Lịch sử nghiên cứu vấn đề khu di tích lịch sử đền Hùng




          Về phương diện lịch sử văn hóa, các công trình nghiên cứu đi vào tìm hiểu những giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích lịch sử đền Hùng như: nguồn gốc, quá trình xây dựng và tu bổ, trình tự lễ hội…Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề này trong các tài liệu như: “ Non nước Việt Nam” của Phạm Công Sơn, “Giới thiệu khu di tích lịch sử đền Hùng” của Vũ Kim Biên, “Đền Hùng - Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia” của Lê Tượng, Phạm Hoàng Oanh…Bên cạnh đó chúng ta có thể tìm được những đánh giá toàn diện và sâu sắc về vấn đề này trong các kỷ yếu hội thảo về đền Hùng như là: “Di tích lịch sử đền Hùng và không gian văn hóa Hùng Vương” hay trong kỷ yếu hội thảo khoa học: “Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học” của trường Đại học Hùng Vương.
          Tại tỉnh Phú Thọ, về du lịch đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu ở những góc độ và quy mô khác nhau, nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ như:
          UBND ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai, (2008), Hội thảo nâng cao chất luợng sản phẩm du lịch, Việt Trì. Từ năm 2005 chương trình “ Du lịch hướng về cội nguồn” của ba tỉnh Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai bắt đầu được thực hiện. Hội thảo đã tổng kết, đánh giá kết quả của ba năm thực hiện chương trình, nội dung cơ bản là thông qua các lễ hội, các hoạt động văn hóa từng bước tuyên truyền, quảng bá giới thiệu với nhân dân trong cả nước về những sản phẩm du lịch của ba tỉnh nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Từ đó, hội thảo cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của ba tỉnh, đặc biệt là của Phú Thọ nơi được đánh giá là có tiềm năng du lịch văn hóa phong phú, đa dạng nhất.
          Những bài viết, bài nghiên cứu được đăng trên báo Đặc sản Văn hóa  thể thao và du lịch Phú Thọ trong những năm gần đây như: Tăng cường liên kết các vùng để thúc đẩy du lịch Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai phát triển nhanh và bền vững của tác giả Vũ Thế Bình; Tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch của tác giả Thăng Long; Ẩm thực du lịch và du lịch cội nguồn của tác giả Nguyễn Khắc Xương; Phát huy vị thế văn hóa vùng Đất Tổ đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của tác giả Nguyễn Ngọc Ân, Đặc sản Văn hóa Thể thao và Du lịch số số 02- 12/2008.
          Trên báo Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ số 02 năm 2009 có bài Du lịch văn hóa- lịch sử Đất Tổ Hùng Vương tiềm năng, triển vọng của Nguyễn Phi Nga; Tác giả Thăng Long với  Tìm thương hiệu cho du lịch Đất Tổ.
          Trên báo Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ số 01 năm 2010 có bài Du lịch Phú Thọ theo góc nhìn tổng quan văn hóa của tác giả Nguyễn Ngọc Ân; Bài Để du lịch Phú Thọ trở thành trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của tác giả Trần Văn Khải; Bài viết Lễ hội- sức hút của du lịch Phú Thọ của tác giả Quách Sinh.
          Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Diệu Thu lớp K6 Việt Nam học, khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Hùng Vương năm 2011 về Nghiên cứu loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Thọ.
Đây là những bài viết, những công trình nghiên cứu chung về du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển về loại hình du lịch văn hóa, từ đó đề xuất giải pháp nhằm để đưa ngành du lịch trong tỉnh phát triển.
Việc khai thác du lịch tại đền Hùng, chúng ta có thể có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này mà chủ yếu mới dừng lại ở các bài báo, các tham luận tại các hội thảo về Văn hoá – Du lịch diễn ra trong thời gian vừa qua. Điểm chung có thể nhận thấy là các tài liệu này chủ yếu đi vào phân tích và chỉ rõ những tiềm năng có thể khai thác của loại hình du lịch văn hoá mà cụ thể ở đây là những chuyến hành hương của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước về với vùng đất Tổ cùng với đó việc phát triển những tour tham quan khu di tích kết hợp khám phá rừng Quốc Gia đền Hùng. Nội dung này có thể được tìm thấy rất nhiều trong các bài báo và trang web của Tổng cục Du lịch, báo Phú Thọ….
          Tuy nhiên việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử đền Hùng vẫn chưa có tác giả nào thực hiện. Trên cơ sở khảo cứu, thống kê và phân loại các mặt hàng lưu niệm này chúng tôi sẽ đánh giá được thực trạng của các sản phẩm để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các mặt hàng lưu niệm có chất lượng văn hóa mang đặc trưng riêng của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Đánh giá chất lượng văn hóa của một số mặt hàng lưu niệm trong dịch vụ du lịch tại khu di tích lịch sử Đền Hùng- Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2012- 2013.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.