Phân loại các mặt hàng theo giá trị văn hóa cấu thành trong sản phẩm tại Đền Hùng
1.
Đánh giá chung về chất lượng văn hóa của các sản phẩm lưu niệm tại khu di tích
lịch sử đền Hùng
Mỗi quốc gia có nền du lịch phát triển
đều có một hay nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng. Sản phẩm của một số nước tiêu
biểu như: Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia,
Singapore… đều
rất độc đáo và mang được tính đặc trưng. Singapore có những món quà mang biểu
tượng nhân sư Merlion, Trung Quốc có sân vận động Tổ Chim hay Vạn Lý Trường
Thành, Campuchia có Angkor Wat, Thái Lan có voi, Malaysia có biểu tượng tháp
đôi, Ý có tháp nghiêng Pisa, Nga có lật đật Petrushka…
Với thực tế của ngành du lịch nước ta
hiện nay có không ít các địa danh, công trình văn hóa, khu di tích lịch sử nổi
tiếng không có sản phẩm lưu niệm đặc trưng và có chất lượng văn hóa của từng
vùng miền hoặc có sản phẩm đặc trưng nhưng chất lượng chưa cao, chủ yếu là các
sản phẩm kết hợp từ nhiều nơi và các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Phú Thọ nói chung và khu di tích lịch
sử đền Hùng nói riêng cũng vậy, các sản phẩm lưu niệm tại đây chỉ có một số ít
là có tính đặc trưng của đất Tổ, còn phần nhiều đều là các sản phẩm từ những
điểm du lịch khác và sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào. Dù là sản phẩm có
tính đặc trưng hay sản phẩm từ nơi khác thì mẫu mã cũng như kiểu dáng còn đơn
điệu, không phong phú, chất lượng sản phẩm còn kém, chưa phát huy được hết giá
trị văn hóa vốn có của đất Tổ, ta có thể nhận thấy rất rõ điều này qua một số
nhóm mặt hàng như:
Về mặt hàng quần áo: Chất lượng và
kiểu dáng là điều đáng bàn và được quan tâm nhiều nhất, những chiếc áo phông in
hình đất Tổ hay in những dòng chữ về lễ hội đền Hùng nếu so với chiều dài lịch
sử văn hóa trải dài mấy nghìn năm ở nơi đây thì kiểu dáng và mẫu mã như vậy vẫn
còn quá nghèo nàn, đơn điệu. Ngoài ra, các sản phẩm này đều là hàng thủ công
kém chất lượng, không bền khách hàng chỉ sử dụng vài lần là bị phai màu hay
tuột các đường chỉ, số lượng mặt hàng không có nhiều chỉ tập trung ở những sản
phẩm mà mẫu mã thì không có gì mới hơn so với những năm trước đây.
Về mặt hàng trưng bày hay đồ trang sức
cũng khiến cho du khách phải thất vọng vì ở đâu, bất cứ điểm du lịch nào du
khách cũng bắt gặp những sản phẩm giống như nhau.
Tựu chung lại chúng tôi nhận thấy,
phần lớn sản phẩm lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng chưa có chất lượng
văn hóa, chưa mang tính đặc trưng, độc đáo vốn có của vùng đất Tổ.
2
Phân loại chất lượng văn hóa qua một số mặt hàng khảo sát
Như phần trên chúng tôi đã trình bày
phần lớn sản phẩm tại khu di tích lịch sử đền Hùng chưa có chất lượng văn hóa,
nhưng cũng không phải tất cả sản phẩm đều như vậy. Chúng tôi xin đưa ra các sản
phẩm mà chúng tôi đánh giá là có giá trị và chất lượng văn hóa của khu di tích
lịch sử đền Hùng:
+ Trống đồng.
+ Tượng Lạc Long Quân.
+ Tượng Lý Thái Tổ.
+ Bông lúa vàng.
+ Áo in hình dòng chữ đất Tổ.
+ Đĩa in hình đền Hùng.
+ Sách viết về thời kì Hùng Vương.
Như vậy chúng ta thấy rằng các sản
phẩm lưu niệm có mang yếu tố văn hóa trong đó chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ: 7/80
sản phẩm hàng hóa (gần 9%) . Đây là một tỷ lệ quá thấp về mức độ đưa văn hóa
trong sản phẩm lưu niệm và việc tận dụng khai thác các giá trị văn hóa cho sản
phẩm lưu niệm.
Trong hệ thống các sản phẩm có yếu tố
văn hóa đó ta có thể thấy các sản phẩm chứa 100% chất lượng, giá trị văn hóa
đất tổ Hùng Vương đó là chiếc trống đồng, tượng Lạc Long Quân, tượng Lý Thái Tổ.
Các sản phẩm chỉ chứa khoảng 50% giá trị văn hóa của đất tổ như: bông lúa vàng,
sách việt về thời đại Hùng Vương. Các sản vật còn lại: Áo in hình đất Tổ, đĩa
in hình đền Hùng, ...chỉ nói lên được 15% giá trị văn hóa.
Ngoại trừ trống đồng với những nét
tinh xảo trong chế tác, thì các sản phẩm còn lại đều rất đơn điệu, không thể
hiện kỹ thuật trong chế tác, yếu tố văn hóa rất thô và đơn giản.
Nhận xét
Đăng nhận xét