Một số biện pháp cần thiết để tăng cường hứng thú học tập môn Văn
Trên cơ sở phân tích lý luận thực tiễn dạy và học Văn, chúng ta đã nhìn thấy được thực trạng học văn ở các em học sinh THPT. Chúng ta thừa nhận rằng việc gây hứng thú học văn là rất cần thiết. Người thực hiện đề tài này cho rằng cần phải có những phương hướng, biện pháp để thực hiện một số vấn đề nêu ra. Có thể áp dụng một số phương pháp sau:
1- Trước hết giờ giảng của giáo viên phải lôi cuốn được học sinh, làm cho học sinh học tập sôi nổi, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, mỗi giờ học là một giờ đàm thoại văn học đầy lý thú. Sau mỗi giờ học văn ai cũng cảm thấy vui vẻ, phấn chấn. Ngay từ bước đầu học sinh đã có hứng thú nghe văn và rồi sẽ có hứng thú học văn.
2- Thư viện nhà trường nên có nhiều sách để phục vụ nhu cầu đọc sách của học sinh, đặc biệt là các tài liệu tham khảo bộ môn văn, những bộ sách về văn học, lịch sử văn học, những bài văn hay, thậm chí cả phê bình văn học để học sinh tham khảo. đồng thời phải có những buổi giới thiệu về sách văn, về tác dụng, vai trò, ý nghĩa của sách văn trong việc học tập bộ môn văn.
3- Tổ chức các buổi tham quan, du lịch, đưa các em đến thăm những danh lam thắng cảnh đồng thời cũng là những di tích lịch sử văn hoá - có người giảng giải giới thiệu - từ đó bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, đất nước, biết thưởng thức, nâng niu, trân trọng cái đẹp. Qua những chuyến thăm quan du lịch ấy, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của việc học văn trong nhà trường.
4- Tổ chức những buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ với các lớp khác trong trường. Qua đây không khí học văn trong lớp sẽ sôi nổi lên, các em học sinh trong lớp sẽ tự nguyện, tự giác tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, các phong trào này vừa phát huy được tài năng của học sinh trong lớp vừa khơi dậy trong các em lòng say mê, sự sáng tạo trong văn học.
5- Tổ chức các buổi nói chuyện văn học, về việc dạy và học văn ở nhà trường phổ thông. Những buổi nói chuyện đó sẽ giúp các em hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa của việc học văn và từ đó các em nhận thức đầy đủ trách nhiệm của từng cá nhân , vun đắp tương lai của mình bằng những áng văn thơ và hàng loạt kiến thức văn học.
6- Phải lập được tủ sách văn học riêng cho mỗi lớp. Lúc đầu mỗi em đóng góp 1 quyển, có thể trích quỹ lớp mua thêm làm phong phú cho tủ sách của lớp. Khi ai cần thì có thể tìm đọc một cách dễ dàng.
7- Thành lập các nhóm văn học - tổ văn học theo năng khiếu của từng cá nhân: nhóm thơ, nhóm văn xuôi, nhóm hát, nhóm kể chuyện, đan xen vào đó là nhóm khéo tay: cắm hoa, nấu ăn, nội trợ... có như thế mới phát huy hết được khả năng thật sự của các em.
8- Tổ chức những cuộc thi “ hiểu biết văn học “ giữa các nhóm, trong các nhóm ( mời thày cô giáo làm trọng tài ) làm cho các em có phong cách tự nhiên, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo khi đứng trước đám đông. Bên cạch đó khắc sâu cho các em những kiến thức về văn ngoài chương trình được học chính khoá.
9- Yêu cầu học sinh đọc kỹ tác phẩm và soạn bài đầy đủ theo câu hỏi sách giáo khoa.
10- Ngoài ra, trong khi giảng dạy cho học sinh làm bài kiểm tra, công việc ra đề văn của giáo viên cũng cần những đề văn hay, khi đọc lên đã gợi được hứng thú sáng tạo , hứng thú làm bài của học sinh.
11- Động viên, khích lệ, biểu dương, khen thưởng các em học sinh trong lớp có thành tích cao trong môn văn.
Các biện pháp trên đây nếu được thực hiện một cách đồng bộ và thường xuyên sẽ giúp học sinh trong lớp tiếp cận với môn văn một cách sát thực, có thể tạo cho các em hứng thú học tập môn văn và từ đó hoàn thiện nhân cách con người mình.
1- Trước hết giờ giảng của giáo viên phải lôi cuốn được học sinh, làm cho học sinh học tập sôi nổi, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, mỗi giờ học là một giờ đàm thoại văn học đầy lý thú. Sau mỗi giờ học văn ai cũng cảm thấy vui vẻ, phấn chấn. Ngay từ bước đầu học sinh đã có hứng thú nghe văn và rồi sẽ có hứng thú học văn.
2- Thư viện nhà trường nên có nhiều sách để phục vụ nhu cầu đọc sách của học sinh, đặc biệt là các tài liệu tham khảo bộ môn văn, những bộ sách về văn học, lịch sử văn học, những bài văn hay, thậm chí cả phê bình văn học để học sinh tham khảo. đồng thời phải có những buổi giới thiệu về sách văn, về tác dụng, vai trò, ý nghĩa của sách văn trong việc học tập bộ môn văn.
3- Tổ chức các buổi tham quan, du lịch, đưa các em đến thăm những danh lam thắng cảnh đồng thời cũng là những di tích lịch sử văn hoá - có người giảng giải giới thiệu - từ đó bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, đất nước, biết thưởng thức, nâng niu, trân trọng cái đẹp. Qua những chuyến thăm quan du lịch ấy, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của việc học văn trong nhà trường.
4- Tổ chức những buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ với các lớp khác trong trường. Qua đây không khí học văn trong lớp sẽ sôi nổi lên, các em học sinh trong lớp sẽ tự nguyện, tự giác tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, các phong trào này vừa phát huy được tài năng của học sinh trong lớp vừa khơi dậy trong các em lòng say mê, sự sáng tạo trong văn học.
5- Tổ chức các buổi nói chuyện văn học, về việc dạy và học văn ở nhà trường phổ thông. Những buổi nói chuyện đó sẽ giúp các em hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa của việc học văn và từ đó các em nhận thức đầy đủ trách nhiệm của từng cá nhân , vun đắp tương lai của mình bằng những áng văn thơ và hàng loạt kiến thức văn học.
6- Phải lập được tủ sách văn học riêng cho mỗi lớp. Lúc đầu mỗi em đóng góp 1 quyển, có thể trích quỹ lớp mua thêm làm phong phú cho tủ sách của lớp. Khi ai cần thì có thể tìm đọc một cách dễ dàng.
7- Thành lập các nhóm văn học - tổ văn học theo năng khiếu của từng cá nhân: nhóm thơ, nhóm văn xuôi, nhóm hát, nhóm kể chuyện, đan xen vào đó là nhóm khéo tay: cắm hoa, nấu ăn, nội trợ... có như thế mới phát huy hết được khả năng thật sự của các em.
8- Tổ chức những cuộc thi “ hiểu biết văn học “ giữa các nhóm, trong các nhóm ( mời thày cô giáo làm trọng tài ) làm cho các em có phong cách tự nhiên, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo khi đứng trước đám đông. Bên cạch đó khắc sâu cho các em những kiến thức về văn ngoài chương trình được học chính khoá.
9- Yêu cầu học sinh đọc kỹ tác phẩm và soạn bài đầy đủ theo câu hỏi sách giáo khoa.
10- Ngoài ra, trong khi giảng dạy cho học sinh làm bài kiểm tra, công việc ra đề văn của giáo viên cũng cần những đề văn hay, khi đọc lên đã gợi được hứng thú sáng tạo , hứng thú làm bài của học sinh.
11- Động viên, khích lệ, biểu dương, khen thưởng các em học sinh trong lớp có thành tích cao trong môn văn.
Các biện pháp trên đây nếu được thực hiện một cách đồng bộ và thường xuyên sẽ giúp học sinh trong lớp tiếp cận với môn văn một cách sát thực, có thể tạo cho các em hứng thú học tập môn văn và từ đó hoàn thiện nhân cách con người mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét