 cặp lạc vận).
    Ví dụ:
Lòng đong vui thú lòng đong
Tép tôm thời lại vui bề tép tôm.
    Xét 240 bài đồng dao lục bát, chúng tôi thấy rằng sự thống trị của vần chính gần như tuyệt đối (891/1062 cặp), vần thông chiếm hữu hạn (148/1062 cặp), vần ép rất ít (23/1062 cặp).
    Niêm luật:
    Học giả Lạc Nam đưa ra ba mô hình về niêm luật bằng trắc cho thơ lục bát như sau [83, tr.22-23].
    Mô hình 1: Đây là mô hình tiêu biểu áp dụng cho mọi trường hợp của cả câu lục và câu bát.
Từ (tiếng)    1    (2)    3    (4)    5    (6)    7    (8)   
Thanh    Tự do    B    Tự do    Trắc    Tự do    Bv    Tự do    Bv   

Mô hình 2.1.
    Ví dụ:
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa của ông hỡi cò
Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
    Mô hình 2: Áp dụng riêng cho câu lục.
Từ     1    (2)    (3)    4    5    6       
Thanh    Tự do    T    T    Tự do    Tự do    B(v)       

Mô hình 2.2.
    Theo tác giả nếu bố trí từ số hai câu lục là thanh trắc thì phải đưa vào dạng tiểu đối, mỗi câu hai vế. Ví dụ:
Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh
Người quốc sắc / kẻ thiên tài.
                    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
    Cũng theo tác giả “trong cả Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du chỉ viết có một câu lục bình thường mà từ thứ hai là thanh trắc” [83, Tr.25]. Ngược lại trong tư liệu chúng tôi, tất cả các bài đồng dao lục bát có tiếng thứ hai là thanh trắc thì đều rơi vào lục bát thường mà không sử dụng tiểu đối.
Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm.
    Mô hình 3: Áp dụng cho câu bát
Từ     1    (2)    3    (4)    5    (6)    7    8   
Thanh    Tự do    T    Tự do    B(v)    Tự do    T    Tự do    B(v)   

Mô hình 2.3.
    Nếu từ thứ hai câu bát là thanh trắc thì phải gieo vần như mô hình trên (tức vần rơi vào từ thứ tư câu bát).
    Ví dụ:
Con mèo con mẻo con meo
Ai dạy mày trèo chẳng chạy em tao.
    Tác giả cho biết “trong Truyện Kiều không có một câu hát nào mà từ thứ hai là thanh trắc cả” [83, tr.23]. Tuy nhiên, trong tư liệu chúng tôi rất nhiều trường hợp tiếng thứ hai câu bát là thanh trắc, thậm chí đa số không sử dụng vần ở tiếng thứ tư câu bát.
    Ví dụ:
Con cuốc nó khóc u oa
Mẹ nó đi chợ đằng xa chưa về.

Cái bống là cái bống bang
Mẹ bống yêu bống bống càng làm thơ.
    Trong tư liệu chúng tôi, hiện tượng từ thứ hai câu lục và câu bát là thanh trắc chiếm số lượng tương đối lớn (107/240 bài). Như vậy, có thể xem đây là hiện tượng thất niêm phổ biến của lục bát đồng dao, đặc biệt trong sự đối sánh với Truyện Kiều. Nếu xem Truyện Kiều là mẫu mực cho thể thơ lục bát truyền thống, thì phải chăng đa số đồng dao đều ra đời trước Truyện Kiều, thời kỳ mà lục bát chưa có sự định hình rõ rệt về các tiêu chuẩn của thể lục bát điển hình.
    Nhịp:
    Thường thơ lục bát ngắt nhịp chẵn 2/2 hoặc 4/4. Song nếu như vậy sẽ gây ra sự nhàm chán đơn điệu cho người thưởng thức và hạn chế khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm của tác giả. “Trên thực tế, nhịp điệu thơ lục bát uyển chuyển, linh hoạt vô cùng” [63, tr.119]. “Rất ít có những câu lục bát thuần nhất là nhịp hai, ba hoặc bốn… mà thường có lối ngắt nhịp xen kẽ, hỗn hợp” [88, tr.222]. Lục bát đồng dao trong tư liệu chúng tôi thể hiện các hình thức ngắt nhịp sau đây:

    Nhịp 2/2/2/, 4/4
Con mèo/ con mẻo/ con meo
Muốn ăn thịt chuột/ thì leo lên xà.
    Nhịp 3/3, 4/4
Núi thì thấp/ sông thì cao
Bèo nặng chình chịch/ đá chao bập bềnh.
    Nhịp 2/4, 4/4
Chiều chiều/ con quạ hát đình
Cá rô đi đám/ cá kình đi coi.
    Nhịp 2/2/2, 4/2
Cái cò/ cái vạc/ cái nông
Sao mày giẫm lúa/ nhà ông/ hỡi cò.
    Nhịp 1/1/4
Không/ không/ tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó/ đổ ngờ cho tôi.
    Nhịp 2/4
Chẳng tin/ thì ông đi đôi
Mẹ con nhà nó/ còn ngồi đấy kia.
    Đặc biệt có hiện tượng ngắt nhịp trùng với vần, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đó là những chỗ lắng, sâu vần đậm có tác dụng truyền cảm lớn tạo nên những cung bậc tình cảm khác nhau:
Râu tôm nấu với ruột bù
    Chồng chan vợ húp gật gù/ khen ngon.

Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú mày/ một miếng cảm ơn.
    Đối:
    Đối không phải là yêu cầu bắt buộc đối với thơ lục bát. Tuy nhiên, nếu có đối trong thơ lục bát, đặc biệt với đối chọi đối cân là sự thể hiện trình độ cao của kỹ thuật thơ. Xuất phát từ đặc điểm lời ăn tiếng nói của nhân dân ta vốn hay dùng lời nói có đôi, cân xứng, nhịp nhàng nghe thuận tai, đọc thuận miệng mà trong thơ đối trở thành nhu cầu thiết yếu. Với lục bát đồng dao, hiện tượng đối xuất hiện không nhiều, bình đối 40 trường hợp, tiểu đối 35 trường hợp, tuy nhiên với hình thức tương đối đa dạng.
    Đối trong nhóm từ
Con ngựa đi bắc/ về nam
Ăn no/ tắm mát mọc sừng đôi bên.
    Đối từng vế trong câu lục, câu bát:
Núi thì thấp/ sông thì cao
Bèo nặng chình chịnh/ đá chao bập bềnh
    Đối từng cặp lục bát trong một bài:
Con mèo nằm bếp co ro
Ít ăn ít ngủ, ít lo ít làm.
Con ngựa đi bắc về nam
Nhiều ăn nhiều ngủ, nhiều làm nhiều lo.
    Thậm chí đổi cả giữa những câu lục với câu bát, bất chấp sự mất cân bằng về số lượng tiếng.
Vót cột mà khâu áo quần/
Lấy kim mà chống nên thân cửa nhà
Củi mục thì nở ra hoa/
Thân cây tươi tốt thì tra vào lò.
    Mặc dầu vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, kỹ thuật đối trong lục bát đồng dao chưa đạt đến trình độ mẫu mực. Hầu hết chúng chưa bảo đảm về cả ba tiêu chuẩn đối ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp mà chỉ là đối lệch, chứ chưa phải là đối cân, đối chọi.
    Lục bát biến thể: Quá trình hình thành phát sinh và phát triển của lục bát cho thấy con đường vận động đi lên của thể thơ này là những hình thức thơ ca ban đầu chưa định hình về số lượng, thể thơ câu chữ đến việc tạo ra một thể thơ lục bát ổn định, điển hình để rồi sau đó lại tiếp tục biến đổi, vượt ra ngoài khuôn mẫu có sẵn nhằm đáp ứng những sự diễn đạt khác nhau của tâm tư, tình cảm con người. Đó cũng chính là nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh ra lục bát biến thể.
    Có thể đưa ra cách hiểu về lục bát biến thể của Mai Ngọc Chừ, “lục bát biến thể ở đây được quan niệm là những câu ca dao có hình thức lục bát những không khít khìn khịt “trên sáu dưới tám” mà có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng)” [11, tr.16]. Như vậy, trong thơ lục bát biến thể về số tiếng có thể thay đổi nhưng yêu cầu về khuôn vần thì vẫn giữ nguyên, vẫn “duy trì được cái “cốt” của thể hoàn chỉnh, chứ không hề phá vỡ nó” [88, tr.38].
    Trong tư liệu chúng tôi lục bát biến thể đồng dao tương đối ít (12/240 bài) hình thức biểu hiện như sau.
1. Dòng lục thay đổi dòng bát giữ nguyên
    Đồng ếch đồng ác, con đã về đây  Đồng ếch, đồng ác về đây
     Giường chiếu chẳng có thiệt thay trăm đàng.
2. Dòng bát thay đổi dòng lục giữ nguyên:
    Trên đầu có tổ lông công
Gọi tao là ông tao cất xuống cho
    Trên đầu có tổ tò vò
Gọi tao là chú học trò tao cất đi cho Gọi tao học trò tao cất đi cho.
    3. Cả hai dòng thay đổi
Ai từng con cú nó mọc sừng
Sau hoá ra cái gục cái gạc lại từng làm mưa
    Chúng tôi nhận thấy rằng sự xuất hiện của lục bát biến thể trong đồng dao có thể do ba nguyên nhân như Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình đã nêu ra      [5, tr.17].
    - Có thể có những biến thể cổ xuất hiện khi lục bát chưa định hình, đó chính là quá trình vận động của thể thơ bốn chữ để vươn lên thể lục bát, như trường hợp sau:
            … Cái kho đu đủ
            Cái nấu khoai tây
            Bởi nghe anh học trường này
            Bâng khuâng trong dạ chín tréc này quên nêm.
    - Có thể do dụng ý sáng tạo nghệ thuật của tác giả dân gian. Bài thứ nhất nếu lược bỏ hai chữ “con đã” cầu thơ sáu tiếng sẽ trở nên khách quan lạnh lùng. ở đây tác giả dân gian muốn bày tỏ tình cảm gắn bó, gần gũi giữa người thân ruột thịt với nhau, đặc biết trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Bài hai, câu bát ở cuối không thể lược bỏ tiếng “chú” mà phải để cụm từ “chú học trò” mới thể hiện sự oai phong, kiêu hãnh của nhân vật trữ tình, tương ứng với trên kia là “ông”.
    - Hoặc cũng có thể do sự ứng tác của hoàn cảnh diễn xướng như trường hợp bài thứ ba.
    Tóm lại, thể thơ lục bát trong đồng dao cũng mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng của lục bát truyền thống.
    - Số lượng câu chữ ngắn gọn, số bài hai dòng thơ chiếm tỷ lệ lớn (174/240 bài)
    - Một số yếu tố như vần, nhịp, niêm luật, thanh đối đã thể hiện đầy đủ những đặc điểm của lục bát truyền thống.
    Tuy nhiên, đối chiếu với lục bát hoàn chỉnh, lục bát điển hình chúng tôi nhận thấy:
    - Lục bát đồng dao có số lượng vần chính chiếm đại đa số (891/1062 cặp).
    - Hiện tượng thất niêm (tiếng thứ hai câu lục cũng như câu bát là thanh trắc) trở nên phổ biến (107/ 240 bài)
    - Hiện tượng gieo vần ở tiếng thứ tư của câu bát không phải là hiếm (74 cặp).
    - Xuất hiện hiện tượng biến thể lục bát (đặc biệt là những biến thể cổ).
    - Xuất hiện nhiều trường hợp đối những kỹ thuật đối chưa đạt tới trình độ cao.
    Tất cả những biểu hiện trên chứng tỏ rằng, lục bát đồng dao đang trên con đường vận động tiến tới lục bát hoàn chỉnh nó vừa chứa đựng những đặc trưng của mình. Đa số đồng dao lục bát còn lưu giữ được rất nhiều những yếu tố cổ, đồng thời sự duy trì các yếu tố này một mặt thể hiện tính chất “tự nhiên nhi nhiên” của đồng dao – thơ ca dành cho thiếu nhi, mặt khác nó lại chứng tỏ sự lạc hậu của lục bát đồng dao với lục bát thơ ca đương thời (ca dao – dân ca).
2.2.2.3.  Các thể thơ khác
    Các thể hai chữ, ba chữ “(30/567)
    Bùi Văn Nguyên không coi loại thơ hai, ba chữ là thể thơ. Theo tác giả đây chỉ là cơ sở cho sự tổ hợp bậc thấp hai chữ với hai chữ thành thể bốn chữ và ba chữ ba chữ thành thể sáu chữ [88, tr.205].
    Trên thực thể, trong tư liệu chúng tôi hiện tượng ấy là có thực. Điều này tạo ra sự bất ổn về thể thơ. Có trường hợp một bài thơ là sự góp nhặt của thể hai chữ, ba chữ, bốn chữ (30/166), trong đó đoạn thơ bốn chữ lại là sự tổ hợp cảu thể thơ hai chữ của một bài đồng dao khác (29/165). Thể hai chữ (29/165) lại được tổ hợp một lần nữa hợp thành thể bốn chữ (30/168). Bởi thể hai chữ và thể bốn chữ thường dễ lẫn với nhau, khó phân biệt rạch ròi. “Vì câu thơ bốn âm tiết, được ngắt theo nhịp 2/2/ thì đọc lên nghe cũng tương tự như câu thơ hai âm tiết. Ngược lại những câu hai âm tiết, nếu đọc nhanh thì nghe cũng gần như bốn âm tiết” [155, tr.175]. Ngoài ra thể thơ hai chữ, bốn chữ khó phân biệt còn do vần. Vần ở thể bốn chữ được gieo ở cả thanh bằng và trắc, cả vàn chân và lưng cho nên đọc chuyển thành thể hai chữ rất dễ dàng, thuân lợi, ví dụ: Bồ cu/ bồ các. Tha rác/ lên cây. Gió đánh/ lung lay… Đặc điểm của cả hai yếu tố vần và nhịp cho thấy đồng dao hai chữ và bốn chữ dễ hoà lẫn vào nhau.
    Khác với thể hai chữ, đồng dao ba chữ phổ biến hơn (26/567 bài) và tính độc lập cũng cao hơn, mỗi câu một nhịp, diễn tả trọn một ý, gieo vần theo quy luật riêng:
            Giã chày một
            Hột gạo vàng
            Giã chày đôi
            Dôi thóc mẩy
    Tiếng cuối câu trên bắt vần với tiếng đầu câu dưới, đi hết bài đồng dao. Hoặc cũng có trường hợp gieo vần chân:
            Xỉa cá mè
            Đè cá chép
            Chân nào đẹp
            Đi rao men
            Chân nào đen.
    Tuy nhiên, có trường hợp thể ba chữ (230/260) lại được tổ hợp một lần nữa để thành thể sáu chữ (74/186), song có trường hợp bài đồng dao sáu chữ bản thân nó có thể đứng độc lập tạo thành thể thơ vững vàng do những bài này không ngắt nhịp 3/3 mà ngắt nhịp 2/4 nên không thể ngắt câu thơ ra làm đôi. Đó là các bài: Bồ các là bác chim ri, Lúa ngô là cô đậu nành.
    Do tính chất lịch sử của thể thơ này, chúng tôi nhận thấy rằng thể hai, ba chữ chỉ tồn tại duy nhất ở đồng dao (không có ở ca dao), về phương diện nào đó có thể coi đây là những hình thức thơ đặc trưng cho đồng dao, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các thể thơ hiện đại.
    Thể hỗn hợp: (26/567 bài)
    Trong đồng dao thể hỗn hợp biểu hiện khá đa dạng.
    - Hoặc lục bát xen thất ngôn
Bồng bống bồng bông
Giai ơn vua chầu chực sân rồng
Gái ơn chồng ngồi võng ru con
Ơn vua xem nặng vằng non
Ơn chồng đội đức tổ tôn dõi truyền
Làm trai lấy được vợ hiền
Như cầm đồng tiền lấy được của ngon
Phận gái lấy được chồng khôn
Xem bằng cá vượt vũ môn hoá rồng.
    Nhiều cặp lục bát chèn vào hai câu thất
    - Lục bát xen lục ngôn
Ngồi buồn hỏi chuyện láo thiên
Hồi nhỏ tôi có khiêng trời
Ra đồng thấy muối bắt dơi
Bọ hung làm giỗ đi mời ông voi
Nhà tôi có một củ khoai
Cắt năm bảy thúng hẳn hòi vẫn dư.
    Nhiều cặp lục bát chen vào hai câu lục.
    - Các thể thơ khác nhau giao hoà xen kẽ, đúng hơn là các câu thơ khác nhau về số lượng tiếng mà chưa thể gọi là thể thơ.
Tình tình tang, tình tình tang            6
Sùng vác vai hoả mai tọng nạp         7
Gươm tuốt trần, giáo cắp, mộc mang    7
Tình tình tang                     3
Giương cung mà bắn con cò             6
Con cóc nó lội con cò nó bay         8
Tình tình tang, tang tình tang.        6
    Quá trình tìm hiểu lịch sử hình thành thể thơ và đặc điểm cấu tạo của các thể thơ đồng dao cho chúng ta đi đến kết luận khái quát mang tính phát hiện rằng, thể bốn chữ là hình thức thơ tiêu biểu, đặc trưng cho đồng dao. Một số hình thức thơ đồng dao giữ vai trò là tiền đề cơ sở cho các thể thơ ca văn học viết Việt Nam. Những hình thức biểu hiện của các thể thơ đồng dao một mặt nói lên tính chất phong phú và đa dạng của thể thơ đồng dao nhưng mặt khác lại cho thấy các yếu tố cấu thành thể thơ đồng dao chưa tuân thủ một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt các chuyên tắc niêm luật, thanh đối, vần nhịp của thơ ca. Nó hoàn toàn khác với hiện tượng phá cách, phá luật – biểu hiện của tự do sáng tạo về phong cách cá nhân trong văn học viết.
2.3. KẾT CẤU
2.3.1. Kết cấu và kết cấu đồng dao
    Theo Từ điển tiếng Việt thì kết cấu là “toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể” [149, Tr.218]. Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học thì kết cấu của một tác phẩm văn học là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” là “sự liên kết bên trong nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm” [29,Tr.106].
    Như vậy, nội hàm của khái niệm kết cấu tác phẩm văn học đối chiếu với khái niệm kết cấu nói chung là thống nhất, chúng bao gồm các khía cạnh sau:
    Thứ nhất, cần phải xác định các yếu tố cấu thành tác phẩm.
    Thứ hai, các yếu tố ấy quan hệ với nhau ra sao. Tuy nhiên đây không phải là mối quan hệ đơn giản thuần tuý là phép cộng của các yếu tố bề mặt mà quan trọng là ở sự “liên kết bên trong” của tác phẩm.
    Cuối cùng, phải đặt tất cả các yếu tố ấy vào một chỉnh thể nhất định theo các mối quan hệ của chúng. Hay nói cách khác phải khái quát hoá, mô hình hoá chúng bằng lược đồ hay kí hiệu.
    Riêng về đồng dao, với tư cách là một bộ phận văn học dân gian mang tính “chủng loại”, vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố trong hệ thống thi pháp trên phương diện đặc trưng thể loại gặp không ít khó khăn. Đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu kết cấu đồng dao một cách trọn vẹn thấu đáo. Một số tác giả trong các công trình nghiên cứu về thể loại văn học dân gian đã đề cập tới một số đặc điểm hình thức kết cấu tác phẩm văn học dân gian trên phương diện thể loại có liên quan tới một bộ phận đồng dao.
    Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao đã dành hẳn một chương bàn về kết cấu. Theo tác giả “những câu hát bâng quơ” thuộc vào dạng “kết cấu nhiều vế nối tiếp” mà “giữa các ý không có mối liên hệ mạch lạc”. Dẫn chứng tác giả đưa ra là lời của một bài hát đồng dao [63, tr.161].
    Phạm Thu Yến cho rằng “kết cấu vòng tròn thường được sử dụng trong những bài hát đồng dao, những bài ca vui chơi của trẻ nhỏ”. Theo cách trình bày của tác giả thì kết cấu vòng tròn thuộc về biện pháp kết cấu chứ không phải thuộc về hình thức kết cấu của thơ ca trữ tình dân gian [162, tr.37]. Việc phân biệt hình thức kết cấu và biện pháp kết cấu, theo chúng tôi là một phương pháp làm việc khoa học.
    Thực tế mô hình “cấu trúc vòng tròn” đã được B.M.Zưrmunxki đề xuất trong một chuyên luận lớn về thơ. “Đặc điểm của cấu trúc này là câu cuối cùng trong bài ca nối vào với câu mở đầu của nó, và do đó, bài ca vận động theo vòng tròn liên tục, không có kết thúc” [92, tr.307].
    Phải thừa nhận rằng, trong ngành folklore học thế giới, các nhà khoa học Nga có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của thơ ca trữ tình dân gian. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều mô hình cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian. A.N. Vexelopxki đưa ra sơ đồ cấu trúc theo nguyên tắc “song hành tâm lý”, B.M. Xôcôlôp khái quát bằng mô hình “thu hẹp dần các tầng bậc hình tượng”, X. G. Lazuchin đưa ra mô hình “cấu trúc xâu chuỗi” [92, tr.307]. Bùi Mạnh Nhị cho rằng “các công thức là những đơn vị tế bào tạo nên các bài ca”. Theo tác giả, công thức là một từ, nhóm từ, dòng thơ, hoặc nhóm dòng thơ. “Dấu hiệu chung của các công thức là ở sự lặp lại, tiêu biểu, điển hình” [92, tr.308]. Chúng tôi cho rằng, quan niệm của Bùi Mạnh Nhị gần gũi với phát hiện của Đặng Văn Lung trong một bài viết từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong bài viết này Đặng Văn Lung đã chỉ ra những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình trên các mặt: hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ… qua sự phân tích minh hoạ một hệ thống ngữ liệu ca dao phong phú giàu sức thuyết phục. Những yếu tố trùng lặp này chính là sự biểu hiện của một số dạng thức nhất định trong việc tổ chức các thành phần tạo nên cấu trúc tác phẩm ca dao [92, tr.294].
    Bên cạnh đó còn có một số bài viết của một số tác giả nghiên cứu về đồng dao. Tuy ở những bài viết này các tác giả không đặt vấn đề trực tiếp bàn về kết cấu đồng dao, song qua việc phân tích cái hay cái đẹp của một số tác phẩm đồng dao đã hé mở cho chúng ta những đặc điểm về hình thức cấu tạo, kết cấu của chúng. Vũ Ngọc Khánh chỉ ra nét độc đáo về cấu tạo của bài đồng dao qua việc xem xét một loại câu mở đầu của bài đồng dao và kết luận rằng “đây chỉ là một phương pháp chung trong sáng tác đồng dao”. Theo tác giả “một điểm khác trong cấu tạo đồng dao: là các bài hát trẻ em phần lớn chỉ như là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó chỉ cốt cho vần vè” [172, tr.713]. Nguyễn Hữu Thu trong bài viết Hát ru và hệ thống diễn xướng đồng dao, tuy không đi vào phân tích các phương thức, phương tiện tổ chức các yếu tố tạo nên chỉnh thể đồng dao song tác giả đã kể tên một số kiểu kết cấu độc đáo của đồng dao như kết cấu lượn vòng, kết cấu phản hồi [72,tr.733].
    Như vậy, các công trình nghiên cứu vừa nêu ở trên tuy hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập tới vấn đề kết cấu đồng dao song ít nhiều chúng đều có những gợi mở thiết thực cho việc nghiên cứu của chúng tôi.
2.3.2. Các phương tiện kết cấu đồng dao
    Trong cuốn Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính cho rằng “nội dung của lời do các phán đoán tạo thành”. Tác giả trình bày phán đoán trong mối quan hệ với từ, câu, khái niệm, vế, lời … song phán đoán đóng vai trò là đơn vị trung tâm tạo nên kết cấu ca dao – “mỗi lời ít nhất phải có một phán đoán” [63, tr.147].
    Xuất phát từ lý thuyết logic hình thức, do “ngoại diên của phán đoán hẹp hơn ngoại diên của câu”, “phán đoán là câu có thể xác định giá trị đúng – sai, những câu không xác định được giá trị đúng sai như câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán không phải là phán đoán” nên Phan Thị Đào trong quá trình xét kết cấu câu tục ngữ, ngoài kết cấu lôgic, còn nghiên cứu cả kết cấu so sánh và kết cấu đối xướng. Ở câu tục ngữ có kết cấu logic. tác giả lấy “phán đoán” làm đơn vị cơ bản còn những câu có kết cấu so sánh và kết cấu đối xứng tác giả ấy “vế” làm đơn vị cơ bản – Mỗi câu tục ngữ còn được phân tích ra thành ba yếu tố chủ từ, vị từ, hệ từ – tuy nhiên rất nhiều câu tục ngữ ở dạng câu tỉnh lược [22, tr.37].
    Một số tác giả khác khi nghiên cứu kết cấu tục ngữ, ca dao cũng lấy vế, phán đoán làm đơn vị cơ bản tổ chức nên tác phẩm văn học dân gian như Phạm Thu Yến, Hoàng Tiến Tựu, Chu Xuân Diên [162], [155, [19]. Đều đó chứng tỏ tính thống nhất, ổn định của tục ngữ và ca dao về nội dung phản ánh cũng như hình thức thể hiện.
    Trở lại vấn đề kết cấu đồng dao, chúng tôi nhận thấy rằng, căn cứ vào lý thuyết logic hình thức như hai thể loại văn học dân gian ở trên (tục ngữ, ca dao) để xác định mô hình kết cấu đồng dao là hết sức khó khăn. Điều này xuất phát từ đặc trưng của đồng dao.
    Thứ nhất, không phải tác phẩm đồng dao nào cũng mang một nội dung ngữ nghĩa cụ thể, xác định. Hoàn toàn khác với ca dao rất nhiều tác phẩm đồng dao chẳng biểu hiện một nội dung phản ánh nào. Với tục ngữ hiện tượng đó cũng tuyệt nhiên không xẩy ra, mỗi câu tục ngữ đều hàm chứa một nội dung thông báo trọn vẹn. Vì vậy, không thể xét kết cấu đồng dao với tư cách là sự tổ chức của các phán đoán. Bởi câu là hình thức ngôn ngữ của phán đoán, còn phán đoán là nội dung ý nghĩa của câu. Mặt khác, câu – xét về hình thức ngữ pháp rất khó xác định ở đơn vị đồng dao. Câu trong thơ ca hoàn toàn không đơn thuần như câu trong diễn đạt thông thường và trong văn xuôi. Vì vậy, lấy câu thơ làm đơn vị cơ bản cho đồng dao là một nan giải.
     Thứ hai, đồng dao nổi bật như là tác phẩm thơ ca thuộc phương thức tự sự, mang đậm tính trần thuật nhưng lại không có cốt truyện, nhân vật. Mặc dù vậy, tham gia vào hình thức kết cấu của đồng dao vẫn có những yếu tố vừa thuộc tác phẩm thơ ca như khổ thơ, đoạn thơ, câu thơ, hình tượng, hình ảnh, vần nhịp. Vì vậy, quan niệm yếu tố nào là đơn vị nòng cốt, đơn vị cơ bản tổ chức nên kết cấu tác phẩm đồng dao không phải là vấn đề bao giờ cũng thống nhất, ổn định.
    Thứ ba, “mỗi bài đồng dao là một thể kết hợp văn hoa văn nghệ dân gian. Thông thường gồm ba yếu tố: trò chơi, lời ca văn vẻ, làn điệu âm nhạc (cũng có bài chỉ có hai yếu tố về lời ca và âm nhạc)” [172, tr.696]. Vì vậy tham gia vào kết cấu đồng dao còn có cả hình thức diễn xướng. Nó là một thể nguyên hợp, không thể tách rời. Trong quá trình khảo sát, phân tích mỗi kiểu loại kết cấu, chúng tôi sẽ mô tả, trình bày cụ thể từng phương diện kết cấu, khái quát hoá bằng tên gọi mỗi hình thức kết cấu.
2.3.3. Các hình thức kết cấu đồng dao
    Do tính phức tạp, không thuần nhất của các yếu tố cấu thành nội dung tác phẩm đồng dao, trong quá trình xử lý tư liệu chúng tôi thấy rằng thật khó mà khái quát kết cấu đồng dao thành những mô hình tiêu biểu điển hình. Các mô hình, hình thức kết cấu mà chúng tôi đưa ra không khái quát hết tất cả các hình thức kết cấu của đồng dao mà chúng chỉ là những dạng thức kết cấu dễ thấy nhất, phổ biến nhất.
2.3.3.1. Kết cấu vòng tròn
    Bao gồm những bài đồng dao có kết cấu theo kiểu câu cuối cùng của bài nối với câu mở đầu của nó tạo nên chu kỳ vòng tròn khép kín. Người diễn xướng có thể kéo dài bài hát bao nhiêu tuỳ ý. Dựa vào cách tổ chức sắp xếp các yếu tố trong từng bài đồng dao chúng tôi chia kết cấu này thành ba loại.
    Kết cấu vòng tròn xoay vần
    Những bài đồng dao thuộc loại này thường được cấu thành từ bốn dòng thơ, hai dòng thơ tạo thành một hình ảnh thơ, hình ảnh thơ thứ hai là hình chiếu của hình ảnh thơ thứ nhất bằng cách đắp đổi luân phiên các vế trong câu cho nhau. Nhờ vậy bài đồng dao có thể kéo dài không hết. Có thể khái quát hoá bằng mô hình 2.4:

(1 + 2)         (1 + 2)      (1 + 2)         (1 + 2)
I               II            I            II
Mô hình 2.4
        1 Con kiến mà leo cành đa
        2 Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
        1 Con kiến mà leo cành đào
        2 Leo phải cành cộc leo vào leo ra.
        1 Con kiến mà leo cành đa
        2 Leo phải cành cộc leo ra leo vào
    Kết cấu vòng tròn xâu chuỗi
    Các hình ảnh thư móc xích với nhau theo trật tự hình ảnh cuối của thơ câu thơ thứ nhất là hình ảnh đầu của câu thơ thứ hai, hình ảnh cuối câu thơ thứ hai là hình ảnh đầu của câu thơ thứ ba. Chỉ đến hình ảnh cuối của bài thơ mới quay trở lại khép kín với hình ảnh đầu, do vậy bài đồng dao không có kết thúc.
    Khái quát hoá các hình ảnh bằng Mô hình 2.5:
            Bồ các     là bác        chim ri
           
            chim ri      là dì         sáo sậu
           
               sáo sậu      là cậu     sáo đen
           
                .            bồ các
                    Mô hình 2.5
    Kết cấu vòng tròn lặp đầu cuối.
    Bài đồng dao gồm nhiều hình ảnh thơ kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể theo các thể thức đa dạng, phong phú không giống nhau. Trong đó đáng chú ý là bài thơ mở đầu bằng câu láy âm và khép lại cũng bằng câu láy âm ấy. Xét về kết cấu thì câu thơ này đứng ngoài khung cấu tạo của bài đồng dao. Nó đóng vai trò như chiếc cầu nối bắc qua hình ảnh cuối và hình ảnh đầu bài thơ khiến cho bài thơ kéo dài không dứt. Ví dụ:
    Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Gặp khi tối trời
úp nhà nằm ngủ
Khi mặt trời tối
Lại thò đầu ra
Rì rà rì rà
    Một số bài đồng dao khác có cùng hình thức kết cấu như trên: Nu na nu nống, con hổ con hô, Chập chiêng chập ché, Cắc cắc tùng tùng, Dung dăng dung dẻ.
                Câu 1

                  Câu cuối
Mô hình 2.6
    Kết cấu vòng tròn ở dạng co giãn đàn hồi nêu trên rất thích hợp với trẻ trong quá trình diễn xướng vui chơi ca hát. Trẻ muốn kéo dài cuộc chơi bao nhiêu lâu cũng được. Lời ca ngộ nghĩnh có phần như vô nghĩa lại là một ma lực cuốn hút trẻ vào cuộc chơi. Trẻ say sưa diễn xướng đồng dao, nô đùa với thiên nhiên cỏ cây và hoa lá, hát đi hát lại phần lời mà không thấy chán. Cái quan trọng của lời bài hát đồng dao không phải nói về cái gì mà là nói như thế nào, bằng phương thức gì. Trẻ không quan tâm đến ý nghĩa bài hát, điều quan trọng là bài hát ấy đã góp phần đắc lực cho trẻ tổ chức trò chơi, kéo dài cuộc chơi. Các bài đồng dao ấy tồn tại từ đời này sang đời khác, từ vùng miền quê này sang miền quê khác, góp phần tạo dựng nuôi dưỡng cho trẻ một tâm hồn hồn nhiên, vô tư trong sáng.
2.3.3.2. Kết cấu đảo ngược
    Dạng này thoạt nhìn có hình thức kết cấu không bình thường. Mở đầu bài ca thường có lời mào đầu báo trước cái ngược đời của nó. Tác giả dân gian đặt các cặp hình ảnh sự vật, hiện tượng trong cuộc sống sánh đôi với nhau rồi tráo tính chất, đặc điểm, chức năng của đối tượng này cho đối tượng kia và ngược lại. Từ đó tạo ra những hình tượng tương phản, trái khoáy, nực cười tạo cảm giác thích thú bất ngờ cho trẻ. Tuy nhiên, sự đảo ngược ấy không phải bao giờ cũng giống nhau mà tuỳ theo từng đối tượng và đặc điểm đối tượng tác giả dân gian tạo ra những phương thức kết hợp phong phú, đa dạng.

    Sự xáo trộn của hai đối tượng:
    - Gán chức năng của đối tượng này cho đối tượng kia và ngược lại
    Ví dụ:
Con bò đậu đỉnh cây tre
Con chim chích choè kéo cày khu khư…
    - Gán đặc điểm, tính chất của đối tượng này cho đối tượng kia và ngược lại.
    Ví dụ:
Bong bóng thì chìm
Gỗ lim thì nổi
Hòn xôi rắn chắc
Hòn đá dẻo dai
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi.
    - Gán môi trường sống của đối tượng này cho đối tượng kia.
Trâu đi dưới nước
Thuyền chạy trên bờ
    Xét về hình thức ngữ pháp thì mỗi đối tượng lập thành một câu trọn vẹn. Sự đánh tráo chủ thể đối tượng không làm thay đổi hình thức ngữ pháp của câu.
CN1 – VN2
CN2 – VN1
    Mô hình 2.7
    - Sự xáo trộn trong các thành phần của một đối tượng
     Nôvicôva trong Sáng tác thơ ca dân gian Nga cho rằng “sự đảo lộn khái niệm đưa đến tình trạng là trong câu thì bổ ngữ và trạng ngữ đóng vai trò chủ ngữ, còn chủ ngữ đóng vai trò bổ ngữ và trạng ngữ. Ví dụ: Không phải bà già quấy thùng bột mà là thùng bột quấy bà già, không phải người đàn ông đi về nhà mà ngôi nhà đi đến với người đàn ông” [97, tr.258].
    Trường hợp này xuất hiện trong đồng dao người Việt, như:
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
    Kết cấu này được khái quát bằng Mô hình 2.8
                CN (BN) – VN – BN (CN)
Mô hình 2.8
    Những bài đồng dao nói ngược mang tính chất tươi vui, dí dỏm này trước hết có tác dụng mua vui cho trẻ, giúp đảm trẻ vui chơi ca hát một cách hồn nhiên. Đặc biệt hình thức cấu tạo ngược đời này tạo ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ; giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Bởi tâm sinh lý của trẻ vẫn nhạy cảm với những gì khác thường, không bình thường. Ở lứa tuổi nhi đồng thường có một thời kỳ, giai đoạn trẻ thích nói ngược, làm ngược thể hiện sự ngỗ nghịch và tư duy sắc bén của trẻ. Bên cạnh đó lối nói ngược của đồng dao cũng là một phương pháp giáo dục có hiệu quả. Dạy cái thuận của sự vật hiện tượng thông qua cái ngược đời, phi lý. Tất nhiên ngoại trừ một số trường hợp một bộ phận ca dao hài hước du nhập vào đồng dao nói ngược hàm chứa ẩn ý sâu xa, bóng gió về sự đời, những bất công nghịch lý trong xã hội. “Đó là những bức tranh xã hội loài vật được thể hiện giàu tính ngụ ngôn, hàm chứa ý nghĩa xã hội sâu sắc” [144]. Về mặt tổ chức ngôn ngữ, có thể xem đây là hình thức chơi chữ theo kiểu đảo vị trí các thành phần câu (đảo ngữ) để làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Sự đảo lộn vị trí giữa phần đề và phần thuyết của trật tự lôgic thông thường đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài ca.
2.3.3.3. Kết cấu lắp ghép
    Rất nhiều bài đồng dao không chứa đựng một nội dung tư tưởng hay tập trung phản ánh một mảng hiện thực cuộc sống nào. Lời của bài đồng dao là sự góp nhặt lắp ghép từ hay hay nhiều bài đồng dao khác. Do đặc trưng thể loại, đồng dao là những lời vần vè chắp nối cốt để trẻ vui chơi ca hát vì vậy có thể một số bài đồng dao là sự tập hợp của nhiều phiến đoạn không mạch lạc lôgíc. Nừu tháo gỡ cá phiến đoạn ấy và lắp ghép, xáo trộn trật tự của chúng hoặc ghép nối những phiến đoạn của bài đồng dao này với bài đồng dao khác cũng không phương hại ảnh hưởng gì đến hình thức kết cấu của chúng. Ở những trường hợp này quan hệ giữa các yếu tố tổ chức nên kết cấu đồng dao hết sức lỏng lẻo. Ví dụ các bài:
    1. (26/155) Cái cáo mặc áo em tao
    2. (161/222) Một chùm bầu là ba chùm bí
    3. (191/238) Ông giẳng ông giăng
    Bài 1 và bài 2 cùng có đoạn:
Một chùm bầu
Là ba chùm bí
Con nhà ông Lý
Mặc áo tía tô
Con nhà hầu nô
Mặc áo rách xẻ (hoặc lang khách)
    Bài 1 và bài 3 có đoạn:
Mày tát ao ta
Tao tát ao mày
Mày đầy giỏ cá
Tao đầy giỏ tôm
………………..
Tao ở nhà quê
    Các bài: 190/237, 191/238, 192/239, 193/240 cũng có chung các phiến đoạn với hình thức kết cấu tương tự trở trên.
    Có thể khái quát kết cấu lắp ghép bằng Mô hình 2.9.

    Bài 1:

    Bài 2:                         1  3 2

    Bài 3:
Mô hình 2.9
    Số lượng các bài đồng dao có các yếu tố kết cấu hoán vị xuất hiện trong tài liệu của chúng tôi tuy không nhiều nhưng cũng làm nên một đặc trưng cho kết cấu đồng dao. Nguyên nhân của hình thức kết cấu này theo chúng tôi thuộc về phương thức sáng tạo và phương thức lưu truyền của đồng dao nói riêng, văn học truyền khẩu nói chung. Song ở đồng dao sự xê dịch này có phần phóng khoáng hơn, rộng rãi hơn nếu không nói là tuỳ tiện. Trong quá trình sáng tác do tính chất ứng khẩu nên tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng mà các tác giả dân gian đã kịp thời sản xuất đồng dao bằng hình thức ghép nối trên. Mặt khác, có thể trong quá trình lưu truyền diễn xướng, tuỳ thuộc vào môi trường và trí nhớ của người tham gia diễn xướng cũng sản sinh ra hình thức đồng dao hoà xen kẽ với nhau. Như vậy trong trường hợp này, khâu lưu truyền cũng đồng thời là khâu sáng tạo. Các tác giả diễn xướng đồng dao góp phần vào quá trình sáng tác lại văn bản đồng dao. Ngoài ra không loại trừ nguyên nhân thứ ba thuộc về những người sưu tầm, biên soạn đồng dao (ghi chép lẫn lộn các lời đồng dao với nhau).
2.3.3.4. Kết cấu trùng điệp
    Thuật ngữ “trùng điệp” chúng tôi dùng ở đây là để chỉ một dạng của hình thức kết cấu tác phẩm văn học chứ không phải là thủ pháp hay biện pháp tu từ văn chương (khác với điệp ngữ tu từ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe) [67, tr.93].
    Kết cấu trùng điệp trong đồng dao là hình thức kết cấu trong đó có sự lặp lại của một số yếu tố tiêu biểu điển hình theo một quy tắc, quy luật nhất định để cấu trúc nên tác phẩm đồng dao. Các hình thức biểu hiện trùng điệp ở đây hoàn toàn thuộc về phương thức sáng tạo. Để tạo nên hình thức kết cấu cho tác phẩm đồng dao tác giả dân gian có thể sử dụng hình thức lặp ở các yếu tố như: điệp từ, ngữ, câu, đoạn, cú pháp … theo một khuôn mẫu nhất định, ở những vị trí khác nhau.
    - Trùng điệp tăng cấp
    Trong tài liệu chúng tôi xuất hiện một số bài đồng dao có hình thức kết cấu trùng điệp tăng cấp:
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Huống là mảnh chĩnh ném ngoài bụi tre
Chuông khánh còn chửa ăn chè
Huống chi mảnh chĩnh rò rè ăn xôi.
Hình thức kết cấu trùng điệp này có đặc điểm cứ hai câu thơ làm thành một đơn vị cấu trúc. Sự phát triển của tác phẩm đồng dao là sự lặp lại của từ hai đơn vị cấu trúc trở lên, song không phải lặp hoàn toàn mà có sự thay đổi một số từ ngữ, nhằm nhấn mạnh hoặc tăng cấp về ý.
    Có thể khái quát kết cấu này bằng Mô hình 2.10.
            Câu 6: abbcdef
            Câu 8: ABCDEFGH
            Câu 6: abcdmn
            Câu 8: ABCDEFMN …
                    Mô hình 2.10
    - Trùng điệp ngắt quãng
    Cả bài đồng dao là một chỉnh thể cấu trúc gồm nhiều công đoạn, các công đoạn này ghép nối với nhau bởi một hoặc hai câu thơ láy âm láy vần hoặc cũng có thể là một vài câu làm tiền đề. Các câu lặp này phân cắt bài thơ thành các phiến đoạn đều đặn tượng trưng cho một nhịp của động tác, hành động hay một ý tưởng. Các phiến đoạn này có cấu trúc tương tự nhau, ý sau lặp lại ý trước trên cơ sở phát triển mở rộng. Ví dụ các bài: 31/107, 23/153, 107/118, 51/43, 41/91, 2/95, 23/141.
    Chúng có kết cấu như Mô hình 2.11.
A  A  A  A
b  b  b  b  b  b
c  c  c  c  c  c  c  c
d  d  d  d  d  d
e  e  e  e  e  e  e  e
A  A  A  A
b1   b1   b1   b1   b1   b1
c1   c1   c1   c1   c1   c1  c1  c1
d1   d1   d1   d1  d1   d1
e1  e1   e1   e1   e1   e1  e1  e1
A   A   A   A
……………….
Mô hình 2.11
    Ví dụ:
Cúc cù cu
Sáng rồi đây
Dậy thôi các bác đi cày nhà ta
Ruộng nương đồng đất bao la
Trâu bò đợi bác cùng ra cấy cày
Cúc cù cu
Sáng rồi đây
Học trò tỉnh dậy đi ngay ra tràng
Học sao ngoan ngoãn giỏng giang
Học sao đổi mới dân làng ấy hay
Cúc cù cu
Sáng rồi đây…
    - Trùng điệp cú pháp
    Một bộ phận đồng dao dưới hình thức vè kể vật, kể việc, kể chim, kể quả… có kết cấu dưới dạng trùng điệp cú pháp. Bài ca là sự tổ hợp của các câu có cùng một cấu trúc ngữ pháp. Hai dòng thơ tạo thành một câu, diễn tả trọn một ý, nhằm miêu tả tính chất, đặc điểm chức năng của sự vật, hiện tượng:
Cạo đầu đi tu
Là hoa bông bụt
Khói bay nghi ngút
Là hoa hoắc hương
Nước chảy dầm đường
Là hoa mần tưới
Hay ăn đám cưới
Là cái hoa dâu…
    Có thể mô hình hoá cấu trúc ngữ pháp trùng cặp câu thơ đồng dao trên như Mô hình 2.12.
Hệ hình
Biến thể    Hệ hình 1
(đặc điểm sự vật)    Hệ hình 2
(chứa hệ từ “là”)    Hệ hình 3
(nêu tên sự vật)   
Biến thể 1    Cạo đầu đi tu     Là hoa    bông bụt    
Biến thể 2    Khó bay nghi ngút    Là hoa    hoắc hương   
Biến thể 3    Nước chảy dầm đường    Là hoa    mần tưới   
Biến thể 4    Hay ăn đám cưới    Là cái    hoa dâu   
Mô hình 2.12
    Ở đây chúng tôi chưa đặt vấn đề đúng sai của nội dung các phán đoán. Các bài đồng dao thuộc dạng kết cấu này thường dựa trên tên gọi của sự vật, hiện tượng theo kiểu duy danh định nghĩa để đặt câu – thiết nghĩ là một trong những lối nói vui vần vè cho “trẻ con hát trẻ con chơi”. Về phương diện ngôn ngữ có thể xem đây là hiện tượng chơi chữ bằng phương tiện cùng âm. Nghĩa là cách vận dụng một thành tố cùng âm trong cấu trúc tên gọi của sự vật với một hiện tượng của cuộc sống nhằm tạo ra những sự liên tưởng bất ngờ thú vị. Đây là cách tư duy theo kiểu trẻ con, không tuân theo quy luật của thực tế khách quan.
2.3.3.5. Kết cấu vần
    Bất kỳ một hình thức tác phẩm thơ ca nào muốn liên kết các yếu tố, các đơn vị với nhau để tổ chức nên nội dung tác phẩm cũng phải nhờ yếu tố vần. Bởi không có vần sẽ không còn là thơ. Tuy nhiên, ngoài liên kết bởi vần, quan trọng hơn sợi dây liên kết vô hình giữa các câu thơ, đoạn thơ chính là nội dung ý nghĩa của nó. Tự cái được biểu đạt đã bao hàm sự liên kết trong kết cấu tác phẩm văn học. Song đối với đồng dao, điều đáng nói ở đây là nếu không có chức năng liên kết của vần câu thơ, đoạn thơ sẽ tan ra do không có mối quan hệ ràng buộc nhau về nghĩa. Như Vũ Ngọc Khánh nhận xét “các bài hát trẻ em phần lớn gần như chỉ là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, chỉ cốt cho vần vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ sang câu kia, đang nói chuyện này lại bắt sang chuyện khác” [172, tr.719]. Ví dụ như:
    Hình thức kết cấu này nhấn mạnh vai trò của vần đối với việc tổ chức sắp xếp liên kết các yếu tố tạo thành chỉnh thể đồng dao. Xét cho cùng kết cấu đồng dao trong trường hợp này biểu hiện của tính phi logic. Tuy nhiên, tính phi logic ấy tồn tại trong cái logic của đối tượng tham gia diễn xướng đồng dao. Hình thức kết cấu “câu nọ xo câu kia” rất phù hợp với tư duy “nhảy cóc” của trẻ. Điều này xuất phát từ đặc điểm của quá trình nhận thức của các em. Tri giác của trẻ mang tính chất đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không chủ động. Đối với tuổi thơ, các em chủ yếu suy nghĩ bằng “hình thù, âm thanh, màu sắc và cảm xúc” (Usinxki), tiếp thu ngoại vật bằng ấn tượng chứ không phải bằng lí luận. Mặt khác, cùng với sự xuất hiện tần số cao của vần thơ trong đồng dao, hình thức kết cấu vần góp phần nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của vần trong quá trình sản sinh văn bản đồng dao. Vần cùng với nhịp là yếu tố dường như không thể thiếu vắng của hình thức thơ đồng dao. Tác phẩm đồng dao có thể không mang nghĩa nhưng nhất thiết cần có vần. Thơ ca giàu vần điệu sẽ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ dễ đọc dễ nhớ.
    Những hình thức kết cấu đồng dao chúng tôi khái quát ở trên tuy chưa phải là tất cả song qua đó cũng chứng tỏ sự đa dạng phong phú của đồng dao về mặt kết cấu. Một số hình thức kết cấu thể hiện sự dụng công của tác giả dân gian trong quá trình sáng tạo nghệ thuật (kết cấu trùng điệp, kết cấu vòng tròn). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hình thức kết cấu lỏng lẻo, không cố định, mang tính chất hồn nhiên tự nhiên (kết cấu lắp ghép, kết cấu vần). Kết cấu đồng dao vừa là phương thức tổ chức các yếu tố tạo nên chỉnh thể nghệ thuật đồng thời vừa là phương thức tồn tại và lưu truyền của đồng dao bên cạnh sự ảnh hưởng, chi phối của môi trường sinh hoạt, hành động diễn xướng của trẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Tham luận về "kĩ năng mềm"