"Kế toán vật liệu ở công ty đường bộ 230"

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam mấy năm trở lại đây có sự tăng trưởng đáng khích lệ, đó là thành quả của công cuộc đổi mới nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, các Doanh nghiệp sản xuất muốn tông tại và phát triển nhất định phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả inh tế. Điều này đòi hỏi phải tăng cường quản lý mọi yếu tố liên quan tới sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu được để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh tính toán và xác định có hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, tổ chức hạch toán vật liệu là không thể thiếu được và phải đảm bảo cả 3 yêu cầu cơ bản của công tác hạch toán đó là chính xác, kịp thời, toàn diện
Hạch toán vạt liệucó đảm bảo được các yêu cầu trên thì sẽ đảm bảo cho viêcj cung cấp vật liệu kịp thời, đồng bộ cho nhu cầu sản xuất, kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ và tiêu hao vật liệu, ngăn chặn hiện tượng lãng phí trong sản xuất thi công, nhờ đó góp phần giảm bớt chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận tiết kiệm lao động cho Doanh nghiệp.
Công ty đường bộ 230 là Doanh nghiệp xây dựng cơ bản chuyên xây dựng và sửa chữa lớn những cong trình giao thông nên chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì lý do đó mà sau 1 thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất ở công ty đường bộ 230 tôi đã chọn đề tài "Kế toán vật liệu ở công ty đường bộ 230" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Do những hạn chế về trính độ và thời gian, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được bổ sung. Tôi mong muốn được tiếp thu những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và cán bộ kế toán tại công ty đường bộ 230 nhằm giúp tôi hoàn thiện đề tài và nâng cao được kiến thức của mình để phục vụ tốt cho công tác thực tiễn sau này

PHẦN THỨ NHẤT

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG ĐƠN VỊ XÂY LẮP

I. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong ngành xây dựng cơ bản

1. Khái niệm :

Vật liệu là đối tượng lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể của sản phẩm

2. Những đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản

Ngành xây dựng đường bộ là một ngành giữ vai trò quan trọng trong viếcản xuất vật chất mang tính công nghiệp, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Quôc dân. Ngành xây dựng giao thông mang tính đặc thù riêng khác với các ngành nghề khác từ đặcđiểm riêng này nó chi phối công tác kế toán, đòi hỏi kế toán xây dựng cơ bản những nét đặc trưng riêng phù hợp với ngành
Phương thức tiêu thụ sản phẩm rất đặc biệt đó là sản phẩm không nhập kho, lãi của sản phẩm xác định trước, vì vậy khi tiến hành lập dự toán cầnphải thận trọng dự tính trước. Với những đặc điểm này kế toán vật liệu trong ngành xây dựng đường bộ trở nên rất quan trọng, vì giá thành sản phẩm được cấu thành bởi nhiều chi phí khác nhau, trong đó chi phí vật liệu thường chiếm từ 70% - 80% trong giá thành sản phẩm xây lắp, do đó nó ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm cũng như thu nhập của Doanh nghiệp nên đòi hỏi Doanh nghiệp phải chú trọng tới việc tiết kiệm nguyên vật liệu. Trong điều kiện hiện nay sử dụng vật liệu 1 cách hợp lý, tiết kiệm nhất tức là đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

3. Vai trò và tác dụng của kế toán nguyên vật liệu

Hạch toán kế toán vạt liệu có chính xác kịp thời đầy đủ thì lãnh đạo mới nắm được chính xác tình hình thu mua, dự trữ, xuất dùng nguyên vật liệu cả về kế hoạch và thực hiện. Từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp, chất lượng của công tác hạch toán vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác hạch toán giá thành cho nên để đảm bảo hạch toán giá thành chính xác thì khâu đầu tiên cũng phải hạch toán vật liệu chín xác và khoa học
Nhờ có công tác hạch toán vật liệu doanh nghiệp mới biết được tình hình sử dụng  vốn lưu dộng, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, hạch toán vật liệu cung cấp những thông tin giúp doanh nghiệp có kế ho thu mua dự trữ nguyên vật liệu tránh tính trạng gián đoạn qui trình sản xuất

4. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu

Phải hạch toán tình hình tăng giảm và hiện có của vật liểutong đơn vị, phải phản ánh giá trị vật liệu vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sử dụng. Phải phát hiện kịp thời vật liệu thừa, thiếu và tìm biện pháp xử lý .

II. Phân loại và tính giá vật liệu

1. Phân loại vật liệu

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau với khối lượng lớn. Mỗi loạivật liệu có công dụng kinh tế và tính năng lý hoá khác nhau, chính vì vậy để quản lý vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải nhận biết được từng loại vật liệu. Bởi vậy phải tiến hành phân loại vật liệu, phân loại vật liệu là việc sắp xếpvật liệu có cùng một loại tiêu thức nào đó vào 1 loại. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: ( bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành lên thực thể chính của sản phẩm như : đá, nhựa đường, trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông, sắt, thép trong doanh nghiệp chế tạo máy cơ khí
- Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng để tạo ra sản phẩm
- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sẩn xuất kinh doanh như than, củi, xăng dầu, hơi đốt
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết,phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
- Vật liệu xây dựng: Là những vật liệu và thiết bị mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản
- Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản có thể sử dụng lại, hay có thể bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt )
- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu bao bì đóng gói hoặc các loại vật liệu đặc biệt riêng của từng ngành

2. Tính giá vật liệu

Đánh giá vật liệu là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thựcvà chính xác, có như vậy mới đảm bảo quản lý vật liệu chặt chẽ và có hiệu quả

a.- Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Tuỳ theo từng nguồn nhậpmà giá thực tế của vậ liệu đuợc xác định như sau:
- Với vật liệu mua ngoài thì giá thực tế là giá mua ghi trên hoá đơn (chưa có thuế VAT) cộng  (+) các chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển bốc rỡ bảo quản vật liệu,chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, tiền bồi thường…) trừ (-)đi các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có) đối với doanh nghiệp áp dụng thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Giá thực tế là giá muaghi trên hoá đơn(bao gồm cả thuế VAT) cộng (+) với các chi phí thu mua thực tế đối với doanh nghiệp không áp dụng thuế VAT theo phương pháp khầu trừ mà theo phương pháp trực tiếp
- Với vật liệu tự sản xuất: tính theo giá thành sản xuất thực tế
- Với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: giá thực tế gồm giá trị vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan
- Vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh: giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định cộng (+) với các chi phí tiếp nhận (nếu có)
- Với phế liệu: giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng lại được hay giá trị thu hồi tối thiểu
- Với vật liệu được tặng thưởng: giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương cộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận

b.- Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Đối với vật liệu xuất dùng trong kỳ tuỳ theo đặc điểm hoạt độngcủa từng doanh nghiệp vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán:
v            Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này giá trị thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức:
Giá thực tế             =       Số lượng vật liệu       x      Giá đơn vị
vật liệu xuất dùng           xuất dùng                          bình quân
Trong đó: Giá đơn vị bìn quân có thể tính theo 1 trong 3 cách sau:
Cách 1
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế vật liệu tồn dầu kỳ và nhập trong kỳ
────────────────────────────
Lượng thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
Cách tính này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung
Cách 2
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trứơc
=
Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước)
────────────────────────────
Lượng thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước)
Cách này mặc dù khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động vật liệu trong kỳ tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá vật liệu kỳ này.
Cách 3

Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi  lần nhập
────────────────────────────
Lượng thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
Cách tính này khắc phục được nhược điểm của cả hai phương pháp trên vừa chính xác, vừa cập nhật. Nhược điểm của cách này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
v    Phương pháp nhập trước xuất trước (Fi Fo)
Vật liệu nhập vào với giá nào trước tiên thì giá đó sẽ được xuất ra đầu tiên, xuất hết theo giá của lô nhập trước mới xuất đến giá của  lô nhập sau. Vật liệu tồn kho là những vật liệu nhập kho sau cùng. Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăngthì giá trị vật liệu tồn kho lớn, giá trị vật liệu xuất sử dụng nhỏ dẫn đến giá thành thấp lợi nhuận cao và ngược lại
v    Phương pháp nhập sau xuất trước ( Li Fo)
Tính giá vật liệu xuất kho trong điều kiện lô vật liệu nào được nhập kho sau thì sẽ được xuất kho trước, lượng vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế lần nhập đó. Phương pháp này ngược với phương pháp nhập trước xuất trước
v    Phương pháp thực tế đích danh
Vật liêu nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó không tính đến thời gian nhập và xuất kho. Áp dụng với các doanh nghiệp có ít loại mật hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

III. Chứng từ thủ tục - phương pháp hạch toán nguyên vật liêu

1. Chứng từ sử dụng

Theo chế độ chứng từ kế toán qui định ban hành số 114/ TC /QĐ /TCKT ngày 01/01/ 1995 của bộ trưởng bộ tài chính các chứng từ kế toán vật liệu bao gồm
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 -VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 -VT)
- Hoá đơn kiêm vận chuyển xuất kho (mẫu 02 - BH)
- Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá (mẫu 08 - VT)
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (mẫu 03- BH)
Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc sử dụng thống nhất theo qui định của nhà nước, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như:
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( mẫu 04 - VT )
- Biên bẩn kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( mẫu 05- VT)
- Phiếu xuất kho vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07 - VT)

2. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Tuỳ theo điều kiện kinh doanh cụ thể, yêu cầu và trình độ quản lý mà việc ghi chép, phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như việc kiểm tra đối chiếu số liệu, hạch toán số liệu giữa kho và phòng kế toán được tiến hành theo 1 trong các phương pháp sau

a.- Phương pháp thẻ song song:

- Ở kho: Thủ kho là người thực hiện và phản ánh số lượng vật liêụ nhập, xuất, tồn trên thẻ kho
- Ở phòng kế toán: Nhân viên kế toán vật liệu mở sổ chi tiết vật liệu tương ứng với thẻ kho, kế toán theo dõi, ghi chép cả về mặt lượng và mặt giá trị
- Trình tự ghi sổ:

Ghi chú:

b.- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Ở kho: Cũng mở thẻ kho theo dõi số lượng từng loại vật liệu
- Ở phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tổng hợp vật liệu nhập, xuất, tồn cả về mặt số lượng và giá trị
- Trình tự ghi sổ:

c. Phương pháp sổ số dư

- Ở kho: Thủ kho mở thẻ kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào mặt số lượng
- Ở phòng kế toán: Khi nhận được phiếu nhập, xuất kế toán tiến hành kiểm tra và phân loại chứng từ rồi ghi đơn giá theo dõi về mặt giá trị để ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn
- Trình tự ghi sổ:

IV. Kế toán tổng hợp vật liệu

1. Phương pháp hạch toán

Hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương  pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm nguyên vật liệu một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho
Để hạch toán nguyên vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 152: " Nguyên vật liệu" tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ…., tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá thực tế của nguyên vật liệu trong kỳ ( mua ngoại, tự sản xuất, phát hiện thừa…)
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm các nguyên vật liệu trong kỳ theo giá thực tế ( xuất dùg, xuất bán, thiếu hụt…)
Dư nợ: Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho
- Tài khoản 151: " Hàng mua đi đường"
Bên nợ: Phản ánh giá trị hàng đi đường tăng
Bên có: Phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng
Dư nợ: Giá trị hàng đi đường (đầu và cuối kỳ)
Ngoài ra trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như:  TK133, TK331, TK111, TK113

2. Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Nợ        151      Có                Nợ      152   Có                    Nợ      338    Có
           Nhập kho VL đi đường      Nguyên vật liệu thừa khi      
           kỳ trước                             kiểm kê
Nợ          333    Có                                                             Nợ      154     Có
              Thuế nhập khẩu tính vào             NVL xuất thuê ngoài
        giá thành VL nhập kho        chế biến
                                                                                          
Nợ         411      Có                                                            Nợ     331     Có
             Nhận cấp phát, nhận               Giảm giá, hàng bán trả lại
             Góp vốn liên doanh       người bán

Nợ          338     Có                                                             Nợ  138, 334    Có
             NVL thừa khi kiểm kê            NVL thiếu khi kiểm kê

Nợ          154     Có                                                             Nợ 128, 222, 228 Có                       NVL chế biến nhậpkho     Xuất kho NVL góp vốn
                NVL  chế biến nhập kho     Xuất kho NVL góp vốn
                      liên doanh
                                                                                   Nợ    412      Có
Nợ          412    Có                                                            
         Đánh giá tăng vật liệu            Đánh giá giảm vật liệu


Nợ   111, 112, 141         Có
           VL mua ngoài nhập kho
                    Nợ     1331     Có
             Thuế VAT
               đầu vào

PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 230

I. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY

Công ty đường bộ 230 là một doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành đường bộ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng

1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Là một trong những doanh nghiệp thành viên thuộc khu quản lý đường bộ II cục đường bộ VIệt Nam. Trụ sở của công ty đặt tại Km 10 Quốc lộ 5 thuộc xã Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội
Nhiệm vụ chính của công ty là XD& SC đường bộ phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của xã hội góp phần đáng kể vào việc tham gia, cải tạo, nâmg cấp cơ sở hạ tầng như làm mới đường vào sân bay, bến cảng, mở rộng và nâng cấp các tuyến quốc lộ 1, 2, 3, 5 ….
Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường và đã đóng góp 1 phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện chăm lo đời sống việc làm cho người lao động. Trải qua quá trình xây dựng phấn đấu và trưởng thành tới nay công ty đã không ngừng lớn mạnh vế mọi mặt
Doanh thu năm 2005 : 70.000.000.000

2- Tổ chức bộ máy quản lý

Việc tổ chức quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết và không thể thiếu được. Nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng công trình thi công ở công ty đường bộ 230, công tác tổ chức quản lý khá hợp lý, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc
- Trong đó: Giám đốc chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
- Một phó giám đốc phụ trách công tác nội chính phụ trách đới sống công nhân viên trong đơn vị
- Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công,  Một phó giám đốc chịu trách nhiệm vế vật tư thiết bị máy móc công trình, trạm sản xuất bê tông, phụ trách nội chi
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng tổ chức lao động hành chính
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật
+ Phòng vật tư thiết bị
+ Phòng tài chính kế toán
Hiện nay biên chế của phòng kế toán có 6 CBCNV trong đó chức năng của từng người như sau:
v                    Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện, phân công trách nhiệm cho từng người và đông thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp
v                    Kế toán tổng hợp: Hàng tháng căn cứ vào các bảng kê và các chứng từ có liên quan đến chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ cái để lập cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
v                    Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại vật tư đồng thời cũng là kế toán tổng hợp hàng tháng, quí có nhiệm vụ lên báo cáo kế toán
v                    Thủ quĩ: Có nhiệm vụ thu - chi và bảo quản tiền mặt ở công ty
v                    Kế toán ngân hàng: " Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán " có chức năng lập các phiếu thu - chi tiền mặt của công ty đồng thời cũng là kế toán theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao TSCĐ tính toán phân bổ khấu hao hàng quí
v                    Kế toán tập hợp chi phí: Có nhiệm vụ tập hợp chi  phí sản xuất phát sinh, tính giát thành cho từng hạng mục, công trình xây dựng, thanh toán công nợ với các đơn vị thi công, với khách hàng, với cá nhân theo dõi các khoản bảo hiểm, cuối tháng tổng hợp quyết toán với đơn vị cấp trên

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ PHÒNG KẾ TOÁN
 


CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 230

3- Hệ thống tài khoản kế toán

Là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Công ty đường bộ 230 đã sử dụng hầu hết các tài khoản kế toán theo quyết định số 1141TC /CĐKT của BTC đối với các doanh nghiệp nhà nước từ loại 1 đến loại 9 và cả tài khoản ngoài bảng loại 0. Ngoài ra do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản Công ty còn sử dụng thêm  TK 623 "chi phí sử dụng máy thi công " theo qui định của BTC đối với các công ty xây lắp, tài khoản 623 được mở chi tiết theo từng đối tượng và nội dung
- TK 6231: Chi phí nhân công
- TK 6232: Nguyên vật liệu
- TK 6234: Khấu hao máy
- TK 6238: Chi phí khác bằng tiền
·        Một số tài khoản mà công ty không sử dụng đến vì những lý do sau đây:
Loại 1:  TK 1113, TK1123, vì vàng bạc, kim  khí quí, đá quí luân chuyển chậm không thông dụng cho việc thanh toán
- TK 1532, 156, 157 , không có nghiệp vụ liên quan
- TK  121, công ty không phát sinh đầu tư tài chính nên không có cổ phiếu, trái phiếu
Loại 2:   TK 2116, 221
Loại 4:  TK 451, 461, là công ty kinh doanh nên không có nguồn kinh  phí sự nghiệp
Loại 5:  TK 5122, 521, 532, 531, vì công ty kinh doanh trong lĩnh vực XDCB nên không có hàng hoá bán ra, và cũng không có chiết khấu hay giảm giá hàng bán
Loại 6:   Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên không sử dụng TK 611, 631
Loại 0:  TK 008 Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên không được cấp hạn mức kinh phí

4- Hình thức ghi sổ - Hệ thống sổ kế toán

Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khầu trừ, kỳ kế toán ở công ty thường là trình tự kế toán chứng từ ghi sổ tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

II.  THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 230

1-  Chứng từ sử dụng nhập và xuất vật liệu tại công ty

- Khi nhập kho vật liệu:
Theo chế độ kế toán qui định: Tất cả các loại vật liệu từ khi mua về đến công ty phải tiến hành thủ tục nhập kho
Thực tế ở công ty đường bộ 230 khi vật liệu về đến kho công ty sẽ được nhân viên phòng vật tư kiểm tra chất lượng, qui cách phẩm chất vật liệu. Sau đó cán bộ cung ứng vật tư sẽ căn cứ vào hoá đơn mua hàng và số lượng vật liệu thực nhập để lập phiếu nhập vật tư và được lập thành 3 bản có đầy đủ chữ ký của thủ kho, ngươì nhập, cán bộ cung ứng, người kiểm tra kỹ thuật một bản, lưu tại phòng vật tư, một bản thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, hàng ngày thủ kho tập hợp số lượng phiếu nhập cho từng loại vật liệu, giao cho kế toán vật liệu cùng với thẻ kho để kế toán kiểm tra, một bản cuối cùng giao cho kế toán thanh toán với người bán hàng cùng với hợp đồng cung ứng vật tư
- Khi xuất kho vật liệu:
Khi có yêu cầu về nhu cầu vật tư cho thi công từng công trình, kỹ thuật công trình mang phiếu xuất vật tư có chữ ký của thủ trưởng đơn vị đến kho, phiếu xuất do phòng vật tư thiết bị căn cứ vào kế hoạch vật tư. Phiếu xuất lập thành 3 bản, 1 bản phòng vật tư thiết bị giữ, 1 bản thủ kho giữ sử dụng để vào thẻ khovà chuyển cho kế toán vật liệu, 1 bản giao cho người nhận vật tư chuyển về đơn vị sử dụng

2- Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu

Hạch toán chi tiết vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho  từng thứ, từng loại vật liệu cả về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị.
Để có thể tố chức thực hiện được toàn bộ công tác kế toán vật liệu nói chung và kế toán chi tiết vật liệu nói riêng thì trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán. Những chứng từ này là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán, thực tế tại công ty, chứng từ kế toán được sử dụng trong phần hành kế toán vật liệu, bao gồm:
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT )
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (mẫu 08- VT )
- Hoá đơn giá trị gia tăng (mẫu 01- GTGT - LL )
Kế toán chi tiết vật liệu ở công ty áp dụng phương pháp thẻ song song. Sử dụng phương pháp này hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán vì kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng.
- Ở kho: Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho sau khi đã đối chiếu với số lượng hàng thực nhập, thực xuất thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho của từng thứ vật liệu. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất cho kế toán vật liệu tại phòng kế toán.
Thẻ kho được kế toán vật liệu giao cho thủ kho lập hàng ngày, sau đó kiểm tra lại và kế toán trưởng ký, thẻ kho được mở cho từng thứ vật liệu mỗi thứ có một hoặc một số tờ căn cứ vào khối lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh.
- Tại phòng kế toán: Hàng ngày khi nhận được chứng từ của thủ kho giao,kế toán vật liệu kiểm tra lại và sắp xếp từng loại chứng từ, phiếu xuất riêng, phiếu nhập riêng theo từng loại vật liệu đã được phân loại.
Kế toán theo rõi từng loại vật liệu căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để lập sổ chi tiết nhập, xuất vật liệu, ghi theo trình tự thời gian.
Kế toán chi tiết vật liệu được thực hiện trên bảng tổng hợp nhập, xuất vật liệu và sổ chi tiết vật liệu. Sổ tổng hợp nhập xuất vật tư phản ánh giá trị vật liệu nhập kho theo giá thực tế, sổ mở cho cả năm, mỗi nhóm được theo dõi trên một trang nhất định. Cuối tháng kế toán vật liệu cộng sổ chi tiết và đối chiếu với thẻ kho, nếu khớp kế toán sẽ  ký xác nhận vào thẻ kho.
PHIẾU NHẬP VẬT TƯ SỐ: 20
Ngày 10/03/2005
Nhập của: Công ty nhựa Hải Phòng
Nhập tại kho: Công ty
                                                                              Nợ TK 152
                                                     Có TK 331
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
ĐVT
Mã VT
Số lượng
Thành tiền
Theo CT nhập
Thực nhập
Đơn giá
Nhập nhựa đường ESSO 60/70 Phuy
Tấn

15
15
9.600.000
144.000.000
Cộng thành tiền ( bằng chữ): Một  trăm bốn bốn triệu đồng

Người nhập

Thủ kho
Ngày 10 tháng 3 năm 2005
Phòng vật tư
Thủ trưởng
----------------------------------------------------------------------------------------



PHIẾU NHẬP VẬT TƯ SỐ : 60
Ngày 15/03/2005
Nhập của: Xí nghiệp đá 27/7
Nhập tại kho: Công ty
                                                   Nợ TK 152
                                                   Có TK 331
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
ĐVT
Mã VT
Số lượng
Thành tiền
Theo chứng từ nhập
Thực nhập
Đơn giá
Đá 1x2
m3

600
600
111.000
66.600.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Sáu sáu triệu sáu trăm nghìn đồng

Người nhập

Thủ kho
Ngày 15 tháng 3 năm 2005
Phòng vật tư
Thủ trưởng

 





                                          HOÁ ĐƠN (GTGT)
                                     ( Liên 2 giao khách hàng)
                                Ngày 10/3/2005

Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
CN/99 - B
NQ: 035901
Đơn vị bán hàng: Công ty nhựa Hải Phòng
Địa chỉ: Hải Phòng
Điện thoại:                                        MST: 0100575234-1
Họ tên người mua hàng: Hoàng Cao Long
Đơn vị: Công ty đường bộ 230.
Địa chỉ: Dương Xá- Gia Lâm - Hà Nội
Hình thức thanh toán: chuyển khoản             MST: 01001091841
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
1
Nhựa đường ESSO 60/70 Phuy
Tấn
15
9.600.000
144.000.000

Cộng tiền hàng



144.000.000

Thuế suất GTGT  10% tiền thuế GTGT
14.400.000

Tổng cộng tiền thanh toán
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm năm tám triệu, bốn trăm nghìn đồng.
158.400.000


Người mua hàng

Kế toán trưởng
Ngày 10 tháng 3 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị






                     HOÁ ĐƠN (GTGT)
                   ( Liên 2 giao khách hàng)
               Ngày 14/3/2005

Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
CN/99 - B
NQ: 035901
Đơn vị bán hàng: Công ty đá phủ lý
Địa chỉ: Đồng Giao - Thanh Hoá                 Số TK: 710A-00013-NHCT
Điện thoại:                                                    MST: 0700100539
Họ tên người mua hàng: Ngô Quang Vinh
Đơn vị: Công ty đường bộ 230.
Địa chỉ: Dương Xá- Gia Lâm - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt              MST: 01001091841
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
1
Đá 1x2
m3
700
110.000
77.000.000
2
Cước vận chuyển



700.000


Cộng tiển hàng



77.700.000

Thuế suất GTGT  10% tiền thuế GTGT
7.770.000

Tổng cộng tiền thanh toán
Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi lăm triệu, bốn trăm bảy mươi nghìn đồng
85.470.000


Người mua hàng

Kế toán trưởng
Ngày 14 tháng 3 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị

-------------------------------------------------------------------------------------------




Mẫu số: 02 VT
PHIẾU XUẤT VẬT TƯ SỐ: 90
Ngày 20/3/2005: Bộ phận sử dụng: Đội công trình 2
Lý do xuất kho: Thi công đường dâu song liễu
Xuất tại kho: Công ty
                                                                                Nợ TK 621
                                                                                Có TK 152
STT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Đá 1x2
m3
150
150
111.000
16.650.000
2
Đá 3x4
m3
100
100
100.000
10.000.000

Cộng




26.650.000
                       
Cộng thành tiền: ( Bằng chữ): Hai sáu triệu, sáu trăm năm mươi nghìn đồng.

Phụ trách bộ phận sử dụng

Phòng VT
Ngày 20 tháng 3 năm 2005
Người nhận
Thủ kho











THẺ KHO
Tên vật tư sản phẩm: Đá 1x2
Kho: Công ty
Tên nhãn hiệu vật tư quy cách sản phẩm
ĐVT
Mã VT
Dự trữ tối đa
Dự trữ tối thiểu
Đá 1x2
m3




STT
Chứng từ
Trích yếu
Ngày xuất nhập
Số lượng
Ký xác nhận
Nhập
Xuất
Tồn

Số
Ngày
Tồn đầu kỳ


-
300


11
2/3
Đội công trình 2


100
200


22
4/3
XN cơ giới 1


40
160


50
14/3
Nhập của XN đá phủ lý

700

860


60
15/3
Nhập của XN đá 27/7

600

1460


80
17/3
Xuất để sản xuất BT nhựa


300
1160


90
20/3
Đội công trình 2 thi công


150





Dâu song liễu








Cộng

1300
590
1010








THẺ KHO
Tên vật tư sản phẩm: Nhựa đường ESSO
Kho: Công ty
Tên nhãn hiệu vật tư quy cách sản phẩm
ĐVT
Mã VT
Dự trữ tối đa
Dự trữ tối thiểu
Nhựa đường ESSO
Tấn





STT
Chứng từ
Trích yếu
Ngày xuất nhập
Số lượng
Ký xác nhận
Nhập
Xuất
Tồn

Số
Ngày
Tồn đầu kỳ


-
10

1
1
01/3
Đội công trình 2


3
7

2
3
3/3
Đội công trình 2


2
5

3
6
7/3
Đội công trình 2


2
3

4
20
10/3
Công ty nhựa Hải Phòng

15

18

5
25
18/3
Đội công trình 3


4
14

6
45
29/3
Sản xuất thảm


3
11




Cộng

15
14
11


III. KẾ TOÁN TỔNG HỢP  VẬT TƯ TẠI CÔNG TY 230

1. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu.

Kế toán tổng hợp vật liệu là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh kiểm tra  và giám sát các đối tượng có nội dụng ở dạng tổng quát, kế toán tổng hợp nhấp vật liệu sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau: TK 152, 331, 112, 111, 141, 331.
Vật liệu ở công ty sử dụng chủ yếu nhập  từ mua ngoài vật liệu cung ứng nhiều nguồn khác nhau, tất cả đều mua trên thị trường tự do.
Nếu vật liệu được cung cấp là nguồn ổn định, khi công ty có nhu cầu về vật liệu bên cung ứng sẽ gửi đến một phiếu báo giá về loại vật liệu đó. Kế toán thanh toán sẽ cắt séc đúng số tiền với khối lượng vật liệu cần mua. Cán bộ cung ứng vật tư sẽ mang séc đi và chuyển vật liệu về công ty.
Tại công ty kế toán tổng hợ nhập vật liệu được thực hiện trên chứng từ ghi sổ ( biểu 9). Do nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh để giảm bớt việc ghi chép nhiều, kế toán dùng bảng chứng từ ( nhập vật tư) căn cứ lập bảng kế này là hoá đơn GTGT. Căn cứ vào bảng kế chứng từ nhập vật tư từ 15 ngày kế toán vào chứng từ ghi sổ 1 lần.













BẢNG KÊ CHI TIẾT NHẬP VẬT LIỆU
Tháng 3 năm 2004
Ghi Nợ TK 152
Chứng từ

Tên vật liệu

Ghi có các TK

Tổng cộng

Ngày
Sổ CT
TK 141
TK 331
1/3
PN1
Nhập dầu Diezen công ty Hoàng Long

96000000
96000000
2/3
PN3
Nhập cát vàng

54000000
54000000
3/3
PN5
Nhập bột đá

50000000
50000000
5/3
PN8
Nhập đá các loại

23700000
23700000
7/3
PN10
Nhập đá 3x4

58500000
58500000
8/3
PN15
Nhập đá 3x4

102450000
102450000
10/3
PN20
Nhập nhựa đường ESSO

144000000
144000000
11/3
PN21
Nhập xăng của XN Hải Dương

46000000
46000000
12/3
PN32
Nhập xăm lốp ô tô

30000000
30000000
13/3
PN37
Nhập đá 3x4

165000000
165000000
14/3
PN45
Nhập dầu của XN Hải Dương
46726000

46726000
14/3
PN50
Nhập đá 1x2 của Phủ lý

77700000
77700000
15/3
PN51
Nhập nhựa đường lỏng

156451000
156451000
15/3
PN60
Nhập đá 1x2 của XN 27/7

66600000
66600000
16/3
PN52
Nhập dầu Diezen công ty Hoàng Long

54800000
54800000
17/3
PN53
Nhập cát san nền

200000000
200000000
18/3
PN54
Nhập vỏ ruột yếm xe chuyên dùng
35400000

35400000
22/3
PN58
Nhập dầu K133

25000000
25000000
24/3
PN62
Nhập đá 3x4

40000000
40000000
25/3
PN64
Nhập đá3x4

110000000
110000000
28/3
PN65
Nhập nhựa đường lỏng

120000000
120000000
29/3
PN65
Nhập xi măng TCQL 38

10000000
10000000
30/3
PN68
Nhập nhựa đường caltex

182000000
182000000


Cộng
82126000
1812201000
1894327000


                                           CHỨNG TỪ GHI SỔ              Số : 75
Ngày 15 tháng 3 năm 2005
( Kèm theo 14 chứng từ gốc)
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Nợ
Nhập vật tư tháng 3/2005
152

1,117,127,000


133

111,712,700



141

46,726,000


331

1,070,401,000


331

111,712,700
Cộng


1,228,839,700
1,228,839,700

Kế toán trưởng
Người lập


---------------------------------------------------------------------------------------
                                         CHỨNG TỪ GHI SỔ                              Số: 85
Ngày 30 tháng 3 năm 2005
(Kèm theo 9 chứng từ gốc)
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Nợ
Nhập vật tư tháng 3/2005
152

777,200,000


133

77,720,000



141

35,400,000


331

741,800,000


331

77,720,000
Cộng


854,920,000
854,920,000

Kế toán trưởng
Người lập




Chứng từ ghi sổ sẽ được làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK 152 (biểu 7) TK133, TK 331
Sổ cái
Năm 2005
TK 152

Ngày tháng ghi sổ
CT ghi sổ
Trích yếu
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền

Só hiệu
Ngày tháng
Nợ
16/3
75
15/3/2005
Nhập vật tư các loại
141
46,726,000





331
1,070,401,000

1/4
85
30/3/2005
Nhập vật tư các loại
141
35,400,000





331
741,800,000

2/4
90
30/3/2005
Xuất vật tư cho vay
138

30,000,000



Và chi công các công trình
627

76,000,000




621

295,540,000




642

2,400,000
17/4
118
30/3/2005
Xuất vật tư thi công các công trình
138

20,000,000




627

37,000,000




621

981,950,000




642

15,000,000



Cộng

1,894,327,000
1,457,890,000



Dư cuối tháng

436,437,000


                                  Sổ cái                     Năm 2005
TK 133
Ngày tháng ghi sổ
CT ghi sổ


Trích yếu
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền


Số hiệu
Ngày tháng

Nợ
16/11
75
15/3/2005
Nhập vật tư các loại
331
111.712.700

1/12
85
30/3/2005
Nhập vật tư các loại
331
77.720.000


















Số dư cuối tháng

189.432.700


Sổ cái
Năm 2005
TK 331 - Phải trả cho người bán
Ngày tháng ghi sổ
CT ghi sổ

Trích yếu
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền


Nợ


Nợ



Số dư đầu kỳ


50.000.000
16/3
75
15/3/2005
Nguyên vật liệu
152

1.070.401.000




133

111.712.700
17/3
79
17/3/2005
Tiền gửi ngân hàng

700.000.000

1/4
85
30/3/2005
Nguyên vật liệu
152

741.800.000




133

77.720.000
30/3
79
28/3/2005
Tiền mặt VNĐ
111
500.000.000

1/4
82
30/3/2005
Vay tiền gửi ngân hàng
311
250.000.000




Cộng

1.450.000.000
2.051.633.700



Số dư cuối tháng


601.633.700


Cuối tháng trên cơ sở cộng số phát sinh, số dư của từng tài khoàn kế toán tổng hợplấy số liệu ( bảng cân đối tài khoản, bảng phát sinh) bảng nầy phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh nợ, phát sinh có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản .
Cùng với việc phản ánh theo dõi giá trị của vật liệu thu mua nhập kho trong kỳ kế toán còn phải theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán với người bán, từng người cung cấp tới từng hợp đồng, từng chưáng từ thanh toán, kế toán sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán .
+ Sổ chi tiết theo dõi hạch toán với người bán được mở cả năm để theo dõi tình hình thanh toán với từng người bán. Đối với người bấn có mối quan hệ thường xuyên được theo dõi trên vài trang sổ ( hoặc một sổ riêng) hàng ngày khi nhận các chứng từ nhập vật liệu từ phòng vật tư chuyển sang kế toán tiến hành ghi vào sổ theo dõi với người bán .
+ Công ty đường bộ 230 chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Số thuế GTGT được khấu trừ trong  kỳ ghi
         Nợ TK 3331    Thuế GTGT phải nộp
          Có  TK 133     Thuế GTGT được khầu trừ
Để xác định được số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp hàng tháng kế toán phải lập tờ khai thuế GTGT. Lập bảng kê hoá đơn chưáng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra

2. Hạch toán tổng hợp xuất vật tư

Hàng tháng, căn cứ vào phíếu xuất kho, kế toán vật tư lập bảng kê chứng từ vật liệu, kế toán phân bổ giá trị vật tư sử dụng cho từng công trình.
Giá trị vật liệu xuất dùng được tính bằng giá trị thực tế, tuỳ theo mục đích sử dụng, kế toán phản ánh giá trị thực tế của vật liệu vào bên có TK 152. Đối ứng bên nợ TK 621
- Xuất cho quản lý doanh nghiệp: ghi Nợ TK 642
- Xuất cho sản xuất chung: ghi Nợ 627
- Căn cứ lập bảng phân bổ giá trị vật tửư dụng thi công các công trình
+ Vì đặc thù của ngành XDCB mang tính chất công trường nên quá trình tiếp nhận vật tư đại đa số là hình thức xuất thẳng, không qua kho (trừ 1 số loại vật liệu khan hiếm mang tính đặc thù thì công ty phải có kế hoạch dự trữ )
Do vậy nên hình thức phân bổ vật liệu xuất dùng chủ yếu theo phương pháp phân bổ trực tiếp
Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu đã được phân loại cho từng đối tượng sử dụng, kế toán tiến hành phân loại theo từng loại vật liệu rồi lập ra bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình
GIÁ TRỊ VẬT TƯ SỬ DỤNG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH

Tên công trình và hạng mục công trình
ghi Có TK 152 - ghi Nợ các TK
621
627
Quốc lộ 7 - Nghệ An
222.750.000

Sửa đường quốc lộ 20
4.440.000

Quốc lộ 1
30.000.000

Quốc lộ 5
160.000.000
76.000.000
Đường cổ loa Đông Anh
170.000.000
4.000.000
Quốc lộ 6
432.000.000
10.000.000
Quốc lộ 39

20.000.000
Quốc lộ 39
95.000.000
3.000.000
Đường Thăng Long - Nội Bài
163.300.000

Cộng
1.277.490.000
113.000.000

PHẨN THỨ BA

M ỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN  VẬT LIỆU Ở CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 230

1- Nhận xét chung về công tác kế toán vật liệu tại công ty

Trong doanh nghiệp XDCB chi phí nguồn vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình ( sản phẩm). Việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán là một trong những vấn đề quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng là một vấn đề được công ty đường bộ 230 quan tâm
Qua thời gian thực tập tại công ty vận dụng lý luận và thực tiễn công tác kế toán vật liệu tôi thấy có những nổi bật sau:

a. Ưu điểm:

Nhìn chung công y đã thực hiện tốt kế hoạch thu mua nguyên vật liệu với khối lượng sử dụng lớn, chủng loại đa dạng mà công ty cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, không làm gián đoạn quá trình thi công, qua đây cho ta thấy tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực của các phòng ban trong đơn vị rất cao
Với trình độ chuyên môn cao của các cán bộ kế toán cùng năng lực làm việc tập thể, luôn phối hợp và tuân thủ nguyên tắc đối chiếu, kiểm tra chéo giữa các phần hành kế toán, do đó luôn có biện pháp kịp thời xử lý khi số liệu không khớp
Công tác tổ chức chứng từ ban đầu chặt chẽ đã giúp cho kế toán chi tiết vật liệu theo dõi được chính xác sự biến động của vật liệu trong toàn công ty
Kế toán NVL đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên đã theo dõi được tình hình xuất, tồn vật liệu
Công ty còn xấy dựng định mức tiêu hao và định mức dự trữ cho từng loạivật liệu. Điều này có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý và sử dụng NVL, góp phần hạn chế sử dụng lãng phí NVL, tồn đọng vốn sản xuất trong giá trị vật tư, đồng thời qua đó kiểm tra đượctình hình xuất dùng vật liệu, lập kế hoạch mua sắm vạt liệu đẩm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục
Qua những ưu điểm trên có thể kết luận rằng công tác kế toán vật liệu tại công ty 230 đã thực hiện tốt, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo theo dõi được tình hình vật liệu, tính toán phân bổ tương đối chín xác, kịp thời cho đối tượng sử dụng

b. Nhược điểm :

Bên cạnh những ưu điểm trên, việc tổ chức công tác kế toán vật liệu tại công ty còn có nhược điểm là
Số lượng công trình mà công ty thi công nhiều, rải rác phân tán, đặc biệt có nhiều công trình thi công ở rất xa. Do đó việc tập hợp chứng từ gốc là rất chậm, công việc kế toán dồn vào cuối quí không đảm bảo yêu cầu quản lý của công ty
Công ty chưa thành lập được"  ban kiểm định hàng hoá vật tư nhập " do đó vật liệu mua chưa được kiểm tra tỷ mỷ, khách quan cả về chất lượng, số lượng và chủng loại .
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán " Chứng từ ghi sổ ". Do đặc điểm của hình thức sổ qui đinh, kế toán phải định kỳ ghi sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, chứng từ ghi sổ, rồi sổ tài khoản … dẫn đến công việc của kế toán rất bận, khối lượng việc phải làm lớn có tính trùng lặp cao, dễ gây ra nhầm lẫn, sai sót .

2 - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty

a. Phân loại vật tư

Để đảm bảo cho việc quản lý và hạch toán kế toán vật liệu được chính xác thì phải phân loại vật liệu phải khoa học, hợp lý. Công ty cần tiến hành phân loại vật liệu và hoàn thiện việc phân loại vật liệu
- Mở các tài khoản cấp 2 để phản ánh từng loại vật liệu
TK 1521 : NVL chính (đá 1x2, đá 0,5 x 5, đá 3 x 4 )
TK  1522 : NVL phụ   (nhũ tương, dầu)
TK   1523 : Nhiên liệu ( xăng, dầu diezen ….)
TK   1524 : Phụ tùng thay thế ( săm lốp )
TK   1525 : Vật liệu và thiết bị XDCB
Trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất , tồn vật liệu chia ra các phần để phản ánh từng loại vật liệu, trong mỗi phần phản ánh đủ từng thứ vật liệu, hết loại vật tư này sang loại vật tư khác
Công ty cần đòi hỏi quản lý chặt chẽ, cần mở chi tiết hơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.