BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN TOÁN CAO CẤP VỚI NỘI DUNG TOÁN Ở TIỂU HỌC
Mở đầu
Trong
chương trình đào tạo giáo viên ngành giáo dục Tiểu học theo hệ thống tín chỉ
như hiện nay. Các học phần toán học có vai trò cơ sở, nó không những là điều kiện
tiên quyết cho một số học phần tiếp theo mà nó còn là cầu nối mối liên hệ giữa
kiến thức toán cao cấp trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học với nội
dung toán ở tiểu học. Tuy nhiên, một thực tế là khá nhiều sinh viên chưa thực sự
hứng thú với các học phần toán học. Nguyên nhân chủ yếu là nội dung các học phần
này tương đối trừu tượng, đòi hỏi người học phải tập trung sâu sắc và tư duy
cao độ trong quá trình tự học.
Làm rõ
được các mối liên hệ giữa toán cao cấp với nội dung toán Tiểu học (TH) trong
quá trình dạy học các học phần toán sẽ giúp Sinh viên (SV) nhận thức đúng đắn
tinh thần, quan điểm, ngôn ngữ và phương pháp của toán cao cấp trong việc dạy học
toán ở TH; hình thành cho SV khả năng lý giải cơ sở khoa học của những vấn đề họ
phải dạy ở TH. Từ đó giúp SV nhận thức việc học các học phần toán học là thiết
thực và bổ ích. Góp phần nâng cao “tính dạy nghề” cho SV ngay từ những môn học
thuộc khoa học cơ bản.
Vấn đề
về mối liên hệ giữa nội dung toán cao cấp với nội dung toán ở Tiểu học đã được
nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến như: N. Ia. Vilenkin, Ian Stewart,
Trần Văn Hạo, Hà Sỹ Hồ, Đỗ Ngọc Đạt…Và cho giáo viên tiểu học nói riêng như: A.
M. Pưshkalo, K. J. Neshkov, Nguyễn Tiến Đức, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiển…Các
giáo trình này được viết trong mối tương quan với chương trình toán phổ thông,
làm sáng tỏ các khái niệm và các yếu tố toán học cơ bản.
Trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, một số tài liệu
về phương pháp dạy học toán của các tác giả Liutvica Elensca, A. M.
Rusetski; Phạm Văn Hoàn ; Hà Sĩ Hồ; Đỗ
Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thuỵ, Vũ Quốc Chung; Nguyễn Phụ Hy, Phạm
Đình Hoà; Phạm Đình Thực …đã xuất hiện đâu đó sự phân tích, giải thích nội dung
dạy học toán ở Tiểu học trên cơ sở của
toán cao cấp, tuy nhiên đây không phải là mục tiêu chính của các công trình nên
vấn đề được nêu còn rất mờ nhạt và chưa có hệ thống.
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu vào
thiết lập các mối liên hệ giữa nội dung dạy học các học phần toán cao cấp với
nội dung toán ở Tiểu học một cách đầy đủ
và chi tiết để chuyển tải tới sinh viên một sự nhận thức
đúng đắn về vai trò của toán cao cấp đối với thực tiễn dạy học toán ở Tiểu học.
2. Phương pháp nghiên cứu
+ Các
phương pháp nghiên cứu lý
luận: Phân tích, tổng hợp lý
thuyết, phân loại hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết, từ đó rút ra các kết
luận khoa học làm cơ sở để khảo sát, phân
tích và đánh giá thực trạng, đề xuất một số biện pháp, thực nghiệm sư phạm.
+ Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra thực trạng bằng
phiếu hỏi: Đây là
phương pháp chính của đề tài. Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá thực
trạng, đề xuất một số biện pháp, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Sử dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ
cho phương pháp điều tra. Qua trao đổi trò chuyện với sinh viên, giảng viên trường
Đại học Hùng Vương để tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan tới đề tài, từ đó
chính xác hóa những vấn đề đã điều tra.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ trực tiếp các cán bộ quản lý giáo dục, các giảng
viên… những người có kinh nghiệm trong việc dạy học toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học để điều
tra, trao đổi, xin ý kiến về những vấn đề liên quan tới đề tài.
- Các phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các
phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, là cơ sở để đánh giá thực trạng
và xây dựng các biện pháp của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Tiến hành thực
nghiệm các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên hệ sư phạm giữa nội dung
dạy học các học phần toán cao cấp với nội dung dạy học toán ở Tiểu học cho sinh
viên
3. Kết quả và thảo luận
Phần cơ sở lý luận
trong chương 1 của đề tài đã hệ thống những vấn đề cơ bản như sau:
- Trên cơ sở trình bày một số
vấn đề cơ bản về chương trình toán cao cấp ở khoa Giáo dục Tiểu học một số trường Đại Học và chương trình toán trong môn Toán ở
Tiểu học. Chúng tôi đã khẳng định, luôn tồn tại mối liên hệ sư phạm giữa nội
dung dạy học toán cao cấp với nội dung dạy học toán ở Tiểu học.
- Làm sáng tỏ thực trạng mối liên hệ sư phạm giữa nội
dung dạy học toán cao cấp với nội dung dạy học toán ở Tiểu học trong quá trình
dạy học toán cao cấp ở trường Đại Học và trong dạy học toán ở trường Tiểu
học.
- Tìm hiểu một số vấn đề về đổi
mới nội dung và tổ chức đào tạo Giáo viên Tiểu học ở trường Đại Học, đặc biệt
là việc tích hợp khoa học cơ bản và khoa
học giáo dục trong quá trình đào tạo. Làm rõ một số vấn đề lý thuyết về mối
liên hệ sư phạm. Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy rằng cần thiết
phải nghiên cứu việc tăng cường mối liên hệ sư phạm với nội dung dạy học toán ở
Tiểu học trong quá trình dạy học toán cao cấp ở trường Đại học.
- Đề xuất một số yêu cầu về việc
tăng cường mối liên hệ sư phạm giữa nội dung dạy học toán cao cấp với nội dung
dạy học toán ở Tiểu học làm cơ sở cho các biện pháp cần thực hiện trong quá
trình đào tạo giáo viên Tiểu học ở trường Đại học sư phạm.
Chương 2 của đề tài đã đề xuất hai biện
pháp nhằm tăng cường mối liên hệ giữa nội dung dạy học toán cao cấp với nội
dung dạy học toán ở Tiểu học bao gồm:
Biện pháp 1: Điều chỉnh, bổ sung hệ thống bài tập trong các giáo
trình toán cao cấp trên quan điểm tích hợp, lồng ghép để bước đầu làm rõ mối
liên hệ giữa kiến thức môn học với nội dung dạy học toán ở Tiểu học.
Biện pháp 2: Xây dựng một số chuyên đề theo hướng tiếp cận môđun nhằm
tăng cường mối liên hệ giữa nội dung dạy học toán cao cấp với nội dung dạy học
toán ở Tiểu học. Trong biện pháp 2 đề tài
đã đề xuất bốn hình thức để tổ chức dạy học các chuyên đề
Quá trình thực nghiệm chương 3 và các kết
quả đánh giá thực nghiệm thu được cho thấy mục đích thực nghiệm đã đạt được,
tính thiết thực, khả thi của các biện pháp đã được khẳng định. Việc bổ sung vào
các giáo trình toán cao cấp những dạng bài tập có tính chất liên hệ với nội
dung dạy học toán ở Tiểu học, cùng với việc đưa vào chương trình đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên tiểu học các chuyên đề được thiết kế trên tinh thần tăng cường mối liên hệ sư phạm đã được sinh viên đón nhận
rất tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán cao cấp trong trường Đại
học, hình thành được một số năng lực cần thiết cho việc dạy học toán của người
giáo viên tiểu học trong tương lai
4. Kết luận
Đề tài đã chứng tỏ được sự tồn tại mối
liên hệ sư phạm giữa nội dung dạy học toán cao cấp ở trường Đại học với nội
dung dạy học toán ở Tiểu học.
- Tìm hiểu mối liên hệ
giữa nội dung dạy học toán cao cấp ở trường Đại học với nội dung dạy học toán ở
Tiểu học trong quá trình dạy học toán cao cấp và trong dạy học toán ở Tiểu học.
- Khái quát hoá một số vấn đề về đổi mới nội dung
và công tác tổ chức đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Đại học. Phân tích để
thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường mối liên hệ giữa nội dung dạy học toán cao
cấp với nội dung dạy học toán ở Tiểu học cho sinh viên.
- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu cho việc dạy học
toán cao cấp trong trường Đại học sư phạm nhằm tăng cường mối liên hệ sư phạm với
việc dạy học Số học ở Tiểu học.
- Đã tổ chức
thực nghiệm sư phạm để minh hoạ tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư
phạm đã đề xuất.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Đình Hoan
(2003), Toán 1, Nxb Giáo dục
[2]. Đỗ Đình Hoan
(2003), Toán 2, Nxb Giáo dục
[3]. Đỗ Đình Hoan
(2004), Toán 3, Nxb Giáo dục
[4]. Đỗ Đình Hoan (2005), Toán 4, Nxb Giáo dục
[5]. Đỗ Đình Hoan (2005), Toán 5, Nxb Giáo dục
[6]. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan (1993), Một số vấn đề về
môn toán bậc tiểu học (tập 1), Bộ GD và ĐT, Vụ giáo viên.
[7]. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thuỵ, Vũ Quốc
Chung (1995), Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội
1.
Nguyễn Thị Thanh Tuyên
Khoa GDTH&MN
Nhận xét
Đăng nhận xét