Lược sử phát triển ngành đo đạc Việt Nam


Ở nước ta ngay từ khi thành lập nhà nước âu Lạc, việc xây dựng thành Cổ Loa quanh co như xoáy trôn ốc thể hiện nhân dân ta bấy giờ đã có kiến thức về đo đạc.
Thời nhà Đinh, Lê xây dựng kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Đến đời Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Về sau, Trần Nhân Tông đã thống nhất việc đo độ dài, đo diện tích trong cả nước. Thời Hồ Quý Ly đã cho mở mang đường xá, giao thông.. các công việc xây dựng, đo đạc đất đai, mở mang đường xá, đào sông ngòi… qua các thời đại đã chứng tỏ trình độ khảo sát, đo đạc của nhân dân ta ngày càng nâng cao.
Năm 1467, Lê Thánh Tông đã cho người đi khảo sát núi sông khắp nơi để lập bản đồ và đến năm 1469 đã vẽ được tờ bản đồ thời Hồng Đức.
Trong kháng chiến chống Pháp, công tác đo đạc của ta chủ yếu phục vụ quốc phòng.
- Đo đạc được ứng dụng rộng rãi trong các nghành giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, quốc phòng, thăm dò địa chất, nông nghiệp, lâm nghiệp…Nghành lâm nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Rừng cung cấp nhiều loại nguyên liệu và các sản phẩm khác nhau: Gỗ củi, thức ăn gia súc, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu giấy và các sản phẩm có giá trị khác đặc hiệu. Rừng có vai trò to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ đất, điều hoà chế độ nước và làm sạch môi trường. Vì thế việc nghiên cứu điều tra và vẽ bản đồ rừng luôn luôn có ý nghĩa to lớn.
- Trong kháng chiến chống Pháp, công tác đo đạc của ta chủ yếu phục vụ quốc phòng. “Bản đồ - đó là đôi mắt của quân đội” Bản đồ để nghiên cứu thực địa, phản ánh tình hình chiến đấu và bố trí các chiến dịch.
- Vào năm 1959 “Cục đo đạc bản đồ” được thành lập. Đo đạc được ứng dụng rộng rãi hầu hết ở các ngành trong đó có ngành lâm nghiệp . Bởi Rừng cho chúng ta giá trị như kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trường.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.