Cấu trúc và tính chất của hợp kim VĐH
1.1. Cấu trúc và tính
chất của hợp kim VĐH
1.1.1. Trạng thái VĐH của
hợp kim
Hợp kim rắn tồn tại
dưới hai trạng thái tinh thể và trạng thái VĐH. Trong trạng thái tinh
thể, các nguyên tử được sắp xếp tuần hoàn theo một trật tự nào đó
tạo thành mạng tinh thể, còn trong trạng thái VĐH thì không tồn tại
sự sắp xếp tuần hoàn ấy, nó giống như chất lỏng bị đông cứng lại,
thường được gọi là “chất lỏng quá nguội”. Người ta có thể chế tạo
được hợp kim rắn ở trạng thái VĐH bằng nhiều phương pháp khác nhau
như: phương pháp chiếu xạ, phương pháp lắng đọng từ thể hơi, phương
pháp lắng đọng hóa học, phương pháp nguội nhanh, phương pháp nghiền
cơ…[6]. Trong luận văn này chúng tôi chọn phương pháp chế tạo mẫu là
phương pháp nguội nhanh, công nghệ này được trình bày kỹ ở phần 1.1.4 và chương II.
1.1.2. Trật tự gần. Sự
khác nhau giữa vật rắn VĐH với vật rắn tinh thể
Trong vật rắn tinh
thể, các nguyên tử được sắp xếp theo một trật tự tuần hoàn, tức là
tồn tại các phần tử đối xứng như phép quay tịnh tiến. Chẳng hạn,
nếu chọn một nguyên tử nào đó làm gốc thì sau khi dịch chuyển các
véc tơ mạng tinh thể đi một số nguyên lần sẽ gặp lại chính nguyên tử
này. Còn vật rắn VĐH do được tạo thành từ trạng thái lỏng bị đông
cứng nhanh chóng nên các nguyên tử chưa kịp sắp xếp lại theo một trật
tự tinh thể nên không tồn tại trật tự xa. Nếu véc tơ nối hai nguyên
tử gần nhất là véc tơ tịnh tiến và dịch chuyển vec tơ đó đi một số
lần đủ lớn (ví dụ 10 lần) thì không đảm bảo gặp lại một nguyên tử
tương đương. Sự vắng mặt của trật tự xa trong vật rắn VĐH là do cách
sắp xếp không trật tự của các nguyên tử trong đó. Tuy nhiên, cấu trúc
không trật tự trong vật rắn VĐH khác xa với chất khí và chất lỏng.
Trong chất khí các nguyên tử (phân tử) chuyển động hỗn loạn và có
quãng đường tự do lớn. Trong chất lỏng các nguyên tử dao động mạnh,
chúng luôn đổi chỗ cho nhau và có khả năng dịch chuyển trong khoảng
cách lớn. Trong khi đó ở vật rắn VĐH các nguyên tử cố gắng sắp xếp
theo cách xếp chặt kiểu đối xứng cầu, tức là quanh mỗi nguyên tử có
các nguyên tử khác bao bọc một cách ngẫu nhiên nhưng xếp chặt. Cấu
trúc nguyên tử như trên tuy không tồn tại trật tự xa nhưng cũng có thể
thiết lập một trật tự gần nào đó, nên cạnh một nguyên tử “gốc” có
rất nhiều khả năng tồn tại một nguyên tử khác nằm sát nó. Kiểu
trật tự này chỉ tồn tại ở nguyên tử “gốc” nên gọi là trật tự gần.
Ở khoảng cách 2d, 3d…(d = 2r với r là bán kính nguyên tử) khả năng
tồn tại của nguyên tử giảm dần và xa hơn nữa không thể khẳng định
chắc chắn có hoặc không có mặt nguyên tử [6,2].
Sự khác biệt về
cấu trúc có thể là cơ sở lý giải cho nhũng tính chất rất đặc biệt
của hợp kim VĐH khác nhiều so với tính chất của tinh thể có cùng
thành phần. Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn ở các phần sau của
luận văn.
1.1.3. Các mô hình cấu
trúc hợp kim VĐH
Các hợp kim VĐH
ngoài những tính chất giống hợp kim tinh thể còn có một số đặc
trưng tốt hơn, như tính chống ăn mòn hóa học, tính bền cơ học, tính
đàn hồi…và đặc biệt là tính từ mềm. Để biết rõ về các vật liệu
này đã có rất nhiều cách tiếp cận, mô tả cấu trúc trạng thái VĐH
của hợp kim. Mỗi mô hình đều có ưu điểm mô tả được một khía cạnh
nào đó, một tính chất nào đó của vật liệu nhưng đồng thời cũng có
những hạn chế nhất định. Ở đây, chúng ta xét hai mô hình điển hình
cho loại liên tục và không liên tục được cho là phù hợp nhất với nội
dung của luận văn.
1.1.3.1. Mô hình phôi thai
tinh thể
Để mô tả hợp kim VĐH
các tác giả Hamada và Fujita đã đưa ra mô hình phôi thai tinh thể. Mô
hình phôi thai tương ứng với các tổ hợp có cấu trúc lập phương tâm
khối (b.c.c) với thể tương tác Pack – Dianna và cấu trúc lập phương tâm
mặt (f.c.c) với thế tương tác Huntington.
Số nguyên tử trong mỗi phôi thai tinh thể là khoảng 50 nguyên tử và
giữa các phôi thai không có sự liên quan định hướng. Số nguyên tử trên
biên được phối vị một cách ngẫu nhiên, hệ số bó chặt được chọn có
giá trị từ 0,66 đến 0,7. Tỷ số giữa số lượng nguyên tử trong phôi
thai và trong các vùng có trật tự là 1:3,7 đối với phôi thai b.c.c và
1:4,5 đối với phôi thai f.c.c [6].
1.1.3.2. Mô hình Bernal- mô
hình các quả cầu xếp chặt ngẫu nhiên.
Mô
hình Bernal đã được nhiều tác giả phát triển để nghiên cứu cấu trúc
vô định hình. Các kết quả thu được cho thấy mô hình này là một tiếp
cận đúng đắn so với các mô hình khác.
Mô
hình Bernal mô tả một chất lỏng đơn
giản trong đó các cấu tử là các quả cầu rắn như nhau được bó chặt
một cách nhẫu nhiên sao cho hệ có mật độ cực đại. việc bó chặt này
hoàn toàn khác với cấu trúc lập phương tâm mặt và cấu trúc lục
giác xếp chặt vì cấu trúc bên ngoài đòi hỏi có mật độ cao còn
phải có mạng tinh thể nhất định. Bức tranh về cấu trúc Bernal được
vẽ trên hình 1.1.
Hình 1.1. Mô hình Bernal.
Sự
sắp xếp các viên bi cho thấy hoàn toàn không có sự kết tinh nào. Tuy
nhiên từ việc đo đạc toạ độ các viên bi người ta kết luận là trong
sự hỗn hợp các viên bi này cũng tồn tại một cấu trúc nhất định.
Do
vậy các tính chất của hợp kim vô định hình như thế nào là phụ
thuộc vào thành phần hợp kim và công nghệ chế tạo ra nó. Mặt khác
theo mô hình Bernal, trong chất lỏng đã tồn tại sẵn các cấu trúc
nhất định. Đó là sự sắp xếp các nguyên tử theo những cấu hình nhất
định. Trong các đa diện Bernal có các lỗ trống (tâm của đa diện). Số
lượng các lỗ trống có kích thước khoảng 20% so với tổng số các
nguyên tử tạo nên đa diện. Nếu các nguyên tử kim loại có bán kính
lớn (r 0,8) thì các nguyên tử á kim có kích thước nhỏ hơn (r 0,2 0,4) có thể xen vào các lỗ trống đó và làm ổn định
cấu trúc VĐH.
Để
nhận được hợp kim vô định hình ta thấy rằng trong các công nghệ cần
phải tuân theo hai yếu tố sau:
+
Thứ nhất là các hợp kim dễ bị thủy tinh hóa thường có thành phần
20% nguyên tử á kim và 80% nguyên tử kim loại. Tỷ số này khá trùng
với tỷ số 20% kích thước các lỗ trống trong mô hình Bernal.
+
Thứ hai là phải làm sao giảm đi sự di động của các nguyên tử, các
ion hoặc phân tử của các chất tạo thành hợp kim VĐH.
+ Thứ ba là do trạng thái vô định hình là
trạng thái không cân bằng. Trạng thái đó không tương ứng với năng lượng
cực tiểu, vì vậy nó dễ dàng chuyển sang trạng thái tinh thể có cấu
trúc ổn định hơn. Do đó ta cần
phải khống chế quá trình chuyển pha từ trạng thái vô định hình sang
trạng thái tinh thể. Vì vậy ta cần phải giảm được hoặc ức chế quá
trình phát triển kích thước hạt tinh thể. Có như vậy người ta mới
chế tạo được vật liệu có cấu trúc từ những hạt vô cùng nhỏ [2, 6, 8].
Để
thực hiện được các việc trên, hiện nay người ta nhận thấy tốt hơn cả
là nhận vật liệu vô định hình dưới dạng dát mỏng hoặc nhận dưới
dạng màng mỏng kim loại. Đó là một trong những lý do để chúng tôi
chọn phương pháp phun băng nguội nhanh để sản xuất ra vật liệu VĐH.
1.1.4. Phương pháp phun băng
nguội nhanh
Phương pháp phun
băng nguội nhanh (chill-block solidification) được Duwez và cộng sự giới thiệu
vào năm 1960 [9]. Đây là một kỹ thuật làm hoá rắn nhanh hợp kim nóng chảy, ban
đầu phương pháp này dùng để tạo ra dung dịch rắn giả bền cho kim loại, sau đó
được phát triển để tạo ra hợp kim rắn nhanh có dạng băng. Nguyên tắc của phương
pháp này là hợp kim được đặt một ống thạch anh có đường kính đầu vòi khoảng 0,5
đến 1 mm, ống thạch anh này được đặt trong một lò cảm ứng. Khi hợp kim được đốt
nóng chảy, qua đầu vòi, nó sẽ phun lên bề mặt một trống quay làm bằng đồng và
nhanh chóng được làm nguội, tốc độ nguội rất cao từ 105-106
K/s, sản phẩm có dạng băng chiều dày từ 20-50 mm. Trống đồng có
đường kính khoảng 200-300 mm. Do lực căng bề mặt tại đầu vòi trong một số
trường hợp cần phải có một áp suất sau ống thạch anh hợp kim nóng chảy mới có
thể rơi lên mặt trống đồng.
Có
hai loại thiết bị nguội nhanh, thiết bị chỉ có một trống quay gọi là phương
pháp nguội nhanh trống đơn (single-roller) và thiết bị có hai trống quay gọi là
phương pháp nguội nhanh trống đôi (twin-roller). Phương pháp trống quay đơn
được sử dụng phổ biến hơn, cả trong nghiên cứu và sản xuất nam châm thương mại,
do sự đơn giản trong cấu tạo và vận hành. Tất cả các mẫu sử dụng trong luận văn
đều sử dụng thiết bị loại này nên nó sẽ được mô tả chi tiết trong phần 2.1.2.
Hình
1.2 là sơ đồ thiết bị trống quay đôi, hợp kim nóng chảy qua đầu vòi đổ vào khe
giữa hai trống quay. Phương pháp này có ưu điểm là làm tốc độ nguội của hợp kim
đều hơn nên trạng thái pha của mẫu khá đồng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên
cứu đã chỉ ra tốc độ nguội lại chậm hơn so với thiết bị trống quay đơn (khoảng
104 độ/s).
Hình 1.2. Sơ đồ thiết bị phun băng trống quay
đôi.
Để vô
định hình hoá hợp kim, tốc độ làm nguội phải đủ lớn, và để mô tả quá trình này
người ta đưa ra giản đồ T.T.T (temperature Time – Transformation)
|
Hình 1.3. Giản đồ
C-C-T biểu diễn các đường nguội tạo pha vô định hình hoặc tinh thể hoá.
Sự
hình thành các pha cũng như quá trình tinh thể hoá hợp kim vô định hình có thể
giải thích bằng giản đồ chuyển pha nguội liên tục C-C-T. Hình 1.3 là một minh
họa giản đồ C-C-T biểu diễn các quá trình nguội của hợp kim trên hệ trục thời
gian - nhiệt độ. Trên giản đồ này đường cong (a) tương ứng với trường hợp tốc
độ nguội hợp kim lỏng là khá lớn đủ để cản trở sự kết tinh và phát triển hạt,
cấu trúc pha của sản phẩm nguội nhanh này là vô định hình. Nếu quá trình nguội
theo đường cong (b) thì cấu trúc của sản phẩm hoá rắn nhanh là sự pha trộn giữa
pha vô định hình và pha vi tinh thể A, do sự kết tinh bắt đầu ngay sau khi pha
vô định hình hình thành, sự khuếch tán của các nguyên tố thành phần trong pha
vô định hình để hình thành pha A là khá chậm. Đường cong (c) biểu diễn cho
phương pháp tạo cấu trúc composite thông qua quá trình nguội đơn. Mặc dù về
mặt thực nghiệm việc xây dựng một giản đồ C-C-T là rất khó khăn
nhưng nó rất hữu dụng để làm sáng tỏ quá trình nguội trong thực tế
[9]. Để thu được cấu trúc VĐH, tốc độ nguội cần được chọn một cách thích hợp để
tránh sự phát triển các pha tinh thể ngoài ý muốn. Điều này sẽ được thảo luận
chi tiết, đầy đủ hơn trong các phần dưới đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét