CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VỀ DU LỊCH



Điều kiện tự nhiên là là toàn bộ các thành phần của tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật… và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên. Những nhân tố này là môi trường sống của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của con người. Điều kiện tự nhiên đảm bảo cho việc triển khai các HĐDL dưới những khía cạnh sau:
- Điều kiện tự nhiên là cơ sở để tổ chức các HĐDL bởi một trong những đặc điểm của TNDL là có tính chất cố định theo lãnh thổ. Mọi lãnh thổ đều có những đặc trưng riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn... HĐDL phải diễn ra trên một lãnh thổ nhất định. ĐKTN tại một địa phương chính là cơ sở để tổ chức các HĐDL đó.
- Điều kiện tự nhiên có mức độ thuận lợi nhất định cho HĐDL. Điều này thể hiện qua một số vấn đề về khả năng tiếp cận, sức chứa, độ an toàn cho cả du khách và môi trường tự nhiên... Tại một số nơi TNDL hấp dẫn nhưng các nguy cơ như động đất, sóng thần, hay có cá mập xâm nhập vào bãi biển… làm cho HĐDL nơi đó có những hạn chế nhất định. Ví dụ ở Indonesia có rất nhiều bãi biển đẹp, tuy nhiên nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên đất nước này thường hay chịu thiên tai như động đất, sóng thần. Đáng nhớ nhất là trận sóng thần xuất hiện vào ngày 26/12/2004 với những con sóng cao 30m đã tàn phá cộng đồng dân cư sinh sống ven biển cướp sinh mạng của 170.000 người  thuộc tỉnh Aceh của Indonesia và 9000 du khách từ châu Âu đến. Phải mất một thời gian dài, ngành du lịch biển của Indonesia ở nơi xảy ra sóng thần mới phục hồi được.
- Điều kiện tự nhiên có thể trở thành TNDL tự nhiên khi con người có nhu cầu về một LHDL mới. Ví dụ, biển đảo thường là nơi có những bãi cát đẹp, không khí trong lành nên LHDL truyền thống là tắm biển, nay có thể tổ chức thể thao biển, du lịch chữa bệnh bằng muối, bằng cát...
- Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai HĐDL dài hay ngắn. Tùy thuộc vào ĐKTN của từng nơi mà tính chất mùa vụ của du lịch là khác nhau. Những nơi có ĐKTN ôn hòa thì có thể triển khai HĐDL quanh năm, những nơi có khí hậu phân hóa theo mùa thì du lịch cũng thường được triển khai theo mùa. Điều này chứng minh rằng, cùng là một loại tài nguyên như nhau nhưng ở địa điểm khác nhau, chịu ảnh hưởng ĐKTN khác nhau sẽ có thời gian khai thác khác nhau. Ví dụ cùng là khai thác hang động phục vụ du lịch, ở Hạ Long thường tổ chức vào mùa hè – thu nhưng ở Phong Nha – Kẻ Bàng lại diễn ra vào cuối xuân hè.
Với đặc trưng định hướng tài nguyên rõ rệt, HĐDL không thể tách rời các ĐKTN. Xã hội càng phát triển, nhu cầu đi du lịch càng tăng. Thay đổi môi trường sống quen thuộc của mình trong một khoảng thời gian trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Vì vậy, bên cạnh việc có TNDL hấp dẫn, nơi nào có ĐKTN thuận lợi sẽ cho phép việc triển khai các HĐDL diễn ra dễ dàng hơn, hiệu quả kinh tế thu được cũng cao hơn do không phải chi phí đầu tư cao.
Trong TNTN có TNDL tự nhiên. Bất cứ một LHDL nào dù mới hay truyền thống muốn hình thành đều phải dựa trên cơ sở là nguồn TNDL. TNDL tự nhiên là tiền đề để hình thành một số HĐDL. Tùy thuộc vào loại TNDL mà các LHDL được hình thành mang những nét tương ứng, ví dụ: tài nguyên nước thường gắn với LHDL chữa bệnh hoặc du lịch biển. Địa hình núi thường gắn với du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng…
            Sản phẩm du lịch được coi là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Có thể thấy, sản phẩm du lịch được cấu thành bởi nhiều yếu tố song trước hết phải kể đến là TNDL. Trong TNDL tự nhiên có chứa một số sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cho dạng tài nguyên và lãnh thổ. Du khách khi tham gia HĐDL thường không chỉ mong muốn hưởng thụ các giá trị của loại TNDL nào đó mà còn mong muốn được hưởng thụ nhiều sản phẩm du lịch kèm theo, có thể các sản phẩm du lịch đó mang tính vật chất như ăn uống (các loại hải sản), mua sắm (các cây thuốc quý)…
            Tính phong phú, đa dạng, độc đáo của nguồn TNDL tại một nơi nào đó quyết định số lượng LHDL sẽ được hình thành. Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống của con người đang ngày càng nâng lên, nhu cầu đi du lịch vì thế cũng tăng theo, mong muốn được tham gia nhiều LHDL mới mẻ và hấp dẫn là nguyện vọng của nhiều du khách. Đáp ứng nguyện vọng trên, nhiều LHDL mới đã xuất hiện, ví dụ như du lịch sinh thái, du lịch thiền… Có thể thấy, xuất phát từ nhu cầu của du khách mà nhiều sự vật hiện tượng của tự nhiên - xã hội trở lại thành nguồn TNDL.
Vị trí, quy mô của TNDL tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch dù chúng được xây dựng dựa trên sự đánh giá của nhiều yếu tố khác nhau như độ bền vững của môi trường tự nhiên, khả năng biến đổi cảnh quan… nhưng quy mô của nguồn TNDL đóng vai trò quan trọng bởi quyết định đến khả năng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ vật chất kỹ thuật du lịch ở quy mô tương ứng.
            Sự phân bố của TNDL tự nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đặc điểm, hiệu quả của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và giao thông vận tải. Đó là vì TNDL tự nhiên phân bố không theo một quy luật nào cả, có thể ở gần nhưng cũng có thể ở rất xa các điểm quần cư hay các thành phố. Đây là điểm khác biệt rõ rệt giữa TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. Để khai thác được TNDL tự nhiên ở những nơi không dễ tiếp cận buộc phải có đầu tư lớn. Nếu quy mô của nguồn TNDL lớn còn có thể thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, còn nếu ở mức độ nhỏ lẻ thì có thể chỉ dừng lại dưới dạng tiềm năng.
            Các điều kiện KT - XH có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển. Con người không chỉ là đối tượng tham gia sản xuất du lịch mà còn là đối tượng tiêu thụ du lịch. Mong muốn được nghỉ ngơi của con người luôn là thiết yếu, đây cũng chính là yếu tố cầu của du lịch, các nhân tố khác như thời gian rỗi, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,… chính là điều kiện cần có để thực hiện nhu cầu trên.
Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy của HĐDL trong đó giao thông vận tải và thông tin liên lạc giữ vai trò quan trọng nhất. Thực tế du lịch gắn liền với di chuyển. Việc rút ngắn thời gian và khoảng cách đến các điểm, khu du lịch đang được đặt ra ở nhiều nơi. Chất lượng của cơ sở hạ tầng cao thì khả năng phục vụ du lịch của nó cũng tăng theo và ngược lại.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch. Yếu tố này còn quyết định mức độ khai thác TNDL vì vậy mà ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. TNDL chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Khả năng tiếp nhận của TNDL là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng của các cơ sở này. Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch không chỉ giúp ngành du lịch thực hiện tốt các chức năng của mình mà còn đảm bảo cho độ bền vững của môi trường tự nhiên được dài lâu hơn.
Nhân tố chính trị có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự PTDL trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Du lịch và hòa bình có mối quan hệ hai chiều. Hòa bình là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, ngược lại thông qua du lịch quốc tế, nền hòa bình cũng được củng cố vững chắc hơn.
Tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc ở Rio de Janeiro 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra khái niệm về PTDLBV như sau: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai"
            Có thể thấy khái niệm PTDLBV là khái niệm được xem xét ở 3 khía cạnh:
            - Phát triển kinh tế: Với du lịch, mục tiêu này cần đạt được qua những đóng góp của cụ thể du lịch vào tăng trưởng KT - XH, đem lại lợi ích cho người dân địa phương. Lợi ích mà người dân địa phương có được sẽ đi đôi với trách nhiệm của họ với vấn đề bảo vệ giá trị của tài nguyên. Ngoài ra, qua HĐDL, người dân không chỉ được nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn mà nhận thức cũng được nâng cao từ đó khả năng bảo vệ môi trường cũng tốt hơn.
            - Bảo vệ tài nguyên và môi trường. Du lịch là một ngành định hướng tài nguyên rõ rệt, sự phát triển của nó phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô, độ hấp dẫn của một môi trường du lịch cụ thể. Dựa vào TNDL, các HĐDL được diễn ra nhằm khai thác, thu lợi nhuận kinh tế. Tuy nhiên quá trình khai thác TNDL không bền vững có thể làm giảm giá trị của tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Hậu quả là TNDL bị cạn kiệt, ít có khả năng phục hồi hoặc phục hồi rất chậm. Vì vậy, để có thể PTDLBV cần xem xét giữa khai thác, bảo vệ và tái tạo tài nguyên.
            - Bền vững về văn hóa, xã hội. Có thể xem xét sự bảo tồn văn hóa ở 2 khía cạnh. Thứ nhất bảo tồn văn hóa có ngay trong TNDL, đặc biệt là du lịch nhân văn. TNDL nhân văn bao giờ cũng hàm chứa trong nó những giá trị văn hóa rất riêng của một vùng, miền, giai đoạn lịch sử... rất cụ thể. Quá trình khai thác những TNDL này phải tính đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị về tính chân thực, tính thẩm mĩ... của nó, bảo đảm nguồn tài nguyên có thể khai thác được lâu dài.
            Thứ hai, sự bền vững về văn hóa trong du lịch được xem xét đến ở môi trường diễn ra các HĐDL. Trong môi trường của HĐDL luôn diễn ra sự giao lưu của nhiều luồng văn hóa khác nhau. Vì thế, khả năng biến thoái bản sắc của dân tộc có thể xảy ra, tác động tiêu cực đến giá trị du lịch.
            Theo số liệu điều tra của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hiện nay 80% số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo và khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Như vậy, tính khác biệt và độc đáo mà mỗi điểm du lịch hàm chứa cũng chính là độ hấp dẫn ảnh hưởng đến số lượng du khách đến thăm. Trong quá trình tổ chức các HĐDL, việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống ở mỗi điểm du lịch là rất quan trọng. Sự biến thoái, lai căng sẽ làm giảm độ hấp dẫn của du lịch. Điều này tác động tiêu cực đến tâm lí du khách. Để PTDLBV, con đường đi đến mục tiêu này trên lĩnh vực văn hóa chỉ có thể là gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống song song với khai thác có hiệu quả TNDL.
- Khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên
- Hạn chế giảm thiểu chất thải đi đôi với khuyến khích sử dụng công nghệ mới nhằm giảm sức ép với môi trường.
- Phát triển và bảo tồn tính đa dạng. Tính đa dạng trong du lịch được thể hiện ở 2 khía cạnh: Đa dạng về tự nhiên, đa dạng về văn hóa, xã hội. Tính đa dạng trong du lịch cũng là một yếu tố tạo nên độ hấp dẫn của nó. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển tính đa dạng là cần thiết để có thể PTDLBV.
- Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế -  xã hội. Du lịch vốn có tính liên ngành, liên vùng. Việc khai thác du lịch nhất định phải tiến hành quy hoạch tổng thể. Điều này đảm bảo được tính toàn diện về kết quả trong mối quan hệ giữa du lịch với kinh tế, xã hội, môi trường. Trong quy hoạch, việc đánh giá từng đối tượng theo mục đích đề ra rất cụ thể, các kịch bản rủi ro luôn được xây dựng. Vì thế, PTDL theo quy hoạch có thể hạn chế được những tiêu cực cho môi trường, kinh tế, xã hội.
- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Nguyên tắc này thể hiện ở 3 góc độ: Hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế, chi phí để bảo vệ môi trường và tài nguyên nơi tổ chức du lịch, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Muốn vậy, cần phải đảm bảo chất lượng môi trường nơi diễn ra HĐDL, hỗ trợ phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương qua các hành động cụ thể…
- Thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và tạo cơ hội cho họ tham gia vào HĐDL.
- Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường.
- Tăng cường tiếp thị một cách có trách nhiệm và thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu. Với mục tiêu PTDLBV, nội dung tiếp thị du lịch cần được lồng ghép những nội dung cần thiết về việc tôn trọng những giá trị về tự nhiên hay văn hóa những nơi mà du khách sẽ tham quan. Tiếp thị du lịch có trách nhiệm cũng cần để ý đến thời gian, khi môi trường du lịch không an toàn thì không khuyến khích người dân đi du lịch đến nơi đó.
            Phát triển du lịch bền vững là một phạm trù còn mới trong chiến lược PTDL ở nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy việc nghiên cứu để xác định các dấu hiệu để nhận biết trạng thái của quá trình này là rất quan trọng. Dựa vào các dấu hiệu này, các nhà quản lí có những giải pháp điều chỉnh kịp thời các hoạt động tổ chức, định hướng khai thác nhằm tiến tới mục tiêu PTDLBV.
*  Các chỉ số về thu nhập du lịch
            Thông thường người ta so sánh khoản thu nhập của du lịch với sản phẩm gộp trong nước để xác định quy mô góp phần của du lịch vào sản xuất quốc gia. Nhiều năm trở về trước, rất nhiều quốc gia chỉ chú ý đến sự gia tăng lợi nhuận mà không lưu tâm nhiều đến tính ổn định hay khả năng PTBV của du lịch. Ngày nay, giá trị doanh thu của du lịch tăng đều qua các năm, đóng góp của nó vào tổng thu nhập chung của nền kinh tế quốc dân ổn định, ảnh hưởng của du lịch đến các ngành khác an toàn… là những chỉ số xác nhận sự PTDLBV.
* Các chỉ số về khách du lịch
Thời gian lưu trú. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu tiêu thụ du lịch của du khách thường diễn ra như sau: Chi tiền cho việc ăn và trọ thường chiếm từ 40 – 50%, đi lại khoảng 30%, số tiền còn lại chi cho việc mua bán, tham quan và các chi tiêu khác. Như vậy, nếu lượng khách đông nhưng thời gian lưu trú ngắn sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế và an toàn với môi trường bằng việc lượng khách ít hơn nhưng lưu trú dài hơn.
Số lượng/ tỷ lệ khách quay lại một khu, tuyến, điểm du lịch nào đó là một trong những thước đo về sự hấp dẫn, chất lượng sản phẩm du lịch, thái độ phục vụ… của nơi tổ chức du lịch. Kết quả nghiên cứu phân tích tỷ lệ khách quay lại sẽ cho thấy những tích cực hay hạn chế trong quá trình tổ chức du lịch, từ đó dự báo được khả năng lượng khách quay lại và đưa ra được những sản phẩm du lịch hợp lí hơn, điều chỉnh được những hạn chế còn tồn tại trong quá trình tổ chức.
Sự hài lòng của du khách có liên quan đến chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng đội ngũ lao động, chất lượng dịch vụ bên cạnh những điều kiện thuận lợi khác về khí hậu, chính trị. Ngoài ra, mức độ hài lòng của du khách còn là yếu tố quan trọng quyết định thời gian lưu trú, mức độ chi tiêu cũng như việc quay trở lại của du khách. Do đó, mức độ hài lòng của du khách là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết về trạng thái bền vững của HĐDL tiến tới mục tiêu PTBV.
* Chất lượng nguồn nhân lực du lịch
            Để nâng PTDL nhất thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đây là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của ngành. Do sản phẩm du lịch không thể lưu kho, không thể chuyển dịch nó như những sản phẩm của nhiều ngành khác, vì thế năng lực của những người làm du lịch ảnh hưởng đến mức độ khai thác tài nguyên thành sản phẩm. Điều này trở nên cấp thiết hơn khi HĐDL trên thế giới đang diễn ra sự canh tranh gay gắt. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là yếu tố thu hút du khách, uy tín hay hình ảnh của một điểm đến mà còn là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự PTDLBV.
* Đầu tư cho du lịch
            Trong một giai đoạn nghiên cứu xác định mức độ biến đổi của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch sẽ cho thấy những dự báo về tương lai phát triển của ngành, trong đó tỷ số K là dấu hiệu nhận biết về tính bền vững của du lịch dưới góc độ đảm bảo vốn đầu tư cho phát triển.
            Trong phân tích đầu tư cho PTDLBV, ngoài việc xem xét nguồn và giá trị vốn đầu tư người ta cũng chú ý đến đối tượng đầu tư như tôn tạo di tích, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực…Việc đánh giá những dấu hiệu này có thể thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ vốn đầu tư cho các đối tượng hay hạng mục. Nơi nào có nhiều điểm du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo chứng tỏ HĐDL nơi đó có những dấu hiệu phát triển bền vững. Theo WTO, nếu tỷ lệ này vượt qua 50% thì HĐDL được xem là trong trạng thái phát triển bền vững.
            Trong đầu tư du lịch, mức độ tái đầu tư cũng là một dấu hiệu nhận biết quan trọng của PTDLBV từ góc độ đảm bảo bền vững về tài nguyên, môi trường. Quy mô đầu tư cho tôn tạo, bảo tồn TNDL cao khẳng định được sự phát triển của du lịch, ngoài ra tỷ lệ doanh thu trích lại cho cơ quan chủ quản quản lý các nguồn TNDL để tái đầu tư càng cao thể hiện khả năng liên ngành tốt. Tại một khu, điểm du lịch nào đó, lượng vốn tái đầu tư hàng năm cho tôn tạo, bảo vệ bảo tồn càng cao thể hiện sự khai thác du lịch đảm bảo được độ bền vững.
*  Tổ chức và quản lí các hoạt động phát triển du lịch
            Trong quá trình tổ chức và quản lí các HĐDL, việc quy hoạch luôn là căn cứ để triển khai các kế hoạch cụ thể. Tại một nơi nào đó, số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch sẽ là dấu hiệu để nhận biết mức độ bền vững của tài nguyên, môi trường, kinh tế.
            Việc quản lí, hạn chế những áp lực lên môi trường và các nguồn tài nguyên thông qua các biện pháp quản lí và giảm thiểu chất thải. Việc kiểm soát các hoạt động phát triển theo mục tiêu PTBV cũng được tiến hành thông qua việc đánh giá các tác động môi trường tại khu, tuyến, điểm du lịch. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết PTDLBV khá quan trọng và được xác định thông qua việc xem xét có hay chưa có việc thực hiện các biện pháp quản lí.
            Ngoài những chỉ tiêu trên thì mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương cũng là cần được xem xét khi đánh giá, định hướng PTDLBV.
            Nhiều nhà nghiên cứu địa lý đã coi phân vùng như một phương pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại lãnh thổ nghiên cứu. Tiêu biểu như A.G. Ixatrenko (1991), tập thể các nhà khoa học Viện hàn lâm Khoa học Moscow, Đại học Tổng hợp Moscow…
            Các nhà địa lý học Liên Xô cũ đã tiến hành phân vùng lãnh thổ dựa vào quy luật địa đới và phi địa đới. Tuy nhiên vai trò của từng quy luật có sự khác nhau theo từng bậc. A.A. Grigoriep và nhiều người khác cho rằng quy luật địa đới và phi địa đới phải được sắp xếp xen kẽ nhau trong hệ thống phân vị. T.S. Sukin (1947) và A.G. Ixatrenko (1953) lại coi tính địa đới là quy luật phân hóa cơ bản của lớp vỏ địa lý, đơn vị cấp cao nhất được sắp xếp theo quy luật địa đới.
            Một số tác giả khác lại loại bỏ hoàn toàn quy luật địa đới, cho rằng phi địa đới mới đóng vai trò chủ đạo trong phân hóa các địa tổng thể. Tiêu biểu như I.A. Xontxev (1958) và G.D. Richter (1964).
            Không đồng nhất với những quan điểm trên, V.I. Prokaep (1967) và một số tác giả khác lại tách các cấp phân vị trong hệ thống thành những dãy độc lập nhau, theo đó mỗi dãy sẽ là đại diện cho các quy luật chủ đạo là địa đới, phi địa đới và một dãy kết hợp. Thực tế, trong mỗi đơn vị thể tổng hợp tự nhiên luôn có sự đan xen giữa hai quy luật địa đới và phi địa đới song cần xác định quy luật nào đóng vai trò chủ đạo.
* Hệ thống phân vị của các tác giả nước ngoài
Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam được bắt đầu tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đầu tiên phải kể đến Sêglova (1957) đã phân vùng địa lý tự nhiên của Việt Nam và Singapore thành hai cấp là vùng và á vùng, trong đó tiêu chí để phân cấp vùng chủ đạo là yếu tố khí hậu, bổ trợ là là các nhân tố khác như địa chất - kiến tạo, thực vật.
Tác giả Fridland (1962) lại xây dựng hệ thống phân vị thành 5 cấp là: lãnh thổ, tỉnh, quận, á quận, vùng để phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam.
* Hệ thống phân vị của các tác giả trong nước
            Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam đã được bắt đầu tiến hành từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Đầu tiên là sơ đồ phân vùng được các tác giả Tổ phân vùng thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đưa ra, trong đó hệ thống các đơn vị phân vùng được phân chia như sau:
            Đới          Miền           Khu            Vùng địa lý tự nhiên
            Năm 1978, Vũ Tự Lập đã xây dựng mô hình hệ thống các đơn vị phân vùng, theo đó lãnh thổ Việt Nam được chia thành hai đới gồm: Đới rừng gió mùa chí tuyến gồm 2 á đới là á đới có mùa đông lạnh và khô, á đới nóng ẩm không có mùa đông và mùa khô rõ rệt. Và đới rừng gió mùa á xích đạo gồm 2 á đới: á đới không có mùa khô rõ rệt và á đới có mùa khô rõ rệt. Sau đó dưới đới và á đới Ông lại chia ra 3 miền và 13 khu như sau:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm 3 khu là khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu Đồng Bằng Bắc Bộ.
            - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm 5 khu: Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Hòa Bình - Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và khu Bình - Trị - Thiên.
            - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm 5 khu: Kon Tum - Nam Nghĩa, khu Đắc Lắc – Bình Phú, khu Cực Nam Trung Bộ, khu Đông Nam Bộ và khu Tây Nam Bộ.
Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam được các tác giả phòng Địa lý Thổ nhưỡng thuộc Trung tâm Địa lý Tài nguyên, Viện Khoa học Việt Nam (1992) đưa ra với hệ thống cấp phân vùng gồm:
Đới          Á đới          Miền              Á miền          Vùng địa lý tự nhiên
            Theo kết quả phân vùng trên, Việt Nam nằm trong đới rừng gió mùa nhiệt đới với 2 đới, 9 miền, 2 á miền thuộc miền Trường Sơn Nam và 42 vùng địa lý tự nhiên.
Cơ sở lý thuyết của phân vùng địa lý tự nhiên là hệ thống các nguyên tắc có quan hệ logic với nhau, được lựa chọn trong quá trình phân tích và tập hợp các thể tổng hợp tự nhiên trong phạm vi các cấp phân vùng.
            Trong tự nhiên nói chung, các thành phần và yếu tố tự nhiên luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về quy luật tồn tại cũng như sự phân hóa của chúng. Những đặc điểm này khi được nhóm lại một cách có hệ thống, có quy luật theo những nguyên tắc nhất định sẽ tạo nên những tập hợp đặc trưng cho từng vùng lãnh thổ khác nhau với sự khác biệt không lặp lại theo không gian và thời gian.
            Nguyên tắc phát sinh được áp dụng trong phân vùng địa lý tự nhiên nhằm giải quyết các vấn đề về sự phát sinh, phát triển của các thể tổng hợp tự nhiên. Bằng nguyên tắc này sẽ cho phép giải thích được nguồn gốc phát sinh không chỉ là các thành phần tự nhiên và các yếu tố thành tạo mà còn cả các thể tổng hợp tự nhiên cùng với mối quan hệ tương tác giữa chúng.
            Trên thực tế, khó tái tạo và xác định đầy đủ nguồn gốc và lịch sử của các địa hệ ở các cấp khác nhau, mặt khác tuổi và lịch sử hình thành của mỗi đơn vị và mỗi thành phần tự nhiên cũng khác nhau, do vậy nguyên tắc phát sinh chỉ có thể giải thích sự phân dị lãnh thổ diễn ra như thế nào, nguyên nhân gì và thời gian nào hình thành các cấp phân hóa lãnh thổ, mức độ thống nhất phát sinh nội tại của mỗi vùng… Điều này dẫn đến việc cần thiết phải kết hợp với các nguyên tắc khác trong quá trình phân vùng địa lý tự nhiên.
Nguyên tắc tổng hợp. Để tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên một lãnh thổ nào đó, cần xem xét mọi khía cạnh của thể tổng hợp tự nhiên trên mọi đơn vị phân chia, theo đó đề ra chỉ tiêu ở khía cạnh chung nhất, tổng hợp tất cả đặc điểm của các yếu tố chung nhất để sắp xếp các thể tổng hợp tự nhiên vào một cấp phân vùng.
Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. Khi tiến hành phân vùng, sự tương đồng về chất của các cảnh quan được xem nhẹ thay vào đó là sự nhấn mạnh đặc điểm toàn vẹn phát sinh của lãnh thổ.
Nguyên tắc yếu tố trội. Trong mỗi bậc của hệ thống phân vùng được đặc trưng bởi một thành phần hoặc yếu tố tự nhiên nào đó chiếm ưu thế, song không là tuyệt đối. Nhân tố chiếm ưu thế tại một phạm vi nhất định sẽ tạo ra sự phân hóa lãnh thổ nhất định. Áp dụng nguyên tắc yếu tố trội sẽ giải quyết được sự phân cấp trong hệ thống phân vị khu vực nghiên cứu.
Nguyên tắc đồng nhất tương đối. Tính đồng nhất tương đối được hiểu là mối tương quan của các nhân tố hình thành vùng, làm nên tính riêng của mỗi vùng, tạo ra sự khác biệt với các vùng khác. Nguyên tắc đồng nhất được áp dụng để giải thích việc nhóm các lãnh thổ có ĐKTN gần nhau thì được đưa về một đơn vị phân vùng.
Phương pháp điều tra khảo sát được áp dụng để tìm hiểu sự phân hóa thực tế nhất định, đồng thời nhằm đánh giá mức độ khả thi của lý thuyết, tính phù hợp với thực tiễn khi tiến hành phân vùng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích yếu tố trội. Cơ sở lý luận của phương pháp phân tích yếu tố trội được thể hiện trong phản ánh các đặc trưng của tự nhiên, nó giải thích sự không đồng nhất cũng như vai trò của từng yếu tố hay thành phần trong thể tổng hợp tự nhiên tại một cấp phân vị nào đó. Nó nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của yếu tố này hay yếu tố khác cũng như mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau trong một hệ thống đồng nhất của tự nhiên…
Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên. Thiên nhiên là một thể thống nhất trong đó các hợp phần tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau theo những quy luật khách quan. Vì là một hệ thống nên khi tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN của lãnh thổ cần thiết phải áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên.
Phương pháp phân tích, so sánh các bản đồ phân vùng bộ phận. Việc so sánh, đối chiếu các bản đồ phân vùng bộ phận với nhau giúp rút ra được những đặc trưng giống và khác nhau về ĐKTN giữa các cấp phân vùng, từ đó đưa ra được những chỉ tiêu khoa học thích hợp cho mỗi cấp phân vùng theo mục đích nghiên cứu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.