Cấu trúc và tính chất của vật liệu nanô tinh thể
1. Cấu
trúc của vật liệu từ mềm nanô tinh thể
Các vật liệu nanô tinh thể là các
đa tinh thể một pha hoặc nhiều pha với kích thước hạt tinh thể cỡ nanômet,
thường thì từ 5 đến 50 nm. Chúng có thể được chế tạo bằng nhiều
cách như nghiền cơ năng lượng cao, bằng kỹ thuật lắng đọng hóa học
hoặc bằng cách kết tinh từ trạng thái VĐH (có thể thu được trạng
thái nanô tinh thể ngay sau khi phun băng hoặc qua quá trình ủ nhiệt).
Vật liệu nanô tinh thể bao gồm cả vật liệu từ
cứng, từ mềm với nhiều loại nền khác nhau, như nền Fe, nền Co... Tuy
nhiên, một điều hết sức quan trọng là các vật liệu từ mềm sẽ có
khả năng cho biến thiên entropy lớn. Nên ở đây chúng tôi sẽ đề cập vật
liệu từ mềm nanô tinh thể nền Fe, được chế tạo thông qua giai đoạn
VĐH, cụ thể bằng phương pháp nguội nhanh, sau đó được xử lý nhiệt để
tạo pha tinh thể. Một ví dụ điển hình là vật liệu Fe73.5Cu1Nb3Si13.5B9 được chế tạo bởi Y.Yoshizawa và các đồng
nghiệp ở công ty Hitachi Metal (Nhật Bản), và có tên thường gọi là Finemet
(Fine Mixture of Metals). Finemet được chế tạo bằng công nghệ nguội nhanh sau
đó được ủ ở nhiệt độ thích hợp để tạo nên các hạt nano tinh thể α-Fe(Si) có
kích thước chỉ 10 nm trên nền ma trận vô định hình còn dư, ngoài ra tùy
thuộc vào chế độ xử lý nhiệt còn có thể tìm thấy các đám nhỏ
(cluster) giàu nguyên tử Cu giữa các tinh thể, hay sự xuất hiện của các pha borid sắt
sẽ làm giảm đặc tính từ mềm của vật liệu [5, 7]. Với cấu trúc này,
Finemet có tính chất từ tuyệt vời mà chưa một vật liệu từ mềm nào trước đó có
thể có như:
- Có lực kháng từ nhỏ tới cỡ 0,01 Oe.
- Độ từ thẩm μ có thể đạt tới vài trăm ngàn (có
thể lên tới 600000).
- Có từ độ bão hoà cao tới 1,2 - 1,5 T.
- Tổn hao trễ rất nhỏ.
- Có điện trở suất cao
hơn vật liệu từ mềm nền kim loại tới vài bậc, do đó giảm thiểu tổn hao xoáy và
cho phép sử dụng ở tần số cao (trong dải KHz thậm chí tới MHz).
- Có khả năng chống mài mòn cơ học, chống ăn
mòn hoá học rất tốt [5].
Ta có thể thấy các tính chất trên của Finemet thỏa
mãn rất tốt các yêu cầu của vật liệu từ nhiệt ứng dụng vào các
máy làm lạnh bằng từ trường.
2. Vai trò của các nguyên tố trong việc tạo pha và ảnh
hưởng tới tính chất từ của hệ hợp kim Fe-Mn-Cu-Nb-Si-B.
Các hợp kim
VĐH từ mềm nền Fe được bổ xung một lượng nhỏ các nguyên tố kim loại, á kim hoặc
phi kim khác, các nguyên tố này phải đảm bảo hai yêu cầu: hoà tan rất ít trong
Fe hoặc Co; có nhiệt độ kết tinh (nhiệt độ nóng chảy) cao.
Ở trạng thái VĐH (sau khi được chế tạo dưới dạng băng mỏng liên tục bằng phương pháp
nguội nhanh), các cấu tử chủ yếu gồm: Fe hoặc Co và các nguyên tố “glass-forming elements” pha thêm như : B, Si,
Cu, Nb, Mo, W, Cr...được phân bố đều do hoà tan cưỡng bức. Các nguyên tử trong chất rắn vô định hình sắp xếp một cách ngẫu nhiên và
mang tính trật tự gần. Cấu trúc của chất rắn VĐH được mô tả
gồm các quả cầu xếp chặt với nhau một cách ngẫu nhiên giống như ta đem các hòn
bi bó chặt trong một túi cao su – mô hình của Bernal J.D và Finney. Một đặc
điểm là hợp kim vô định hình tồn tại ở trạng thái không bền. Nó có thể bị tái
kết tinh khi được xử lí nhiệt. Khi đó, hợp kim thường xảy ra quá trình tái kết
tinh:
G → G’ + α + β + γ... (G, G’
là pha vô định hình; α, β, γ... là các pha kết tinh).
Trạng thái ủ nhiệt kết tinh: Để dễ hiểu vai trò của
các nguyên tố “glass-forming elements” ta hãy
lấy một ví dụ điển hình là hợp kim Finemet (Fe73,5Cu1B9Nb3Si13,5)
để phân tích (xem hình 1.4). Trước hết, ta so
sánh một cách hình ảnh ba cấu trúc: Vô định hình, nanô tinh thể, tinh thể khối
một cách đơn giản như sau: Cấu trúc vô định hình như một đống cát (siêu nhỏ,
mịn, hỗn độn); cấu trúc nanô tinh thể như đống bi tròn (gồm các hạt cấu trúc
tinh thể nhỏ, mịn); cấu trúc tinh thể khối như đống sỏi (gồm các hạt tinh thể lớn có tính trật tự). Hợp kim Finemet thành phần chủ yếu là nguyên tử Fe
(như các hòn bi tròn - lớn, hỗn độn) nếu
chỉ có các hòn bi đó thì chúng sẽ tạo ra nhiều lỗ trống dẫn đến việc chúng sẽ
rất kém bền. Việc bổ xung nguyên tử nhỏ khác như: B, Si (các hạt cát) có bán kính
nguyên tử nhỏ hơn rất nhiều sẽ tạo ra các nguyên tử nhỏ chui vào các khe trống
và làm chặt, bền cấu trúc giúp cấu trúc vô định hình trở nên bền hơn.
Hình 1.4. Mô tả sự hình thành cấu trúc của Finemet
Ta xét tiếp vai trò của các cặp
nguyên tố Cu, Nb: Cu là nguyên tố rất dễ nóng chảy và có hệ số khuếch tán cao.
Chúng sẽ tạo ra cấu trúc đồng nhất và tạo thành các mầm để cho các hạt tinh thể
kết tinh từ cấu trúc vô định hình khi ta xử lí nhiệt. Còn Nb thì ngược lại, nó
có nhiệt độ nóng chảy rất cao và sẽ bám ở biên hạt khi các hạt phát triển giúp
hạn chế các hạt không phát triển kích thước quá lớn tức là làm mịn cấu trúc
nanô. Đó là vai trò của các nguyên tố trong hệ Finemet.
Sau đây ta hãy xét kĩ hơn vai trò của
các nguyên tố “glass-forming elements” trong việc
hình thành pha và ảnh hưởng đến tính chất từ của hợp kim giàu Fe trong trạng thái ủ nhiệt kết tinh. Cấu trúc của vật
liệu từ xảy ra các quá trình hồi phục cấu trúc tạo thành vùng giàu Fe với Tx
(nhiệt độ kết tinh) thấp và vùng giàu Cu, Nb (chẳng hạn) với Tx cao.
Đồng thời với quá trình hồi phục cấu trúc là quá trình tạo thành dung dịch rắn
các tinh thể lập phương tâm khối α – Fe (Si). Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ ủ Ta sẽ xuất hiện các
pha FexBy làm tính chất từ mềm xấu đi. Ở đây ngoài vai
trò của kích thước hạt, tỉ phần thể tích VTT/VVĐH , các
nguyên tố kim loại đưa vào hợp kim như Cu, Nb,… cũng đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển và hạn chế quá trình tăng kích thước hạt trong hợp
kim. Việc hình thành cấu trúc nanô tinh thể được xem là kết quả của hiệu ứng tổ
hợp của hai nguyên tố Cu, Nb (hoặc các nguyên tố nhóm V hay nhóm VI như: Mo,
Ta, W, Cr,…) . Nguyên tố Cu tạo mầm kết tinh các hạt lập phương tâm khối.
Nguyên tố Nb (hay các nguyên tố kim loại khác đã kể ở trên) làm tăng trật tự
gần hoá học, và cũng góp phần (cùng với nguyên tố B) làm ổn định nền vô định
hình. Phần Bo còn sót lại sau đó làm tăng kích thước hạt và làm xuất hiện các
pha Fe – B (nếu ta tiếp tục tăng nhiệt độ ủ kết tinh) [2, 4].
Theo các tác giả [5, 7] thì với
hệ hợp kim VĐH có thành phần phần trăm
nguyên tử Fe73,5 Nb3Cu1Si13,5B9
cùng với việc xử lý nhiệt thích hợp sẽ cho tính chất từ mềm tối
ưu. Mặt khác theo kết quả nghiên cứu của tác giả [12] thì việc thay thế
một phần Fe bằng Mn không làm thay đổi lớn cấu trúc cũng như tính từ
mềm của hợp kim ban đầu. Tuy nhiên, sẽ có những thay đổi nhất định
đối với nhiệt độ TC và biến thiên entropy của hệ. Ảnh
hưởng của sự thay thế này sẽ được bàn luận kỹ ở chương III.
3. Tính
chất từ của vật liệu từ mềm nanô tinh thể
Khi nấu chảy và phun thành băng hợp kim Fe73,5
Nb3Cu1Si13,5B9 sau đó ủ nhiệt để
đạt được cấu trúc tinh thể với các hạt tinh thể vô cùng nhỏ có giá trị độ từ
thẩm vô cùng cao. Điều này trái ngược hẳn với hiện tượng thông thường vẫn xảy
ra đối với các vật liệu vô định hình khi dược xử lý nhiệt ở khoảng nhiệt độ
trên nhiệt độ tinh thể hóa là độ từ thẩm thường giảm một cách đột ngột. Tuy
nhiên, hiện tượng tăng vọt giá trị từ thẩm chỉ xảy ra trong một khoảng nhiệt độ
hẹp chừng 500C ở trên nhiệt độ tinh thể hóa. Nếu xử lý nhiệt độ một
lần nữa thì độ từ thẩm lại giảm đột ngột như thông thường. Herzex giải thích
nguyên nhân vật liệu có giá trị độ từ thẩm cao là do tạo được các hạt tinh thể
có kích thước tới hạn là 10nm ứng với một thành phần a-Fe(Si) thích
hợp làm cho giá trị từ giảo và dị hướng từ xấp xỉ bằng không, khi đó hệ
Finemet cho đặc tính “siêu từ mềm”. Như đã biết, với các vật liệu từ
cổ điển có kích thước hạt lớn D > 100 nm thì HC ~ 1/D. Với các vật liệu nano tinh thể thì khác hẳn, lực
kháng từ trong vật liệu tỷ lệ với bậc sáu của kích thước hạt tinh thể D theo
quy luật HC ~ D6.
Vật
liệu từ mềm nano tinh thể gồm tập hợp các hạt a - Fe (Si) có kích thước siêu mịn, sắp xếp ngẫu nhiên
nhưng có liên kết từ với nhau thông qua nền vô định hình pha sắt từ. Về mặt
hình thức, một hệ như vậy giống như cơ chế của loại nam châm trao đổi đàn hồi
(composite magnets), tuy nhiên không phải như vậy, để có được tính từ mềm tốt,
như Herzer đã giải thích ở trên đó là do ở điều kiện kích thước hạt như vậy làm
cho hằng số dị hướng và giá trị từ giảo của vật liệu đều bằng không (k1
= 0 và lS = 0). Khi kích thước hạt D
nhỏ hơn rất nhiều so với khoảng cách
của tương tác trao đổi L = (A/K)1/2 (A là độ lớn tích phân trao
đổi) thì tương tác trao đổi buộc các hạt định hướng song song trong một thể
tích L3 và lúc đó thể tích này chứa (L/D)3 hạt làm cho dị
hướng từ trung bình giảm theo công thức
á K ñ = K1 (D/L)6 [5].
Ví
dụ: các hạt a-Fe (Si)
với khoảng 20 % nguyên tử Si có K1 cỡ 8 KJ/m3; L » 35nm thì ta có
dị hướng trung bình K sẽ nhỏ đi hàng nghìn lần so với K1. Giá trị từ
giảo của hỗn hợp a - Fe (Si) trên nền vô định hình rất nhỏ nên tỉ phần thể tích của 2 pha
Fe và Si là 20% là hợp lý. Từ đó suy ra, tính “siêu từ mềm” chỉ xuất hiện trong
các hợp kim nano tinh thể nếu nó có một cấu trúc tế vi và thành phần pha thích
hợp. Một cấu trúc cụ thể như trên sẽ là các hạt a - Fe (Si) giầu Si có kích thước cỡ 10 – 15nm, phân bố
đều trên nền pha vô định hình có thể tích tổng cộng của pha vô định hình nhỏ
hơn 20% và không tồn tại các pha dị hướng lớn như Fe2B, Fe3B
[5, 7].
Bằng
những cơ sở lý thuyết đã trình bày, chúng ta thấy rằng hệ mẫu Fe73,5-xMnxNb3Cu1Si13,5B9
hoàn toàn phù hợp theo các yêu cầu nghiên cứu do có thể dễ dàng chế
tạo được các băng VĐH có tính từ mềm tốt bằng phương pháp phun băng
nguội nhanh, nếu chọn quy trình xử lý nhiệt thích hợp sẽ tạo được
các pha tinh thể cho nhiều tính chất lý thú hoặc tạo thành vật liệu
từ mềm nanô tinh thể có tính “siêu từ mềm”. Các vật liệu có tính từ
mềm tốt có thể cho kết quả biến thiên entropy từ Sm lớn trong biến thiên từ trường nhỏ. Mặt
khác nhiệt độ TC của vật liệu có thể dễ dàng thay đổi để
đưa về gần vùng nhiệt độ phòng bằng cách thay đổi thành phần cách
nguyên tố trong hợp kim.
Nhận xét
Đăng nhận xét