NHững biểu hiện của hứng thú học tập môn Văn

Môn văn cũng như các môn học khác được đưa vào nhà trường phổ thông từ rất lâu, nó không tách khỏi những ý nghĩa về hứng thú học tập của các môn học nói chung. Nếu như một số môn học khác như : Toán, Lý, Hoá, Địa, Sử ... đòi hỏi tính chính xác một cách tuyệt đối thì Văn chỉ cần tích chính xác tương đối còn nghiêng về phong cách, nghệ thuật. Chính vì vậy biểu hiện của hứng thú học văn cũng có những nét riêng biệt.

Biểu hiện đầu tiên của hứng thú học văn là một giờ học văn trên lớp học sinh phải tham gia đầy đủ. Điều này tưởng chừng vô lý, song nếu đi sâu vào thì rất có lý. Bởi nếu không thích học văn thì học sinh có thể nghỉ học tự do và lớp học sẽ rất trống vắng, nhiệt tình của giáo viên sẽ giảm trước hiện trạng ấy.Nhưng tham gia đầy đủ ở  đây không có nghĩa hứng thú học văn đã có ở tất cả học sinh mà cái hứng thú ấy là phải do học sinh tự nguyện, tự giác và nó được biểu hiện ở sự có mặt đầy đủ của học sinh trong lớp. Đây là biểu hiện có tích chất mở đầu.

Biểu hiện thứ hai là học sinh chăm chú nghe giảng văn. Nếu học sinh thật sự có hứng thú học văn thì giờ đọc văn của giáo viên sẽ là bổ ích, học sinh ở dưới lớp chăm chú nghe giảng và thảo luận sôi nổi. Được như thế thì thực sự giờ giảng văn của giáo viên đã gây được hứng thú học văn cho học sinh, làm cho học sinh thật sự quan tâm đến bộ môn văn.

Biểu hiện thứ ba là học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến. Trong một giờ dạy văn  trên lớp nếu có nhiều học sinh tham gia xây dựng bài thì đó là một thành công lớn của giáo viên trong việc khơi dậy hứng thú học tập môn văn của học sinh. Bởi vì nếu có hứng thú học văn thì học sinh mới tự nguyện, tự giác tìm tòi các khía cạnh của bài học và sẽ sẵn sàng giơ tay phát biểu ý kiến. Văn học khác với các bộ môn khác như: Toán, Lý, Hoá ... chỉ có một đáp số duy nhất dù có nhiều cách giải khác nhau. Ở môn văn thì có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, mỗi em học sinh có thể tìm tòi được một khía cạnh của tác phẩm. Đây là biểu hiện có tích tất yếu của hứng thú học tập văn. Giơ tay phát biểu ý kiến là phương thức chuyển hoá của hứng thú học tập một cách có hiệu quả nhất.

Biểu hiện thứ tư là học sinh luôn luôn hiểu bài và trả lời câu hỏi một cách đúng đắn. Đây cũng được coi là  mặt biểu hiện của hứng thú học văn. Nó thể hiện ở những giờ ôn tập, tổng kết, những lúc kiểm tra miệng, kiểm tra bài cũ. Học sinh có hứng thú học văn sẽ nhớ đến những gì mình đã được học, có thể là nội dung một bài văn, bài thơ, cũng có thể là tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của một tác gia, tác giả nào đó. Tất cả đã được khắc ghi trong đầu học sinh và nếu được hỏi thì những kiến thức ấy sẽ được trình bày lôgíc, khoa học.

 Biểu hiện cuối cùng là kết quả kiểm tra văn cao. Quá trình tích luỹ kiến thức cộng với hứng thú học tập môn văn được biển hiện ở bài kiểm tra rất rõ ràng. Đây là biểu hiện có tính chất kết quả và có sức thuyết phục nhất. Tuy nhiên như chúng ta biết môn văn là không  có đáp án duy nhất, chính xác tuyệt đối mà  chỉ có dàn ý đề cương  để từ đó phát triển ra. Nếu học sinh nào thực sự tâm đắc với bộ môn này, có hứng thú học tập một cách nghiêm túc thì bài kiểm tra sẽ vượt trội hẳn so với các bài khác ( không có hứng thú học văn ). Điều này giải thích vì sao trong học tập có điểm cao, thấp khác nhau. Bài của học sinh bình thường có thể chỉ được 4,5,6 nhưng nếu của học sinh có hứng thú học văn thì kết quả khác hẳn, có thể là 7,8,9 thậm chí có cả điểm 10.

Trên đây là những biểu hiện cụ thể của hứng thú học tập môn văn. Muốn học tốt môn văn học sinh không chỉ cần có năng lực, tư duy và đặc biệt cần có hứng thú học văn. Nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh đã từng viết: “ văn thơ hay có tác dụng bồi dưỡng tình cảm đúng, tình cảm lớn, ngược lại  ít nhiều cũng  phải có tình cảm đúng, tình cảm lớn mới có thể cảm thấy cái hay, cái thật của “ văn thơ  ...” . Cái tình cảm lớn, tình cảm đúng ở đây nói theo nghĩa hẹp chính là hứng thú học văn, sưu tầm văn và phân tích văn .

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.