Đề cương đề tài Thạc sĩ

MỞ ĐẦU


I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đại hội Đảng IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá". "Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt..." Để đạt được các mục tiêu như trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết.
Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu có vai trò quan trọng trong dạy học toán. Nó đảm bảo mối liên hệ ngược trong qua trình dạy học bộ môn, giúp giáo viên điều chỉnh việc dạy và  kịp thời điều chỉnh việc học hướng vào thực hiện mục tiêu của bộ môn, góp phần củng cố , đào sâu, hệ thống hoá kiến thức của học sinh. Có tác dụng giáo dục học sinh về tinh thần trách nhiệm, thói quen đào sâu suy nghĩ, ý thức vươn lên trong học tập, thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực.
Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, việc cải tiến hệ thống các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, được Bộ giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đã tổ chức triển khai, huấn luyện, cung cấp những hiểu biết cơ bản về lượng giá giáo dục và các phương pháp trắc nghiệm. Với những ưu điểm của phương pháp trắc nghiệm như tính khách quan, tính bao quát, tính chuẩn mực và tính kinh tế đã chứng tỏ tính ưu việt của nó trên thế giới, một số trường học ở nước ta. Nếu được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận thì hình thức thi trắc nghiệm khách quan sẽ phát huy nhiều tác dụng tích cực, góp phần thực  hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thực sự đi vào cuộc sống.
Trong hệ thống các phương pháp đánh giá, giáo viên phổ thông còn ít được làm quen với các phương pháp trắc nghiệm khách quan và việc tìm hiểu các phương pháp đó ở các trường phổ thông hiện nay ngày càng tăng và trở nên cấp thiết. Trên tinh thần đó tôi nghiên cứu những cơ sở của phương pháp trắc nghiệm và vận dụng phương pháp đó vào một chủ đề cụ thể trong môn toán lớp 9 ở trường trung học cơ sở (THCS) : Hai chương Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn số. Nhằm cung cấp cho giáo viên và học sinh THCS những quan niệm đúng mực về các phương pháp trắc nghiệm, khả năng vận dụng trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá bộ môn và các câu hỏi trắc nghiệm về một chủ đề cụ thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy tôi chọn đề tài: Vận dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung hàm số bậc nhất - Hệ hai phương thình bậc nhất hai ẩn ở Đại số lớp 9 THCS. Đó là một hướng nghiên cứu có tính cấp thiết.

II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

* Mục đích của luận văn:
- Nghiên cứu cơ sở của phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Vận dụng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chủ đề hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn ở đại số lớp 9 cho học sinh THCS.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng dạy học nội dung này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu :
-  Nghiên cứu cơ sở của phương pháp trắc nghiệm khách quan.
-  Điều tra thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về chủ đề hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn số ở trường THCS hiện nay.
-  Vận dụng phương pháp trắc nghiệm xây dựng câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn số cho học sinh THCS.
-  Xây dựng nội dung và tổ chức thực nghiệm sư phạm.

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 - Nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu, sách báo, tạp chí về đánh giá kết quả học tập và đo lường, cơ sở kỹ thuật của trắc nghiệm, ...
Các văn kiện của Đảng và nhà nước, của bộ giáo dục và đào tạo có liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan.
Sách giáo khoa, sách phương pháp giảng dạy bộ môn, các sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài.
2 - Quan sát - điều tra: Quan sát, điều tra việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua chủ đề hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
Thu thập, sử lý số liệu phân tích , tổng hợp, đánh giá kết quả qua bài kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan.
3 - Thực nghiệm sư phạm: Chuẩn bị nội dung, địa điểm và tổ chức thực nghiệm sư phạm về chủ đề hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn số ở Đại số lớp 9 THCS.

IV/GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Trên cơ sở chương trình sách giáo khoa hiện hành và mục tiêu của cấp học nếu xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm chủ đề hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn trong chương trình đại số lớp 9 cho học sinh THCS để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về chủ đề này thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, phát triển năng lực tự đánh giá, tự khẳng định mình. Đồng thời góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng dạy học.

V/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu các phương pháp trắc nghiệm khách quan và vận dụng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về chủ đề cụ thể của môn toán lớp 9 THCS.

VI/ CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

Luận văn gồm nội dung chủ yếu sau:
1. Mở đầu.
2. Chương I:   Căn cứ lý luận và thực tiễn
3. Chương II:  Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn cho học sinh lớp 9 THCS.
4. Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
  5. Phần kết luận
* Tài liệu tham khảo.
* Phụ lục

CHƯƠNG I: Căn cứ lý luận và thực tiễn

I/ Cơ sở lý luận:
1.1. Một số khái niệm cơ bản và các vấn đề có liên quan đến đánh giá:
* Định nghĩa thuật ngữ đánh giá
1.1.1. Mục đích của việc đánh giá học sinh:
* Đối với học sinh.
* Đối với giáo viên.
* Đối với cán bộ quản lý giáo dục.
1.1.2. Những chức năng và yêu cầu sư phạm của việc đánh giá học sinh:
- Chức năng sư phạm
- Chức năng xã hội
- Chức năng khoa học:
* Khách quan
* Toàn diện
* Hệ thống
* Công khai
1.2. Những khái niệm cơ bản trong đánh giá.
1.2.1. Lượng hoá:
* Xếp koại
* Thứ tự
* Cho điểm
1.2.2. Lượng giá:
* Lượng giá theo tiêu chuẩn
* Lượng giá theo tiêu chí
1.2.3. Đánh giá:
* Khái niệm đánh giá
* Đánh giá chuẩn đoán
* đánh giá từng phần
* đánh giá tổng kết
1.2.4. Ra quyết định
1.3. Kiểm tra:
* Khái niệm kiểm tra
1.3.1. Kiểm tra thường xuyên
1.3.2. Kiểm tra định kỳ
1.3.3. Kiểm tra tổng kết
1.4. Kết quả học tập
1.5. Lĩnh vực của đánh giá
1.6. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học:
1.6.1. Phương pháp quan sát
1.6.2. Phương pháp phỏng vấn
1.6.3. Phương pháp viết
1.7. Trắc nghiệm:
1.7.1. Khái niệm về trắc nghiệm:
* Trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
* TRắc nghiệm chủ quan (TNCQ)
1.7.2. Trắc nghiệm giáo dục (TNGD):
* Ưu điểm của trắc nghiệm giáo dục
* Nhược điểm của trắc nghiệm giáo dục
1.7.3. Các loại câu trắc nghiệm giáo dục và các nguyên tắc soạn thảo chúng:
* Câu hỏi đúng sai
* Câu hỏi nhiều lựa chọn
* Câu ghép đôi
* Câu điền khuyết
* Câu trả lời ngắn
1.7.4. Một số kỹ thuật trong việc soạn thảo trắc nghiệm giáo dục:
* Xác định các mục tiêu khảo sát trong bài trắc nghiệm
* Lập ma trận 2 chiều
* Viết các câu hỏi trắc nghiệm
* Việc trình bày và chấm bài trắc nghiệm
1.7.5. Hệ thống điểm số chuẩn:
* Điểm chuẩn Z
* Điểm số bách phân (C)  
* Điểm chín bậc (N)
1.7.6. Các tiêu chí của một bài trắc nghiệm:
* Độ tin cậy
* Độ giá trị (độ hiệu lực)
* Độ phân biệt của câu hỏi
* Độ khó của câu hỏi
* Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi tốt
* độ khó của bài trắc nghiệm
II/ Cơ sở thực tiễn:
2.1. Nghiên cứu thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học ở các trường THCS hiện nay:
* ý nghĩa của việc kiển tra, đánh giá
* Thực trạng kiểm tra, đánh giá ở trường THCS
* Một số ví dụ minh hoạ
* Rút ra những nhận xét để khắc phục những nhược điểm trong kiểm tra đánh giá.
2.2. Xu thế đổi mới chương trình ( Nội dung - Phương pháp dạy học đánh giá kết quả ở trường THCS)
2.3. Khả năng ứng dụng trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra, đánh giá ở trường THCS.

III/ kết luận chương I


CHƯƠNG II: Vận dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá khi dạy học hai chương " Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn" ở đại số lớp 9 THCS.

1. Phân tích mục tiêu, nội dung dạy học hai chương "Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn".
1.1. Vị trí, vai trò của hai chương "Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn".
1.2. Mục tiêu dạy học của hai chương:
1.2.1. Kiến thức
1.2.2. Kỹ năng
1.2.3. Thái độ
2. Vận dụng phương pháp trắc nghiệm khi dạy học hai chương "Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn"
2.1. Các hình thức vận dụng phương pháp trắc nghiệm khi dạy học hai chương "Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn".
2.1.1. Trắc nghiệm trước khi giảng bài mới
2.1.2. Trắc nghiệm khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút.
* Yêu cầu:
+ Đối với học sinh
+ Đối với giáo viên
+ Đối với đề kiểm tra và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá
* Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá:
+ Kiểm tra đánh giá về kiến thức toán học
+ Nội dung kiến thức toán học cần kiểm tra học sinh
+ Kiểm tra kỹ năng của học sinh
* Các loại bài kiểm tra trắc nghiệm của chương:
+ Bài trắc nghiệm kiểm tra 15 phút
+ Bài trắc nghiệm kiểm tra 45 phút
+ Ví dụ
2.2. Vấn đề đánh giá qua các bài trắc nghiệm:
+ Đánh giá qua trắc nghiệm trong khi giảng bài mới
+ Đánh giá qua trắc nghiệm khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút
3. Các biện pháp đảm bảo tính khách quan khi triển khai phương pháp trắc nghiệm.
3.1. Quan niệm về tính khách quan
3.2. Các biện pháp đảm bảo tính khách quan khi triển khai phương pháp trắc nghiệm.
3.2.1. Lựa chọn câu hỏi và xây dựng hệ thống câu hỏi:
+ Loại câu xắp xếp lại thứ tự
+ Loại câu điền vào chõ trống
+ Loại câu đúng - sai
+ Loại câu nhiều lựa chọn
+ Loại câu ghép đôi
+ Câu trắc nghiệm loại diễn giải
( Mỗi loại câu có các ví dụ minh hoạ )
3.2.2. Xây dựng đề trắc nghiệm cho các loại bài kiểm tra 15 phút, 45 phút.
* Nguyên tắc lựa chọn các câu hỏi và xây dựng thành đề kiểm tra
* Các phương án xây dựng các đề kiểm tra:
+ Xây dựng đề kiểm tra 15 phút
+ xây dựng đề kiểm tra 45 phút
3.2.3. Sơ đồ phân phối đề kiểm tra theo phòng thi
3.2.4. Phương án đánh giá khách quan
* Với bài kểm tra 15 phút
* Với bài kiểm tra 45 phút
4. Tổ chức cho giáo viên và học sinh làm quen với phương pháp trắc nghiệm.
4.1. đối với giáo viên
4.2. Đối với học sinh
5. Hệ thống đề kiểm tra trắc nghiệm cho hai chương "Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn".
5.1. Loại câu hỏi cho đề kiểm tra trước khi vào bài mới
+ Vai trò và hình thức kiểm tra trước khi vào bài mới
+ Ví dụ:
5.2. Loại câu hỏi cho đề kiểm tra 15 phút
+ Bộ đề kiểm tra 15 phút
+ Đáp án của bộ đề kiểm tra 15 phút
+ Biểu điểm
5.3. Loại câu hỏi cho đề kiểm tra 45 phút
+ Bộ đề kiểm tra 45 phút
+ Đáp án của bộ đề kiểm tra 45 phút
+ Biểu điểm
+ Bộ đề kiểm tra đối chứng
+ Đáp án bộ đề kiểm tra đối chứng

6) Kết luận chương II

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm:
- Thực nghiệm phương pháp trắc nghiệm để đánh giá kiến thức toán học, đưa phương pháp trắc nghiệm vận dụng trong công tác dạy học để xác định mức độ khả thi của phương pháp này.
- Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tích và xử lý các số liệu đã thu được để tìm ra ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm trong điều kiện thực tế của một số trường THCS của thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp và kỹ thuật vận dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra kiến thức toán của học sinh trong quá trình học toán.
2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.1. đối tượng:
- Chọn học sinh ở 3 trường, ở 3 vùng miền khác nhau trên địa bàn thành phố Thái Nguyên:
+ Khu trung tâm thành phố: Trường THCS Chu Văn An, ở khu vực điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội có nhiều thuận lợi.
+ Khu Nam thành phố: Trường THCS Độc Lập, ở khu vực điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội ở mức trung bình.
+ Khu vực phía Tây thành phố: Trường THCS Tân Cương, ở khu vực điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn.
2.2. Phương pháp thực nghiệm:
- Thống nhất với các giáo viên cộng tác cách tiến hành thực nghiệm.
- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm ở mỗi lớp 3 bài với hình thức kiểm tra trên giấy: 1 bài trắc nghiệm 15 phút, 1 bài trắc nghiệm 45 phút, 1 bài kiểm tra bằng phương pháp tự luận 45 phút (bài kiểm tra đối chứng).
- Tiến hành điều tra học sinh và thăm dò ý kiến giáo viên qua các phiếu điều tra.
- Người thực hiện đề tài thu nhận thông tin, kết hợp với giáo viên phổ thông chấm bài, phân tích, xử lý kết quả.
3. Quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm:
- Các bài kiểm tra thực nghiệm được tiến hành khi học sinh học xong chương Hàm số bậc nhất - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Tất cả các lớp thực nghiệm đều được làm chung các bộ đề kiểm tra gồm 3 bài: Bài trắc nghiệm 15 phút; bài trắc nghiệm 45 phút; bài tự luận 45 phút (bài đối chứng)
3.1. Bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút:
- Chuẩn bị bộ đề, đáp án, biểu điểm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Tổng hợp điểm
- Phân tích kết quả
- Kết luận về bài kiểm tra 15 phút
3.2.Bài kiểm tra trắc nghiệm 45 phút:
- Chuẩn bị bộ đề, đáp án, biểu điểm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài
- Tổng hợp điểm
- Phân tích kết quả
- Kết luận về bài kiểm tra trắc nghiệm 45 phút
3.3. Bài kiểm tra tự luận 45 phút (bài kiểm tra đối chứng):
- Số lượng đề tiến hành kiểm tra cho mỗi lớp gồm 4 đề ( như các bài định kỳ khác mà giáo viên vẫn tiến hành), mỗi trường tiến hành thực nghiệm ở hai lớp sẽ phải soạn 4 đề, 4 đề này có thể dùng ở 3 trường thực nghiệm.
- Các đề phải có khối lượng kiến thức cần kiểm tra, mức độ yêu (cầu khó, dễ) tương đương nhau. Nội dung mỗi đề phải đảm bảo 50% lý thuyết, 50% bài tập (tức là gồm: 2 câu hỏi lý thuyết, 2 bài tập).Các câu hỏi lý thuyết yêu cầu học sinh phải tái hiện kiến thức và trình bày đầy đủ, chính xác; các bài tập yêu cầu học sinh trình bày lời giải đầy đủ, rõ ràng nên mất nhiều thời gian.
- Các câu hỏi trong các đề có nội dung trùng với nội dung một số câu hỏi dùng trong đề trắc nghiệm 45 phút.
- Triển khai cụ thể ở 3 trường THCS
- Tổng hợp điểm
- Phân tích kết quả
- Kết luận về bài kiểm tra tự luận 45 phút.
* Đồ thị biểu diễn tần xuất bài kiểm tra thực nghiệm và đối chứng: ở 3 trường.
* Biểu đồ biểu diễn xếp loại kiểm tra bài thực nghiệm và đối chứng: ở 3 trường.
3.4. Tiến hành thăm dò và điều tra ý kiến giáo viên và học sinh:
* Cách tiến hành:
- Soạn thảo nội dung của 2 loại phiếu thăm dò là: "phiếu hỏi ý kiến giáo viên", và "phiếu thăm dò học sinh".
- In và phát phiếu thăm dò cho tất cả các học sinh của các lớp đã tiến hành thực nghiệm ở cả 3 trường và phiếu hỏi ý kiến giáo viên cho các giáo viên dạy bộ môn toán ở 3 trường thực nghiệm.
- Thu các phiếu thăm dò, tổng hợp các  ý kiến và đưa ra kết luận.
a) ý kiến học sinh:
b) ý kiến giáo viên:
4. Kết luận chương III


KẾT LUẬN CHUNG


1. Những kết quả nghiên cứu của luận văn:
2. Những đề xuất:


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.