Chất lượng văn hóa của sản phẩm du lịch




* Khái niệm sản phẩm du lịch
          Theo cuốn Markettinh du lịch của Phạm Huy Khang: “sản phẩm du lịch là tập hợp của nhiều hoặc thành phần khác nhau bao gồm những vật chất hữu hình và vô hình, hầu hết các sản phẩm du lịch là những dịch vụ và kinh nghiệm”.
Theo điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Như vậy có thể tiếp cận khái niệm sản phẩm du lịch ở những quan điểm sau:
- Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận sau:
+ Dịch vụ vận chuyển.
+ Dịch vụ lưu trú, ăn uống.
+ Dịch vụ tham quan giải trí.
+ Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm.
+ Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch là một phức hợp cấu thành từ ba yếu tố căn bản: Tài nguyên du lịch, các dịch vụ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Sản phẩm du lịch có hai loại cơ bản:
- Sản phẩm du lịch hữu hình tồn tại ở dạng vật thể: Ví dụ: Đồ lưu niệm, các món ăn, đồ uống khách du lịch sử dụng trong nhà hàng,...Sản phẩm dạng này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm du lịch nói chung.
- Sản phẩm du lịch vô hình tồn tại ở dạng phi vật thể và chỉ có thể biết được thông qua cảm nhận của khách du lịch.
* Khái niệm chất lượng văn hóa của sản phẩm du lịch
Chất lượng văn hóa của sản phẩm du lịch là tỷ lệ một hay nhiều yếu tố văn hóa cấu thành trong sản phẩm du lịch.
Ứng với một một loại sản phẩm du lịch thì có một sự cấu thành yếu tố văn hóa trong đó một cách đặc trưng riêng. Chất lượng văn hóa trong sản phẩm ăn uống khác với chất lượng văn hóa trong dịch vụ hướng dẫn viên du khách,...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.