Sinh viên với công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Kính
thưa các quý vị đại biểu!
Thưa
toàn thể đại hội!
Được sự cho phép của Đoàn chủ tịch, sau
đây tôi xin có một số ý kiến phát biểu thảo luận với đại hội như sau:
Trước hết tôi xin hoàn toàn nhất trí với
bản báo cáo tổng kết công tác đoàn và bản phương hướng hoạt động năm học
2011-2012 mà đoàn chủ tịch vừa thong qua đại hội. Bản than tôi xin có một số ý
kiến thảo luận với đại hội về vấn sinh viên với công tác phòng chống tệ nạn xã
hội.
Sự đổi mới đường lối kinh tế xã hội là sự lựa chọn mới về
hệ thống giá trị cơ bản của xã hội ở nước ta đã dem lại sự phát triển toàn
diện,mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống
định hướng giá trị trong mỗi người.Bên cạnh việc hình thành những giá trị
mới,tích cực,sự phát triển ,mở cửa,hội nhập nền kinh tế thị trường và sự phát
triển nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực
trong xã hội, ảnh hưởng đến tư tưởng ,tình cảm , đạo đức,lối sốngcủa giới trẻ ,
đặc biệt là một bộ phận sinh viên.
Sinh viên
là đại biểu của một nhóm xã hội, đặc biệt là những người dang chuận bị cho hoạt
động lao động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, đang chuận bị gia nhập
vào đội ngũ tri thức xã hội.
Ở cấp độ
cá nhân ,sinh viên là người đang trưởng thành về mặt xã hội,chín muồi về thể
lực, định hướng về nhân cách, đang học tập tiếp thu những tri thức kỹ năng của
một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định và sinh viên muốn cống hiến ,mong muốn xã
hội ghi nhận.
Tuy nhiên
trong những năm gần đây ,bộ phận sinh viên lại mắc vào tệ nạn xã hội và các
loại tội phạm,va đang co chiều hướng gia tăng,diễn biến phức tạp.
Thông qua
đây chíng ta có được cái nhìn tổng quát về vấn đề này,từ đó ý thức được mối
nguy hiêm của tệ nạn xã hội,tội phạm.
Có rất
nhiều nguyên nhânkhác nhau khiến cho sinh viên nói riêng ,cũng như thanh niên
nói chung mắc vào tệ nạn xã hội.
thực trạng
trên xuất phat từ nhiều nguyên nhân,mà chủ yếu là từ phía gia đình ,nhà trường
,cộng đồng và chinh bản thân cá nhân.
1.Nguyên nhân do tâm lý lứa tuổi:
Về mặt tâm
lý sinh viên là lúa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ những phẩm chất,nhân
cách bậc cao có ý nghĩa rất lớn đối với sự tự giáo dục,hoàn thiên bản thân theo
hướng tich cực như khả năng tự đánh giá ,lòng tự trọng ,tự tin ,tự ý thức..
Tuy nhiên
theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu thanh niên về các nguyên nhân chủ yếu
các thanh niên phạm tội va mắc tệ nạn xã hội thi nguyên nhân còn nông nổi đua
đòi được số người được hỏi xếp vào thứ hạng cao nhất chiếm 75,6%.
Trong đó
lúa tuổi từ 16 đến 18 có nguy cơ phạm tội, mắc tệ nạn xã hội cao nhất chiếm
61,1% số người được hỏi, ngoài ra con do ưa mạo hiểm, phiêu lưu……….
Tội phạm,
tệ nạn xã hội chịu ảnh hưởng của việc giáo dục gia đình, nó ảnh hưởng đến lối
sống của sinh viên. Nếu mỗi cá nhân, mà cụ thể sinh viên được sinh ra, lớn lên,
được sinh ra, lớn lên, được sự giáo dục tốt từ phía gia đình thì tỉ lệ phạm
tội, mắc các tệ nạn xã hội ít hơn. Một số gia đình sống một cách riêng rẽ, các
em thiếu thốn tình cảm đã phó mặc các em cho xã hội, trong gia đình không coi
mình là vợ hoặc chồng, gia đình trình độ văn hóa thấp; cũng như gia đình có
nhiều thành viên vi phạm pháp luật, phạm tội ảnh hưởng tiêu cực đến tính định
hướng và hoạt động sống của các cá nhân trong gia đình đó. Cũng có một số gia
đình có kinh tế khá giả đã buông lỏng quản lý con em: chiều chuộng, dung túng,
bảo lãnh đã vô tình tạo điều kiện cho con em bỏ học, phạm tội ăn chơi sa đọa,
mắc các tệ nạn xã hội.
- Sự quan
tâm chỉ đạo của nhà trường, các cấp các ngành chức năng chưa hết trách nhiệm,
chưa tạo phong trào rộng khắp chưa quản lý chặt chẽ sinh viên, để họ nâng cao
cảnh giác, tích cực phòng ngừa tham gia
phòng chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội.
- Bên cạnh
tính ưu việt của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó tác động ảnh hưởng
không nhỏ đến bộ phận sinh viên ở Hà Nội hàng năm có hàng triệu sinh viên ra
trường không xin được việc làm, để đảm bảo cuộc sống các em đã tự phải bươn
trải và không ít trong số đó bị lôi kéo vào con đường phạm tội và tệ nạn xã
hội.
- Trong
khi trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là tin học thì chưa
có cơ chế quản lý phù hợp, vì vậy những văn hóa đồi trụy, phản động, kích động
tình dục, kiếm hiệp bạo lực thông qua internet được một bộ phận sinh viên không
được định hướng.
- Một số
sinh viên xuống cấp về lối sống đạo đức, sa sút về phẩm chất chính trị, không
xác định được động cơ mục dích, lý tưởng phấn đáu, sống buông thả, sống gấp,
sống thực dụng, sống không lao động và chạy theo cám dỗ đời thường.
- Do nhận
thức pháp luật còn hạn chế theo ý kiến của cán bộ cảnh sát điều tra và nhiều
nhà nghiên cứu thì sinh viên không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả hành
động vi phạm phạm tôi của mình mà chỉ hành động theo bản năng cảm tính có một
số sinh viên khi bị bắt mới biết mình phạm tội nghiêm trọng.
- Một số
sinh viên do thiếu ý thức rèn luyện không chủ động phòng tránh những nguy cơ
tấn công của các tệ nạn xã hội.
Trong bối
cảnh môi trường xã hội vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội.
Sinh viên
để vượt qua những thách thức trên, sinh viên cần ra sức rèn luyện học tập để
phát triển nhanh chóng trưởng thành,
phát huy cao tiềm nang và sức sáng tạo để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Đứng trước
tình hình trên, chúng ta cần phải có những giải pháp ngăn chặn và từng bước đẩy
lùi tội phạm, tệ nạn xã hội ở sinh viên nói chung, cũng như trong sinh viên ở
các trường cao đẳng, đại học nói riêng.
Xác định
công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong sinh viên là công tác
mang tính xã hội sâu sắc và phải lấy việc phòng ngừa làm cơ bản.
Việc phòng
ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính
nhà nước, xã hội và nhà nước, xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó
làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội. Việc phòng ngừa
tội phạm, tệ nạn trong sinh viên nói chung, cũng như sinh viên Trường Đại Học nói riêng, là nhiệm vụ chung của nhà trường,
gia đình, của toàn xã hội.
Trên cơ sở
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội và tệ nạn xã hội, chúng ta đề ra
một số biện pháp phòng ngừa:
* Từ các
gia đình:
Cần phải quan tâm đến việc giáo dục cho các
em, bồi đắp tình cảm của các cá nhân trong gia đình, định hướng các giá trị cơ
bản.
* Từ phía
nhà trường và xã hội.
- Từ nhà
trường:
+ Tăng
cường tuyên truyền giáo dục cho thanh niên về học tập để mở đường vào tương
lai.
+ Khơi dậy
trong sinh viên tinh thần và thái độ học tập thường xuyên.
+ Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật và đạo đức lối
sống cho sinh viên. Giúp sinh viên nhận thức được mức độ nguy hại của tội phạm
và tệ nạn xã hội, đồng thời ý thức được vai trò của mình trong công tác phòng
chống và bài trừ các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức
các hoạt động văn nghệ, mít tinh, tuyên truyền, buổi sinh hoạt trong nhà trường
tổ chức các đọi tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
Ví dụ: Đội
tuyên truyền phòng chống ma túy.
- Vận động
sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện, để phát huy, huy động sinh viên
tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội tham gia phát triển kinh tế - xã
hội.
- Nhà
trường cần phải xây dựng lối sống văn hóa trong sinh viên xây dựng đạo đức, lối
sống cách mạng theo Bác Hồ, vận động thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng
sống và làm việc theo pháp luật.
- Chăm lo
đời sống văn hóa tinh thần rèn luyện
thân thể cho sinh viên là điều kiện hình thành nhân cách.
Ví dụ: Tạo
điều kiện cho sinh viên lựa chọn những hình thức vui chơi giải trí lành mạnh và
phù hợp với điều kiện sức khỏe của mỗi người. Đẩy mạnh tuyên truyền trong sinh
viên phòng tránh không bị cám dỗ bởi các sản phẩm văn hóa đồi trụy, tạo môi
trường văn hóa lành mạnh.
* Từ xã
hội:
- Triển khai có hiệu quả những chương trình
hành động phòng chống tệ nạn và xã hội trong sinh viên.
- Tăng
cường các thiết chế xã hội, luật pháp, gia đình giáo dục văn hóa, kinh tế củng
cố hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội, tạo áp lực xã hội mạnh mẽ để kiểm soát
các hành vi phạm tội và tệ nạn xã hội.
Tăng cường
công tác thông tin, giáo dục truyền thông và bằng các phương tiện thông tin đại
chúng và truyền thông trực tiếp.
Cần phải
phối hợp giữa các tổ chức Đoàn, hội Thanh niên với các cơ quan có chức năng
quản lý, giáo dục sinh viên, cam kết đăng ký không vi phạm tệ nạn xã hội . Mặt
khác cũng vận động sinh viên cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội, có công tác
giúp đỡ các sinh viên phạm tội, mắc tệ
nạn xã hội tái hòa nhập cộng đồng.
Ví dụ:
Hiện nay, ở các trường Cao đẳng, Đại học có các đội thanh niên tình nguyện đã
thực hiện nhiều đợt ba cùng, “cùng lao động, sản xuất, cùng sinh hoạt giao lưu
văn hóa, vui chơi giải trí, cùng chia xẻ tâm tư tình cảm.
- Cần hoàn
thiện hệ thống pháp luật và phóng chống tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh
viên.
Ngoài ra
còn có nhiều biện pháp phòng ngừa song điều quan trọng cần phải có sự phối hợp
giữa gia đình và xã hội để đẩy lùi tệ nạn xã hội, tội phạm ra khỏi sinh viên.
Trên đây
là một số ý kiến trao đổi thảo luận của tôi bổ sung cho bản báo cảo tổng kết và
bản phương hướng nhiệm kì 2011-2012 mà đoàn chủ tịch vừa thông qua đại hội.
Kính mong các bạn tiếp tục trao đổi thảo luận, đóng góp ý kiến để bản thảo luận
của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng,
em xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc, chúc
các bạn đoàn viên hoàn mạnh khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chúc đại hội thành công tốt đẹp!
Nhận xét
Đăng nhận xét