Khái niệm văn hóa - chất lượng văn hóa - du lịch


Khái niệm văn hóa và chất lượng văn hóa
* Khái niệm văn hóa
Vào thế kỉ XIX thuật ngữ văn hóa được các nhà khoa học Phương Tây sử dụng như một danh từ chính. E.B Taylor cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm: sự hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục,  những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội.”
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “ Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa môi trường và con người tự nhiên và xã hội”.
Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (Văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn…) theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng phong tục, lối sống lao động…
* Khái niệm chất lượng văn hóa
Chất lượng văn hóa theo theo nghĩa thông thường nhất là tỷ lệ văn hóa được cấu thành trong một sản phẩm mang giá trị vật chất hay tinh thần nào đó. Với ý nghĩa đó thì, chất lượng văn hóa của sản phẩm lưu niệm là tỷ lệ các yếu tố văn hóa được cấu thành trong một sản phẩm lưu niệm.
Du lịch và dịch vụ du lịch
* Khái niệm du lịch
          Du lịch tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của loài người, là một trong những nhu cầu ngày càng trở thành tất yếu giúp con người điều hòa cuộc sống của chính mình trong xã hội và tự nhiên. Sự xuất hiện nhu cầu du lịch chủ yếu xuất phát từ mong muốn giải tỏa sự đơn điệu, nhàm chán trong cuộc sống thường ngày của con người. Với những áp lực công việc hàng ngày họ mong muốn có sự thay đổi ở một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên để phục vụ sức khỏe và nâng cao hiểu biết. Các nhu cầu đó luôn gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
          Lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của con người ngày càng tăng lên. Điều đó xuất phát từ thu nhập của họ được nâng cao, trình độ nhận thức văn hóa phát triển, thời gian nhàn rỗi dành cho du lịch càng nhiều. Đồng thời, trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất thì con người phải lao động trong nhũng điều kiện căng thẳng hơn những lý do đó đã thúc đẩy nhu cầu về du lịch phát triển.
          Ngày nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó mà nó đã trở thành một hiện tượng kinh tế phổ biến không chỉ ở những nước phát triển  mà còn ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới khái niệm du lịch vẫn chưa hoàn toàn thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.
          Theo Liên hợp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Offcial Travel Orangnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hàn đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn; tức không phải để làm một nghề hay một việc sinh sống”.
          Theo tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Orangnization) một tổ chức thuộc Liên hợp quốc “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những du khách tạm chú trong mục đích tham quan, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. 
          Có khá nhiều khái niệm về du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
          + Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
          + Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên của các cá nhân hay tập thể nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ.
          + Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình.
          + Các cuộc hành trình lưu trú tạm thời của các cá nhân hay tập thể đó đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình.
          Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam” (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:
          + Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật.
          + Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc từ đó góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; đối với du khách nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình thức xuất
          Theo điểm 1, điều 4, chương 1 của “Luật du lịch Việt Nam” (14-6-2005) thì “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng không gian nhất định”. - Khái niệm dịch vụ
* Khái niệm dịch vụ du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành vận chuyển, lưu trữ, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.