Bài thi môn Khoa học quản lý


Nguyên tắc quản lý là gì ? các nguyên tắc QL được hình thành dựa trên những cơ sở chủ yếu nào ? phân tích nội dung tập chung dân chủ ? Liên hệ thực tiễn ?
Bài làm:
1. Nguyên tắc quản lý là gì ? các nguyên tắc QL được hình thành dựa trên những cơ sở chủ yếu nào ?:  Chép y SGK (103 - 105).
2. Phân tích nội dung tập chung dân chủ ?
Nhận thức và vận dụng các quy luật trong quản lý là 1 quá trình đi từ cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể để đề ra các nguyên tắc của quản lý. Các nguyên tắc quản lý là các quy tắc chuẩn mực, chỉ đạo những người quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Sau đây, chúng ta sẽ phân tích nội dung của nguyên tắc tổ chức cơ bản của quản lý - đó là “nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của quản lý, phản ánh MQH giữa chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý. Nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo MQH chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ, càng mở rộng dân chủ thì yêu cầu tập trung thống nhất càng cao, khắc phục dân chủ đưa đến tự do vô chính phủ cũng như tập trung quá mức dẫn đến tập trung quan liêu. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung. Đây là nguyên tắc rất quan trọng của quản lý, nó có tính khách quan, phổ quát, song thực hiện không đơn giản, phụ thuộc vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý.
Cơ sở hình thành của nguyên tắc tập trung dân chủ là xuất phát từ yêu cầu đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của hệ thống quản lý. Trong thực tiễn, khi người quản lý thực hiện mô hình phi dân chủ thì sẽ dẫn đến hệ thống chuyên quyền, độc đoán, quan liêu dẫn đến trong hoạt động của hệ thống không có hiệu quả. Nếu thực hiện hệ thống phi tập trung thì sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hệ thống sẽ đưa đến tình trạng tự phát, hỗn loạn, tự do cô chính phủ làm cho hoạt động của hệ thống quản lý cũng không có hiệu quả.
Cơ sở hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ đó là khách quan; thứ nhất, xuất phát từ vai trò và vị trí của Nhà nước trong quản lý, từ sự phát triển của trình độ LLSX và tương ứng với nó là trình độ phân công lao động và hợp tác lao động. Như vậy, từ cơ sở khách quan của việc hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ, khi thực hiện nguyên tắc này chúng ta phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung sau:
- Cần phải đảm bảo sự kết hợp tập trung dân chủ trong quản lý, tức là đảm bảo sự kết hợp giữa nội dung lảnh đạo thống nhất của cơ quan quản lý với tính chủ động sáng tạo của cơ sở, của tập thể người lao động trong hệ thống. Về bản chất thì tập trung và dân chủ là 2 xu hương diễn ra đồng thời cùng 1 lúc. Tập trung dân chủ là 1 nguyên tắc thống nhất chứ không phải là sự kết hợp, sự điều hòa giữa tập trung và dân chủ; không phải sự tập trung càng cao thì dân chủ càng giảm và ngược lại. Trong nguyên tắc thống nhất này, tập trung và dân chủ tác động cùng chiều, theo tỷ lệ thuận, đòi hỏi phải đảm bảo lẫn nhau.
Xu hướng tập trung được biểu hiện ở 2 nội dung:
Thứ nhất, tập trung là sự thống nhất về tư tưởng và hành động của tất cả các thành viên trong hệ thống. Thứ 2, đó là sự tập trung quyền lực để giải quyết các công việc phát sinh trong hệ thống. Tức là phải có đủ quyền lực để giải quyết mọi vấn đề có sự lảnh đạo, quản lý, điều hành thông suốt. Do đó tập trung là 1 xu hướng cần thiết.
Về xu hướng dân chủ thì hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về dân chủ:
Quan điểm thứ nhất là: Dân chủ là quyền và trình độ dân chủ tương ứng với quyền lực của đối tượng quản lý. Nếu hiểu theo quan điểm này dễ dẫn tới tình trạng dân chủ quá đà tự phát, tự do vô chính phủ. Vì quyền bao quát hết nội dung dân chủ và quyền phải hiểu theo nghĩa là làm rõ cái gì, cái gì không làm rõ, do đó dân chủ không đồng nghĩa với quyền.
Quan điểm thứ 2, coi dân chủ là môi trường, là ĐK để phát triển của mỗi cá nhân. Như vậy, dân chủ là môi trường, là ĐK để phát triển của mỗi cá nhân có được những cơ hội phát triển hoàn thiện trong sự phát triển của XH, của cộng đồng. Tùy thuộc khả năng và mức độ ảnh hưởng của các cá nhân tới quyết định chung của cộng đồng, tới việc giải quyết công việc chung mà có thể thấy 1 XH dân chủ đến mức nào.
Do đó phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa tập trung và dân chủ trong quản lý. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để XD mô hình tổ chức quản lý còn gọi là nguyên tắc phân công, phân cấp, đồng thời còn là cơ sở để XD cơ chế quản lý KT.
- Để vận dụng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ cần có 2 ĐK sau:
+Về mặt nhận thức: Thì cần phải nhận thức đúng vai trò của tập trung và vai trò của dân chủ trong QH tập trung- dân chủ.
Trong QH tập trung dân chủ thì tập trung bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo để đảm bảo sự tồn tại tạo ra khả năng phát triển của hệ thống. Bởi vì mất đi sự tập trung là mất đi sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống dẫn tới tình trạng tổ chức sẽ bị biến dạng. Ngoài ra, tập trung còn là cơ sở định hướng để giải quyết các nội dung, biện pháp thực hiện dân chủ; còn dân chủ thì có vai trò tạo cơ sở về XH, KT, chính trị để thực hiện tốt tập trung trong quản lý. Chính về mặt này các nhà quản lý mới tạo ra được sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động nhằm đảm bảo tốt cho yêu cầu tập trung trong quản lý.
- Về mặt thực tiễn: Chúng ta cần phải sử dụng kết hợp, những công cụ, những biện pháp thực hiện tập trung dân chủ trong quản lý.
Từ sự phân tích trên cho chúng ta thấy nhà quản lý phải đảm bảo cho bằng được sự kết hợp giữa các công cụ của tập trung và các giải pháp của dân chủ; nếu không kết hợp đồng bộ thì việc thực hiện nguyên tắc trên trở nên vô nghĩa.
Công cụ quản lý để thực hiện tập trung: Hệ thống luật, chính sách, quy chế; các chiến lược, kế hoạch, chương trình; chế độ 1 người chỉ huy.
Các giải pháp để thực hiện dân chủ: thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; thực hiện các chế độ phân công, phân cấp trong quản lý; thực hiện các hình thức để bảo đảm tập thể người lao động tham gia quản lý.
Như vậy, đây là 1 nguyên tắc rất quan trọng của quản lý, nó có tính khách quan, phổ quát, song thực hiện không đơn giản, phụ thuộc vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý.
3. Liên hệ thực tiễn ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

Tham luận về "kĩ năng mềm"