HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHỤ GIA THẢO DƯỢC SANGROVIT TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT



Sangrovit là phụ gia thảo dược chứa các hoạt chất chiết rút từ thực vật thuộc họ Papaveraceae mà chủ yếu là cây Macleaya cordata có hoạt chất alkaloids  Benzophenanthridine bậc 4 và Protopine (Lenfeld et al., 1981). Các nghiên cứu hiện đại của hãng Phytobiotics (Đức) đã thấy các hoạt chất alkaloids trong họ thực vật này có tác dụng tốt đến sức khoẻ và thành tích sản xuất của động vật.
Kiểu tác động của Sangrovit được tóm tắt như sau:
Sangrovit bền với pH đường tiêu hoá, do vậy hoạt chất của nó kháng với dịch dạ dày và giữ hoạt tính cho tới khi đi tới ruột non, vị trí hoạt động chủ yếu của nó.
Hoạt chất của Sangrovit có những dạng hoá học khác nhau phụ thuộc vào pH môi trường. Ở pH từ 1-4 hoạt chất ở dạng cation mang điện dương, ở pH 7-12 hoạt chất ở dạng kiềm giả (pseudo-base), trong phạm vi pH từ 4-7, hoạt chất ở dạng zwitterions (phân tử chứa một ion dương và một ion âm nhưng không được xem là muối).
Các cation mang điện dương của Sangrovit sẽ phản ứng với protein (amino acid). Protein (amino acid) mang nhóm SH trong vị trí hoạt động là những chất có phản ứng mạnh với hoạt chất. Một khi vị trí hoạt động của protein bị ngăn trở, enzyme tương ứng (như amino acid decarboxylase) bị ức chế (Drsata et al., 1996). Như vậy, có thể nói Sangrovit là một chiếc chìa khoá đặt nhầm vào ổ khoá và bịt lại cơ hội mở khoá cho những chìa khác.
Trên động vật, Sangrovit kích thích cơ quan tiêu hoá và hoạt động tiêu hoá như tăng tiết enzyme tiêu hoá, cải thiện tỷ lệ tiêu hoá chất dinh dưỡng, tăng sức khoẻ ruột, kích thích chức năng “hàng rào” của niêm mạc ruột, cải thiện khả năng hấp thu và năng lực ngăn ngừa mầm bệnh, từ đó nâng cao thành thành tích sản xuất, bao gồm tăng thu nhận thức ăn, giảm FCR và kích thích tăng trưởng cũng như cải thiện chất lượng thân thịt của động vật (Lenfeld et al., 1981; Agarwal et al., 1991).
Do vai trò ức chế enzyme vi khuẩn đường ruột phân giải amino acid, Sangrovit có tác dụng bảo vệ các amino acid của thức ăn, nhờ vậy tăng được hàm lượng và tính khả dụng (availability) của amino acid trong máu, không những tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh tổng hợp protein và kích thích tăng trưởng mà còn tiết kiệm được amino acid cung cấp từ thức ăn. Bên cạnh đó cũng hạn chế các sản phẩm độc hại sinh ra do vi khuẩn phân giải amino acid như indol và scatol, nhờ vậy bảo vệ được sức khoẻ gan, thận.
Sangrovit còn có tác dụng chống viêm đường ruột, giảm tổn thương niêm mạc ruột, ngăn ngừa sự hoạt hoá của yếu tố gây viêm (NF-kB) ở cytosol trước khi đi vào nhân tế bào, nâng cao năng lực miễn dịch ruột và năng lực miễn dịch toàn cơ thể, nhờ vậy  tăng được sức khoẻ cho con vật.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá về tác dụng của chế phẩm  Sangrovit  khi bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn thịt.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung
Đánh giá tác dụng của Sangrovit và Sangrovit Farmpack khi bổ sung vào khẩu phần của lợn thịt.
2.2. Vật liệu
Sangrovit và Sangrovit Farmpack của hãng Phytobiotics do Bayer cung cấp
Lợn thí nghiệm tại xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp - Hải phòng.
2.3. Phương pháp
Bảng 1. Thiết kế thí nghiệm bổ sung Sangrovit  cho lợn thịt
Chỉ tiêu
Đối chứng
Kháng sinh
Sangrovit
Farm pack
Số lượng lợn
20
20
20
20
Giống
(PiDu.LY)
(PiDu.LY)
(PiDu.LY)
(PiDu.LY)
Giai đoạn nuôi
56 – XB
56 – XB
56 – XB
56 – XB
Số ngày nuôi
135 ngày
135 ngày
135 ngày
135 ngày
Thức ăn hỗn hợp
Đồng Hiệp
Đồng Hiệp
Đồng Hiệp
Đồng Hiệp
Thức ăn bổ sung
Không
Kháng sinh (*)
50mg/kgTĂ(**)
170mg/kgTĂ(***)
Số lần lặp lại
3
3
3
3
Ghi chú: (*) Kháng sinh BMD dùng với liều 30mg/kg thức ăn, (**) Sangrovit (50mg/kg TĂ) và (***) Sangrovit farmpack (170mg/kg TĂ) – trộn khi sản xuất thức ăn hỗn hợp.
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi
+ Sinh trưởng:
- Thể trọng đầu thí nghiệm, cuối thí nghiệm, tăng trọng hàng ngày (ADG)
- FCR (kg TA/kg tăng trọng), chi phí thức ăn VNĐ/kg tăng trọng.
+ Năng suất chất lượng thịt: Khi kết thúc thí nghiệm, chỉ tiến hành mổ khảo sát ở 2 lô để đánh giá thành tích sản xuất và chất lượng thịt: 1- đối chứng, 2- Sangrovit hoặc Sangrovit farmpack (dựa trên tăng trọng - ADG, hiệu quả sử dụng thức ăn -FCR, lô nào có hiệu quả sử dụng cao hơn thì lựa chọn để mổ khảo sát). Không mổ khảo sát ở lô sử dụng kháng sinh.
- Các chỉ tiêu về thành tích sản xuất bao gồm: Khối lượng móc hàm, tỷ lệ móc hàm, khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, dài thân thịt, diện tích cơ thăn, độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn, tỷ lệ nạc. Phương pháp mổ khảo sát được tiến hành theo quy trình khảo nghiệm lợn nuôi thịt TCVN – 2008.
- Các chỉ tiêu về chất lượng thịt bao gồm: pH 45, pH 24, pH 48, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến, độ dai, màu sắc thịt ở các thời điểm 24 và 48 giờ bảo quản.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng thống kê sinh vật học theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tuyến tính (GLM) trên phần mềm Minitab version 16.0, chương trình Excel 10.0, SAS 9.0. So sánh sự sai khác bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%.
3. Kết quả và thảo luật
3.1. Ảnh hưởng của Sangrovit và Sangrovit farmpack đến tốc độ sinh trưởng của lợn (bảng 1)
Khối lượng bắt đầu thí nghiệm khá đồng đều giữa các lô (ĐC = 14,55 kg; KS = 14,23 kg; Sangrovit = 13,31 kg; Farmpack = 13,23 kg), không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Do vậy, khối lượng lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương giữa các lô.
Chỉ tiêu
ĐC
KS
Sangrovit
Sangrovit
farm pack
Mean
SD
Cv (%)
Mean
SD
Cv (%)
Mean
SD
Cv (%)
Mean
SD
Cv (%)
KL bắt đầu nuôi, kg/con
14,55
1,93
13,27
14,23
1,30
9,16
13,31
0,32
2,37
13,23
0,76
5,77
KL kết thúc, kg/con
92,0b
1,00
1,09
94,2b
1,98
2,10
93,1b
1,53
1,64
97,8a
0,44
0,45
Tăng KL tích lũy, kg/con/đợt
77,45b
1,18
1,52
79,96b
2,97
3,72
79,79b
1,27
1,59
84,57a
0,69
0,82
Số ngày nuôi (ngày)
135


135


135


135


ADG, g/con/ngày
565,6b
18,3
3,24
583,9b
28,5
4,88
579,14b
15,53
2,68
611,82a
6,16
1,01
Ghi chú : Trong cùng hàng, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết thúc thí nghiệm, mối tương quan về khối lượng lợn giữa các lô đã có sự thay đổi chênh lệch và không còn đồng đều. Cụ thể là khối lượng lợn trung bình ở các lô ĐC = 92kg/con; KS = 94,2kg/con; Sangrovit = 93,1kg/con; farmpack = 97,8kg/con. Như vậy tại thời điểm kết thúc thí nghiệm có sự sai khác thống kê giữa khối lượng tích lũy của lợn ở lô sử dụng farmpack và các lô còn lại (P<0,05). Lô sử dụng Sangrovit farmpack cho thấy kết quả tích lũy sinh trưởng tốt nhất ở lợn thí nghiệm (cao hơn lợn ở lô ĐC 5,8kg/con, tương đương 6,3%; cao hơn lợn ở lô sử dụng KS là 3,6kg/con, tương đương 3,8%, cao hơn Sangrovit là 4,7kg/con, tương đương 5%). Tăng trọng hàng ngày của lợn thịt thí nghiệm trung bình ở các lô ĐC = 565,6 g/con/ngày; KS = 583,9 g/con/ngày; Sangrovit = 579,14 g/con/ngày; farmpack = 611,82 g/con/ngày.
Theo trích dẫn Gaubinger (2013) về kết quả thử nghiệm Sangrovit farmpack của Phytobiotic tại Ba Lan trên lợn sinh trưởng cho thấy tăng trọng hàng ngày tăng 8%. Còn trong thí nghiệm của chúng tôi mức tăng trọng hàng ngày của lợn thịt so với ĐC cao hơn 8,2% (Sangrovit farmpack = 611,82 g/con/ngày; ĐC = 565,6 g/con/ngày). Còn theo Hồ Trung Thông (2013) thì tăng trọng của lợn thịt so với đối chứng cao hơn 4,64%  thấp hơn trong thí nghiệm này do nghiên cứu chỉ thực hiện vào giai đoạn cuối thí nghiệm (60kg đến xuất chuồng), giống lợn, thức ăn hỗn hợp sử dụng cũng khác nhau.
So sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên cùng đối tượng là giống PiDu x LY thì thấy mức tăng trọng hàng ngày của lợn trong thí nghiệm này khá thấp (611,82 g/con/ngày). Phạm Thị Đào và cộng sự (2013) cho biết: tăng trọng hàng ngày của các tổ hợp lai PiDu25, PiDu50, PiDu75 với F1(LY) lần lượt là: 829,42 g/con/ngày; 797,78 g/con/ngày; 765,79 g/con/ngày. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cũng thực hiện trên giống PiDu x F1 (LY) công bố tăng trọng hàng ngày là 749,05 g/con/ngày. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) công bố mức tăng trọng hàng ngày là 735,33 g/con/ngày.
3.2. Ảnh hưởng của Sangrovit và Sangrovit farmpack đến lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt (bảng 2 và bảng 3)
Lượng thu nhận trung bình của cả quá trình nuôi 135 ngày ở các lô tương đối đồng đều (ĐC = 205,07 kg thức ăn/con; KS = 210,4 kg thức ăn/con; Sangrovit = 201,69 kg thức ăn/con; Sangrovit farmpack = 215,35 kg thức ăn/con).
Chỉ tiêu
Đối chứng
(n = 3)
Kháng sinh
(n = 3)
Sangrovit
(n = 3)
Sangrovit
farm pack
(n = 3)
Mean
SD
CV (%)
Mean
SD
CV (%)
Mean
SD
CV (%)
Mean
SD
CV (%)
KL bắt đầu nuôi, kg/con
14,55
1,93
13,27
14,23
1,30
9,16
13,31
0,32
2,37
13,23
0,76
5,77
KL kết thúc, kg/con
92,0
1,00
1,09
94,2
1,98
2,10
93,1
1,53
1,64
97,8
0,44
0,45
Tổng KL tăng, kg
77,45b
1,18
1,52
79,96b
2,97
3,72
79,79b
1,27
1,59
84,57a
0,69
0,82
Lượng TĂ thu nhận, kg/con
205,07a
8,79
4,29
210,40a
9,17
4,36
201,69a
11,16
5,53
215,35a
6,51
3,02
HSCH TĂ (FCR) , kgTĂ/kgTT
2,77a
0,05
1,92
2,75ab
0,01
0,45
2,63ab
0,09
3,23
2,60b
0,07
2,60
Ghi chú : Trong cùng hàng, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Mặc dù sử dụng Sangrovit farmpack cũng làm tăng lượng thức ăn thu nhận (so với ĐC là 10,28 kg thức ăn/con; so với KS là 4,95 kg thức ăn/con; so với Sangrovit là 13,66 kg thức ăn/con) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này của chúng tôi tương tự của Hồ Trung Thông (2013) khi kết luận rằng bổ sung Sangrovit farmpack vào khẩu phần ăn của lợn thịt giai đoạn 60kg đến xuất chuồng không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận.
Khối lượng tích lũy trong thời gian nuôi của lợn thí nghiệm từ 0-135 ngày của các lô lần lượt là ĐC = 77,45 kg, KS = 79,96 kg; sangrovit = 79,79 kg; sangrovit farmpack = 84,57 kg. Do khối lượng sinh trưởng tích lũy của lợn thịt có sự khác nhau và lượng thức ăn thu nhận lại giống nhau nên hệ số chuyển hóa thức ăn FCR giữa các lô có sự chênh lệch rõ rệt. Hệ số sử dụng thức ăn trung bình (FCR) của lợn thịt ở các lô là khác nhau. Trong đó FCR của các lô lần lượt là: ĐC = 2,77kg thức ăn/kg tăng trọng; KS = 2,75kg thức ăn/kg tăng trọng; Sangrovit = 2,63kg thức ăn/kg tăng trọng; Sangrovit farmpack = 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Hệ số chuyển hóa thức của lợn thịt ở lô ĐC cao nhất, ở lô sử dụng Sangrovit farmpack là thấp nhất, giữa 2 lô này sai khác thống kê rõ rệt (P<0,05). Chứng tỏ sử dụng Sangrovit farmpack có hiệu quả và giảm được hệ số sử dụng thức ăn là 6,5%.
Kết quả nghiên cứu về hệ số chuyển hóa thức ăn của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Gaubinger (2013) khi sử dụng Sangrovit farmpack cho lợn sinh trưởng cải thiện được 5,5% FCR. Tuy nhiên lại thấp hơn kết quả công bố của Hồ Trung Thông (2013) trên lợn thịt 60kg đến xuất chuồng sử dụng Sangrovit farmpack cải thiện được 8% FCR. Mặc dù tỷ lệ phần trăm cải thiện FCR của các kết quả nghiên cứu có thể cao hơn hay thấp hơn nhưng đều có xu hướng chung là cải thiện được hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn thịt.
So với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của tổ hợp lai PiDu x F1(LY) do Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) hay Magowan và McCann (2009) công bố lần lượt là 2,68 và 2,59 kg thức ăn/kg tăng trọng thì kết quả thí nghiệm của chúng tôi tương đương. Nhưng khi so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) hay Phạm Thị Đào và cộng sự (2013) là 2,48 và 2,38 kg thức ăn/kg tăng trọng thì kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của chúng tôi cao hơn.
Chi phí thức ăn (bảng 3) được Xí nghiệp Đồng Hiệp tính toán như sau: thức ăn đối chứng là 10.490 đồng/kg, thức ăn có Sangrovit là 10.510 đồng/kg trộn kháng sinh là 10.640 đồng/kg, trộn Sangrovit farmpack là 10.520/kg. Lợn ở lô thí nghiệm bổ sung kháng sinh thì chỉ bổ sung vào giai đoạn đầu (40 ngày đầu), từ ngày nuôi thứ 80 đến 135 thì sử dụng thức ăn như lô đối chứng nên toàn bộ quá trình nuôi chi phí trung bình là 10.540 đồng/kg thức ăn.
Để tăng trọng được 1kg khối lượng, lô ĐC phải sử dụng 2,77 kg thức ăn tương đương với 29.057 đồng; lô KS phải sử dụng 2,75 kg thức ăn tương đương với 28.985 đồng; lô Sangrovit phải sử dụng 2,63 kg thức ăn tương đương với 27.641 đồng; lô Sangrovit farmpack phải sử dụng 2,6 kg thức ăn tương đương với 27.352 đồng.
Chỉ tiêu
Đối chứng
Kháng sinh
Sangrovit
Sangrovit
Farm pack
Lượng TĂ sử dụng, kg/con
205,07
210,04
201,69
215,35
Giá TB, đ/kg
10.490
10.540
10.510
10.520
FCR, kgTĂ/kg TT
2,77
2,75
2,63
2,60
Chi phí TĂ, đồng/kg  TT
29.057
28.985
27.641
27.352
So sánh chi phí TĂ, %
100
99,75
94,48
93,77
KL tăng TB, kg/con
77,45
79,96
79,79
84,57
Hiệu quả kinh tế,




đồng/kg tăng KL
0
+ 72
+ 1.416
+ 1.705
đồng/con
0
+ 5.781
+ 112.983
+  144.217
Như vậy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của lô lợn thịt sử dụng Sangrovit farmpack là thấp nhất (thấp hơn ĐC 1.705 đồng/kg tăng trọng); lô lợn sử dụng Sangrovit cũng có hiệu quả tốt khi chi phí cũng giảm được 1.416 đồng/kg tăng trọng, còn lô sử dụng kháng sinh chỉ giảm được 72 đồng/kg tăng trọng. Như vậy nếu tăng trọng trung bình trong cả quá trình nuôi 135 ngày ở lô lợn sử dụng KS = 79,96 kg/con; sangrovit = 79,79 kg/con; farmpack = 84,57 kg/con thì chi phí thức ăn cho tăng trọng sẽ giảm lần lượt so với đối chứng là 5.781 đồng/con; 112.983 đồng/con; 144.217 đồng/con. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế về sử dụng thức ăn mà các lô bổ sung phụ gia thức ăn mang lại so với không sử dụng bất kỳ phụ gia nào trong chăn nuôi lợn thịt. So sánh mức chi phí thức ăn/kg tăng trọng cho thấy: Nếu coi chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở lô đối chứng là 100% thì các lô sử dụng kháng sinh, Sangrovit, Sangrovit farmpack giảm được lần lượt là 0,25%; 5,12% và 6,23%.

Hình 1: Tác động của Sangrovit đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt
3.3. Ảnh hưởng của Sangrovit farmpack đến năng suất, chất lượng thịt và các chỉ tiêu sinh hóa máu (bảng 4, bảng 5, bảng 6)
Sau khi kết thúc thí nghiệm, xử lý kết quả thí nghiệm cho thấy giữa Sangrovit và Sangrovit farmpack thì việc sử dụng Sangrovit farmpack có hiệu quả và tác dụng tốt hơn cả về khả năng kích thích sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế sử dụng thức ăn. Do vậy việc đánh giá năng suất, chất lượng thịt và cả chỉ tiêu sinh hóa máu được thực hiện trên 2 lô đối chứng và lô sử dụng Sangrovit farmpack.

Bảng 4. Ảnh hưởng của công thức và giới tính đến năng suất thân thịt lợn
Chỉ tiêu
Công thức (n = 6)
Tính biệt (n = 6)
SEM
ĐC
Farmpack
Cái
Đực
Khối lượng giết mổ (kg)
86,00
89,83
81,17b
94,67a
2,60
Khối lượng móc hàm (kg)
67,33
68,67
63,50b
72,50a
1,49
Tỷ lệ móc hàm (%)
78,49
76,60
78,28
76,81
1,51
Khối lượng thịt xẻ (kg)
54,10
55,49
51,12b
58,47a
1,37
Tỷ lệ thịt xẻ (%)
63,07
61,88
63,01
61,94
1,38
Dài thân thịt (cm)
84,50
84,50
84,17
84,83
1,20
Diện tích cơ thăn (cm²)
55,27
54,63
53,53
56,37
2,36
Độ dày mỡ lưng (mm)
11,00
10,33
10,29
11,04
0,35
Độ dày cơ thăn (mm)
52,42
51,06
51,08
52,40
0,37
Tỷ lệ nạc (%)
60,25
60,66
60,70
60,21
0,37
* Trong cùng hàng, những giá trị LSM không có chữ cái giống nhau, sai khác có  ý nghĩa (P < 0,05)
Các chỉ tiêu năng suất thịt của lô sử dụng sangrovit farmpack và đối chứng là như nhau, chỉ khác nhau ở tính biệt đực cái.
Công thức thí nghiệm cũng không có ảnh hưởng đến tỷ lệ nạc thân thịt (tỷ lệ nạc thân thịt của lợn đối chứng và Sangrovit farmpack lần lượt là 60,25 và 60,66%). Mặc dù tỷ lệ nạc khi sử dụng Sangrovit farmpack cao hơn 0,41% nhưng cũng không có sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn so với trích dẫn của Hồ Trung Thông (2013) khi đánh giá về tỷ lệ nạc thân thịt của lợn sử dụng Sangrovit farmpack cho biết tăng được 5% so với đối chứng. Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng suất chất lượng thịt của công thức lai PiDu x LY được công bố cũng có kết quả tương đương. Phạm Thị Hồng Đào và cộng sự (2013) cho biết tổ hợp lai PiDu75x F1(LxY) có tỷ lệ nạc là 59,97%. Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) thì tỷ lệ nạc của tổ hợp lai (PixDu) x (LxY) là 60,93%. Tổ hợp lai F1(LxY) với đực Piétrain Austrian và Piétrain Belgium cũng có tỷ lệ nạc tương ứng là 60,8% và 61,1% (Magowan and McCann, 2009).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về độ dày mỡ lưng tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Đào và cộng sự (2013). Tác giả cho biết tổ hợp lai PiDu25, PiDu50, PiDu75 với F1(LxY) có độ dày mỡ lưng tương ứng là 26,02 mm, 23,47 mm, 21,64 mm. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với công bố của Phan Xuân Hảo và cộng sự (2009) về độ dày mỡ lưng của công thức F1 (LxY) với đực PiDu là 19,52 mm. Tuy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về độ dày mỡ lưng khi sử dụng Sangrovit farmpack (Sangrovit Farmpack = 24,33mm; ĐC = 26,89mm) nhưng cũng đã cải thiện được 10,5%. Kết quả này phù hợp với công bố của nghiên cứu tại Viện Dinh dưỡng động vật, Đại học Kaunas (dẫn theo Hồ Trung Thông, 2013) trên lợn thịt cho thấy độ dày mỡ lưng giảm 15%.


Bảng 5. Ảnh hưởng của công thức và giới tính đến chất lượng thịt lợn
Chỉ tiêu
Công thức (n = 6)
Tính biệt (n = 6)
SEM
ĐC
TN
Cái
Đực
pH 45 phút
6,64
6,60
6,66
6,57
0,10
pH 24 giờ
5,58
5,59
5,58
5,60
0,06
L*
58,57
58,17
58,92
57,82
1,26
a*
14,41
14,38
14,45
14,33
0,36
b*
7,39
7,51
7,76
7,14
0,35
Tỷ lệ mất nước bảo quản (%)
1,98
1,57
1,78
1,77
0,31
Tỷ lệ mất nước chế biến (%)
29,98
30,65
30,84
29,79
1,00
Độ dai (N)
38,03
43,95
38,78
43,20
5,21
pH 48 giờ
5,67
5,60
5,62
5,66
0,06
L*
57,16
58,62
58,29
57,49
1,35
a*
15,56
15,16
15,49
15,22
0,50
b*
8,54
8,77
9,25
8,06
0,54
Tỷ lệ mất nước bảo quản (%)
2,72
2,97
3,05
2,64
0,46
Tỷ lệ mất nước chế biến (%)
30,83
29,81
30,59
30,05
0,99
Độ dai (N)
41,54
33,66
34,12
41,07
5,23
* Trong cùng hàng, những giá trị LSM không có chữ cái giống nhau, sai khác có  ý nghĩa (P < 0,05)
Phân loại lượng thịt theo phương pháp của Barton - Gate và CTV (1995) như sau: Thịt bình thường: pH 45 > 5,80; pH 24 < 6,0; Thịt PSE : pH 45 £ 5,80; Thịt DFD : pH 24 ³ 6,10; Thịt a-xit: pH 24 £ 5,40. Đánh giá chất lượng thịt dựa vào tiêu chuẩn về màu sắc thịt theo Van Laak, Kauffmanf (1999, trích từ Kuo và cộng sự, 2003) và NPPC (Pork quality standards của National Pork Producers Council, IOWA, USA) như sau: L*  > 50 : thịt PSE;  L*  40 - 50: thịt bình thường,  L* < 37: thịt DFD. Kết quả bảng 5 về chất lượng thịt lợn cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong phạm vi chất lượng thịt bình thường, tốt, không có dấu hiệu kém phẩm chất.
Tỷ lệ mất nước bảo quản ở thời điểm 24 giờ của lô ĐC cao hơn lô Sangrovit  0,41%. Tuy nhiên tỷ lệ mất nước chế biến của lô ĐC lại thấp hơn lô Sangrovit 0,67%, thịt lợn sử dụng Sangrovit dai hơn 5,92N. Tuy nhiên tất cả chênh lệch này không có sai khác có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ mất nước bảo quản sau 48 giờ tăng lên 1,4 lần so với thời điểm 24 giờ ở lô ĐC và 1,9 lần ở thịt lợn sử dụng Sangrovit. Nhưng tỷ lệ mất nước chế biến thì ngược lại tăng lên 0,85% ở ĐC nhưng lại giảm 0,84% ở thịt sử dụng Sangrovit so với thời điểm 24 giờ. ĐC tăng độ dai 3,51N còn bổ sung Sangrovit giảm độ dai 10,29N so với thời điểm 24 giờ. Nhưng dù tăng hay giảm cũng không cho thấy sự khác nhau giữa hai công thức. Chứng tỏ lợn nuôi thịt bằng Sangrovit farmpack không bị tích nước như khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng khác.


Bảng 6. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn thịt
Chỉ tiêu
Công thức
Mean
SE
StDev
GOT (U/L)
Farmpack
88,60
21,10
63,30
ĐC
66,66
8,11
24,32
GPT (U/L)
Farmpack
47,91
3,39
10,17
ĐC
51,71
6,34
19,03
Bilirubin TP (µmol/L)
Farmpack
1,067
0,06
0,18
ĐC
1,00
0,09
0,26
Bilirubin TT (µmol/L)
Farmpack
0,58
0,07
0,22
ĐC
0,66
0,06
0,17
Bilirubin GT (µmol/L)
Farmpack
0,49
0,08
0,25
ĐC
0,34
0,12
0,35
Albumin (g/L)
Farmpack
21,91a
0,67
2,01
ĐC
25,81b
1,29
3,88
Ure (mmol/L)
Farmpack
2,43a
0,09
0,26
ĐC
3,51b
0,26
0,78
Creatinin (µmol/L)
Farmpack
84,22
4,47
13,42
ĐC
78,84
3,25
9,74
Ghi chú : Trong cùng cột và cùng chỉ tiêu, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Phân tích GOT và GPT trong thành phần máu lợn thịt cho thấy mặc dù có sự chênh lệch khá lớn nhưng lại không có sự sai khác (do P>0,05) giữa Sangrovit farmpack  (GOT = 88,6 U/L; GPT =47,91 U/L) và ĐC (GOT = 66,66 U/L; GPT = 51,71 U/L) nhưng giảm GPT được 3,8 U/L (tương đương 7,9%); tăng GOT 21,94 U/L (tương đương 32,9%). Kết quả cũng tương tự với các chỉ tiêu Bilirubin TP; Bilirubin TT; Bilirubin GT và Creatinin. Trong đó Bilirubin TP của ĐC = 1,0 µmol/L; của farmpack = 1,067 µmol/L; Bilirubin TT của ĐC = 0,656 µmol/L, của farmpack = 0,578 µmol/L; Bilirubin GT của ĐC = 0,344 µmol/L, của farmpack = 0,489 µmol/L; Creatinin của ĐC = 78,84 µmol/L, farmpack = 84,22 µmol/L. Khi bổ sung Sangrovit farmpack đã thấy có tác động theo chiều hướng làm tăng các chỉ tiêu Bilirubin GT (tăng 42,2%); Bilirubin TP (tăng 6,7%) và Creatinin (tăng 6,8%); giảm đối với các chỉ tiêu Bilirubin TT (giảm 13,5%). Mặc dù có biến động lớn (từ 6-42%) nhưng sự chênh lệch này không thấy có sự sai khác thống kê (P>0,05). Có lẽ nguyên nhân là do trong máu của lợn bình thường thì các chỉ tiêu này có mức dao động lớn nên không chịu ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm.
Riêng hai chỉ tiêu Urê và Albumin thì có sự khác biệt đáng kể và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Với chỉ tiêu Albumin ĐC = 25,81 g/L trong khi Sangrovit farmpack = 21,91 g/L; như vậy bổ sung Sangrovit farmpack đã làm giảm albumin trong máu xuống so với ĐC là 15,1%. Với chỉ tiêu urê cũng tương tự, ở ĐC = 3,51 mmol/L trong khi Sangrovit farmpack là 2,433 mmol/L; như vậy bổ sung Sangrovit farmpack cũng làm giảm được urê trong máu xuống 30,68%. Hai chỉ tiêu này trong máu giảm chứng tỏ hoạt động giải độc của gan được giảm nhẹ, hay nói cách khác các chất độc sinh ra trong quá trình trao đổi chất giảm ở lô bổ sung Sangrovit farm pack. Theo trích dẫn của Peter Gaubinger (2013) thí nghiệm trên lợn đang sinh trưởng cho thấy Ure trong máu giảm 24% so với đối chứng (Hoechst, 1996).
4. Kết luận
Bổ sung Sangrovit với liều 50mg/kg thức ăn vào khẩu phần lợn thịt nuôi từ 15kg đến xuất đã không cải thiện được tốc độ tăng trọng hàng ngày (ADG). Tuy nhiên trong giai đoạn 40 ngày nuôi đầu tiên, Sangrovit đã hạn chế được sự giảm tốc độ tăng trọng (hạn chế 5%) khi thức ăn không được bổ sung kháng sinh.
Bổ sung Sangrovit Farm Pack với liều 170mg/kg thức ăn của lợn đã cải thiện được tốc độ tăng trọng hàng ngày (8,2%) cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn (6,3%).
Năng suất thân thịt và phẩm chất cảm quan của thịt lợn nuôi bằng khẩu phần bổ sung Sangrovit Farm Park tương tự như của lợn ăn khẩu phần đối chứng (P>0,05).

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực, Đặng Vũ Bình (2013), Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) với đực giống (Piétrain x Duroc) có thành phần Piétrain kháng stress khác nhau,  Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2), tr. 200-208.
2. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy (2009), Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Piétrain và Duroc (PiDu), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(3), tr. 269-275.
3. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành, Đặng Vũ Bình (2009), Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của các con lai giữa đực lai PiDu (Piétrain x Duroc) và nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(4), tr. 484-490.
4. Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010),  Năng suất sinh sản, sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (Piétrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(1), tr. 98-105.
5. Hồ Trung Thông (2013), Hiệu quả bổ sung Sangrovit farmpack vào thức ăn nuôi lợn, Hội thảo về chế phẩm Sangrovit – Phytobiotics, Hà Nội tháng 12 năm 2013.
6. Agarwal S., Reynolds M.A, Pou S., Peterson D.E, Charon J.A. and Suzuki J.B. (1991), The effect of sanguinarine on human peripheral blood neutrophil viability and functions, Oral Microbiology and Immunolog, (6), pp. 51-61.
7. Barton Gate P.,  Warriss P. D., Brown S.N.  and  Lambooij B. (1995), Methods of improving pig welfare and meat quality by reducing stress and discomfort before slaughter-methods of assessing meat quality, Proceeding of the EU-Seminar, Mariensee, p. 22-23.
8. Drsata J., Ulrichova J. and Walterova D. (1996), Sanguinarine and chelerythrine as inhibitor of aromatic amino acid descarboxylase, Journal of Enzime Inhibition, (10), pp.231-237.
9. Lenfeld J., Kroutil M., Marsálek E., Slavík J., Preininger V. and Simánek V. (1981), Antiinflammatory activity of quaternary benzophenanthridine alkaloids from Chelidonium majus. Planta Medica, (43), pp. 161-165.
10. Lengerken G. V. and Pfeiffer H. (1987), Stand und Entwicklungstendezen der Anwendung von Methoden zur Erkennung der Stressempfindlichkeit und Fleischqualitaet beim Schwein, Inter-Symp, Zur Schweinezucht, Leipzig, pp. 1972- 1979.
11. Magowan E. and McCann M. E. (2009), The effect of sire line breed on the lifetime performance of slaughter generation pigs, Agri-food and Biosciences Institute, www. Afbini. Gov.UK.
12. Gaubinger P. (2013), Phytogenic Feed Additives- Black box or Reliable Products. 4th Global Feed and Food Congress, South Arica 2013. http://www.gffc2013.com/wp-content/uploads/2013/04/Peter-Gaubinger-Phytogenic-feed-additives-black-box-or-reliable-products.pdf
13. Tschirner K. (2004), Effect of Sangrovit on trypthophan and lysine availability in pigs, Institute of Animal Nutrition,  Kiel University, Gemany.



Đỗ Thị Phương Thảo Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Hùng Vương



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

Tham luận về "kĩ năng mềm"