MÔ ĐUN:THCS 5 - MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS
1/
Các loại môi trường học tập.
Có
3 môi trường chính.
-
Môi trường gia đình.
-
Môi trường nhà trường.
-
Môi trường xã hội.
2/Ảnh hưởng của môi
trường học tập đến hoạt động học tập của học sinh.
a/Ảnh hưởng của môi
trường gia đình.
Gia đình
là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình
thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có
những thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào
thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện CNH-HĐH đất nước, gia đình Việt
Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của
mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân
cách con người. Chức năng này được gia đình thực hiện ngay từ khi con người ở
thời kỳ mới lọt lòng, còn là đứa trẻ. Chức năng này kéo dài trong suốt cuộc đời
mỗi con người, và chia thành 03 giai đoan như: Từ 0-3 tuổi; Từ 03-05 tuổi;
Từ 06-18 tuổi. Cả 03 giai đoạn cá nhân lớn lên đều dưới sự chăm sóc, chỉ
bảo từng bước, giai đoạn dạy dỗ, hướng dẫn, rèn luyện mỗi cá nhân, giúp cá nhân
làm quen và thực hiện các chuẩn mực trong gia đình và ngoài xã hội; điều chỉnh
nhận thức để có khả năng giao tiếp phù hợp trong các quan hệ xã hội, dần bước
vào đời sống của một cá thể trong đời sống xã hội.
-Việc gia đình giáo dục các cá nhân thông qua
các mối quan hệ đặc biệt giữa vai trò của những thành viên trong gia đình. Đó
là quan hệ ruột thịt giữa mẹ, con, quan hệ huyết thống giữa cha, con, tình cảm
của anh chị em ruột, của bố mẹ, ông bà. Quá trình xã hội hóa cá nhân bắt đầu từ
khi cá nhân có sự xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong mối quan hệ
ấy.
-Gia đình thông qua thái độ, tâm lý, tình cảm và
mối liên hệ thường xuyên, bền bỉ, khéo léo truyền thụ cho mỗi cá nhân những mẫu
mực, hành vi xã hội để ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. Qua mối quan hệ
đặc biệt, thái độ, tình cảm tâm lý gia đình từng bước uốn nắn những lệch lạc
hành vi, ngăn chặn những hành vi trái với chuẩn mực xã hội ở từng cá nhân.
-Việc giáo dục và hình thành nhân cách con người trong
gia đình có tính chất đặt nền móng, mang tính truyền thống gia phong, thực hiện
bước đi đầu tiên. Là trung tâm xuất phát điểm của giáo dục con người, là cơ sở
của những nền tảng giáo dục con người, là trường học đầu tiên của con người,
gia đình có vai trò đặc biệt trong việc xã hội hóa giáo dục con người. Do vậy,
tầm quan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người mang nét
đặc trưng của con người Việt Nam đối với thực tế xã hội đang trong công cuộc
CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế nhằm xây dựng và củng cố thiết chế gia đình
Việt Nam là hết sức cần thiết.
Như vậy gia đình trở thành môi trường văn hóa đầu
tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và quá trình phát triển, liên tục được
tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình
truyền thụ cho các cá nhân những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những
giá trị văn hóa hiện đại tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi
con người. Trong nền kinh tế thị trường, phát triển xã hội theo hướng CNH-HĐH,
hội nhập quốc tế cần phải phát huy tốt những truyền thống tốt đẹp của giáo dục
gia đình góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và
đúng chuẩn. Gia đình truyền thống Việt Nam nhất thiết phải hòa nhập vào xu
thế hiện đại, hiện đại hóa, nhưng vẫn phải giữ được sắc thái riêng không bị
trộn lẫn vào cái chung và kế thừa, tiếp thu có chọn lọc. Tuy nhiên để có thể
làm được điều đó, cần phải củng cố thiết chế gia đình, điều kiện khách quan để
xã hội hóa cá nhân trong gia đình, thiết lập mạng lưới giữa gia đình, nhà
trường, xã hội trong việc hình thành nhân cách cho cá nhân.
b/Ảnh
hưởng của nhà trường.
Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá
trình tích tiếp thu, tích luỹ những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên
những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở
trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương pháp của cuộc
sống thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến khi chết học ăn học nói
học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế, chỉ có phương
thức đặc thù( phương thức nhà trường) mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến
hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những
tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều
kiện của nó. Điều kiện đầu tiên đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài
(ngoại lực) như: có sự hướng dẫn của thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo
trình…Và điều kiện thứ hai đó là có sự vận động của chính bản thân người học
hay còn gọi là yếu tố nội lực. Đó là những tri thức mà người học học được,
trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thú của người
học…Có đầy đủ những điều kiện đó, người học dù trong hoàn cảnh có thầy với trò,
hay không có đối mặt với thầy thậm chí khi ra trường, hoạt động học vẫn diễn
ra. Từ đó có thể hiểu học là quá trình tương tác các yếu tố ngoại lực và yếu tố
nội lực thông qua hoạt động dạy và học. Trong đó, yếu tố nội lực ở đây đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động học của người học.
Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc
truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều
nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là
kiến thức đã được chuẩn hóa, đạt độ chính xác cao và có định hướng. Vai trò của
ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra
nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.
Trong nhà trường người trực tiếp truyền
thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong
các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm,
đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu
biết chuẩn mực.
Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu. Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.
c/Ảnh hưởng của xã hội.
Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu. Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.
c/Ảnh hưởng của xã hội.
Yếu tố xã hội quan trọng có ảnh hưởng đến nhận thức về chuẩn mực đạo đức
và hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh là nguồn thông tin
từ mạng internet: trang tin, nhật ký điện tử (blog), trò chơi trực tuyến (game
online), ngoài ra, ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, phim ảnh và các chương
trình trên truyền hình cũng có tác động đáng kể.
Như vậy, gia đình, nhà
trường và xã hội đều có ảnh hưởng quan trọng đối với việc hình thành kiến thức
và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự
kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét