BÀI GIẢNG "QUẢN LÝ HỆ THỐNG MÁY TÍNH"


MÃ SỐ HỌC PHẦN: TI1205
1. Thông tin chung về học phần
1.1 .Tên học phần: Quản lý hệ thống máy tính
1.2 . Số tín chỉ: 2
1.3 . Mã số học phần: TI1205
1.4 . Đối tượng sử dụng ( áp dụng cho ngành đào tạo): Đại học Tin học
1.5 . Trình độ (cho sinh viên năm thứ):   1                                      Học kỳ: 2
1.6 . Loại học phần (bắt buộc hay tự chọn): bắt buộc
1.7 . Điều kiện tiên quyết:
1.8 . Phân bố thời gian:
+ Lý thuyết: 15 Tiết
+ Bài tập:              Tiết
+ Thảo luận: Tiết
+ Thực hành:         15 Tiết
+ Tự học:              60 Tiết
2. Mục tiêu của học phần:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lắp đặt, bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa và khắc phục một số lỗi thông thường gặp phải khi làm việc với máy vi tính để sinh viên có thể quản lý một phòng máy tính.

Chương 1 : Các thiết bị của một máy vi tính để bàn

Mục tiêu : Giúp sinh viên nắm bắt được thành phần cấu tạo của một máy tính để bàn. Hiểu rõ chức năng cơ bản của các thiết bị cách lắp lắp ráp một bộ máy tính để bàn.


Tiết 1: Tìm hiểu về Bộ nguồn, bộ nhớ trong và Bộ xư lý trung tâm

Mục tiêu :
Ø     Cách nhận biết một bộ nguồn nuôi tốt, hiểu rõ cách thức hoạt động.
Ø     Tìm hiểu về bộ nhớ trong.
Ø     Tìm hiểu về Bộ xử lý trung tâm.


1.1           Bộ nguồn
                     
Khái niệm
Nguồn máy tính (tiếng anh: Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác..., đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động.

Nguồn máy tính là loại nguồn phi tuyến, khác với nguồn tuyến tính ở chỗ:
  • Nguồn tuyến tính (thường cấu tạo bằng biến áp với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào.
  • Nguồn phi tuyến cho điện áp đầu ra ổn định ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào trong giới hạn nhất định cho phép.
Nguồn máy tính cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, - 12V, +5V, +3,3V...
§        Đầu cắm vào bo mạch chủ là đầu cắm có 20 hoặc 24 chân - Tuỳ thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của đầu cắm này là 20+4 chân: Phù hợp cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân.
§        Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm (cpu) có hai loại: Loại bốn chân và loại tám chân (thông dụng là bốn chân).
§        Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA) gồm bốn chân.
§        Đầu cắm cho ổ đĩa mềm: Gồm bốn chân.
§       Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: Gồm bốn dây.
Công suất và hiệu suất:

Công suất nguồn được tính trên nhiều mặt: Công suất cung cấp, công suất tiêu thụ và công suất tối đa...Hiệu suất của nguồn thường không được ghi trên nhãn hoặc không được cung cấp khi nguồn máy tính được bán cho người tiêu dùng,
 
Công suất tiêu thụ:
Là công suất mà một nguồn máy tính tiêu thụ với nguồn điện dân dụng. Công suất tiêu thụ được tính bằng W là công suất mà người sử dụng máy tính phải trả tiền cho nhà cung cấp điện,Công suất cung cấpcủa nguồn được tính bằng tổng công suất mà nguồn cấp cho bo mạch chủ, CPU và các thiết bị hoạt động. Công suất cung cấp thường phụ thuộc vào số lượng và các đặc tính làm việc của thiết bị. Công suất cung cấp thường nhỏ hơn công suất cực đại của nguồn.Công suất cung cấp của nguồn máy tính ở các thời điểm và chế độ làm việc khác nhau là khác nhau, nó không bình quân và trung bình như nhiều người hiểu. Các thiết bị thường xuyên thay đổi công suất tiêu thụ thường là:
§  CPU: Có nhiều chế độ tiêu thụ nhất: Khi làm việc ít, khi giảm tốc độ (thường thấy ở các CPU cho máy tính xách tay, các CPU dòng Core 2 duo của Intel...), khi làm việc tối đa.
§  Cạc đồ hoạ: Khi cần xử lý một khối lượng đồ hoạ lớn (khi chơi games, xử lý ảnh, biên tập video...) cạc tiêu tốn hơn mức bình thường.
§  Chipset cầu bắc : linh kiện tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên bo mạch chủ, nếu bo mạch chủ tích hợp sẵn cạc đồ hoạ thì chipset cầu bắc tiêu tốn năng lượng hơn, và giao động mức tiêu thụ tuỳ theo chế độ đồ hoạ.
§  Ổ quang: Khi đọc hoặc ghi sẽ tiêu tốn năng lượng hơn mức bình  thường.Các quạt trong máy tính nếu có cơ chế tự động điều chỉnh tốc độ theo  nhiệt độ của hệ thống.

Hiệu suất của nguồn máy tính

Được xác định bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn. Mọi thiết bị chuyển đổi năng lượng từ các dạng khác nhau đều không thể đạt hiệu suất 100%, phần năng lượng bị mất đi đó bị biến thành các dạng năng lượng khác không mong muốn (cơ năng, nhiệt năng, từ trường, điện trường...)

Các loại nguồn nuôi :
    a.Bộ nguồn nuôi AT
        Nguồn này sử dụng cho Case AT và Mainboard sử dụng nguồn  AT
        Nguồn AT có đặc điểm là công tắc nguồn nối trực tiếp vói hệ thống cung cấp (PSU)
    b.Bộ nguồn nuôi ATX
        Nguồn này sử dụng cho vỏ máy ATX và Mainboard ATX
        Nguồn ATX thì công tắc nguồn không nối trực tiếp với hệ thông nguồn cung cấp có thể bật , tắt nguồn ATX thông qua chương trình phần mềm.

 Sự cố về bộ nguồn và cách xử lý
      Bộ nguồn là nơi hay xảy ra các sự cố của máy PC. Sau đây là một số lỗi có thể liên quan tới bộ nguồn:
      1. Một lỗi bất kỳ khi khởi động hệ thống.
      2. Tự khởi động lại hay treo máy khi đang hoạt động.
      3. Quạt ổ đĩa cứng hay quạt nguồn không quay.
      4. Máy quá nóng.

1.2: Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy.
  • Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory):
    • Tốc độ truy xuất nhanh;
    • Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay;
    • Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU;
  • Bộ nhớ chính (main memory)
o    Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không
    • Bộ nhớ RAM (Random access memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;

v    RAM tĩnh:

RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.

v   RAM động:

RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ.
Ø     Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM.
1.3 Bộ xử lý trung tâm
 PU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình  thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Bộ điều khiển và Bộ làm tính.
Để đánh giá hiệu năng của một bộ vi xử lý người ta thường căn cứ vào một số đặc trưng kỹ thuật cơ bản đó là: tốc độ,  độ rộng của  thanh ghi trong, độ rộng bus dữ liệu, độ rộng bus địa chỉ, dung lượng bộ nhớ Cache,.
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, ...). Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất CPU mới nhất là 32nm.
Hiện nay CPU phổ biến là Duo-Core (2 nhân), Quad-Core (4 nhân) năm 2010 Intel và AMD ra mắt CPU Six-Core (6 nhân).
Tiết 2 : Bảng mạch chính , các bảng mạch mở rộng , Ổ đĩa , các thiết bị ngoại vi và mô trường hoạt động của máy tính
Mục tiêu
Ø     Tìm hiểu về bảng mạch chính (motherboard hay mainboard)
Ø      Tìm hiểu các bảng mạch mở rộng, vị trí cắm các bảng mạch mở rộng trên máy tính
Ø     Tìm hiểu về ổ đĩa  và các thiết bị ngoại vi
1.4 Bảng mạch chính
Thuật ngữ Bo mạch chủ thường dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp máy tính nói chung như một từ dành riêng, mặc dù có rất nhiều thiết bị khác cũng có thể có bản mạch chính được gọi là "bo mạch chủ". Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là motherboard hay mainboard và thường được nhiều người gọi tắt là: main.

Các thiết bị thường có mặt trên bo mạch chủ

Trong các thiết bị điện tử Bo mạch chủ là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó, thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết,
Chipset cầu bắc cùng với chipset cầu nam sẽ quyết định sự tương thích của bo mạch chủ đối với các CPU và đôi khi là hiệu năng của bo mạch chủ.
  • BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi bo mạch chủ, chúng chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào bo mạch chủ hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời.
  • Các linh kiện, thiết bị khác: Hầu hết còn lại là linh kiện điện tử (giống như các linh kiện điện tử trong các bo mạch điện tử thông thường).

 Kết nối với bo mạch chủ

  • Nguồn máy tính: Không thể thiếu trong hệ thống, nguồn máy tính cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.
  • CPU: Thường được cắm vào bo mạch chủ thông qua các đế cắm (socket) riêng biệt tuỳ theo từng loại CPU
  • RAM: Rất quan trọng trong hệ thống máy tính, RAM được cắm trên bo mạch chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng thể loại.
  • Bo mạch đồ hoạ: Sử dụng tăng tốc đồ hoạ máy tính, một số bo mạch chủ có thể không sử dụng đến bo mạch đồ hoạ bởi chúng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.
  • Bo mạch âm thanh: Mở rộng các tính năng âm thanh trên máy tính, một số bo mạch chủ đã được tích hợp sẵn bo mạch âm thanh.
  • Ổ cứng: Không thể thiếu trong hệ thống máy tính cá nhân. Một số máy tính tuân theo chuẩn PC nhưng sử dụng trong công nghiệp có thể không sử dụng đến ổ cứng truyền thống, chúng được sử dụng các loại ổ flash.
  • Ổ CD, ổ DVD: Các ổ đĩa quang.
  • Ổ đĩa mềm: Hiện nay các máy tính cá nhân thường không cần thiết đến chúng, tuy nhiên trong một số hệ thống cũ ổ đĩa mềm vẫn tồn tại thường dùng để sao lưu hay nâng cấp BIOS.
  • Màn hình máy tính: Phục vụ giao tiếp giữa máy tính với người sử dụng.
  • Bàn phím máy tính: Sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính.
  • Chuột (máy tính): Phục vụ điều khiển và làm việc với máy tính.
  • Bo mạch mạng: Sử dụng kết nối với mạng. Bo mạch mạng có thể được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ hoặc được cắm vào các khe PCI hoặc ISA (với các hệ thống máy tính cũ trước kia).
  • Modem: Sử dụng kết nối với Internet hoặc một máy tính từ xa.
  • Loa máy tính: Xuất âm thanh ra loa máy tính; Thiết bị này kết nối trực tiếp với các bo mạch chủ được tích hợp bo mạch âm thanh trên nó. Trong trường hợp khác nó kết nối thông qua giao tiếp USB hoặc bo mạch âm thanh rời.
  • Webcam: Sử dụng cho tán ngẫu trực tuyến, hội họp trực tuyến...
  • Máy in: Dùng trích xuất văn bản, hình ảnh ra giấy.
  • Máy quét: Sử dụng số hoá các bức ảnh hoặc văn bản.

Cấu trúc sử dụng CPU của hãng Intel

Cấu trúc bo mạch chủ sơ lược giải nghĩa như sau:
CPU kết nối với Chipset cầu bắc (North Bridge), tại đây chipset cầu bắc giao tiếp với RAM và bo mạch đồ hoạ. Nói chung, cấu trúc máy tính cá nhân dùng bộ xử lý Intel đến thời điểm năm 2007 CPU sử dụng RAM thông qua chipset cầu bắc. Chipset cầu bắc được nối với chipset cầu nam thông qua bus nội bộ. Do tính chất làm việc "nặng nhọc" của chipset cầu bắc nên chúng thường toả nhiều nhiệt, bo mạch chủ thường có các tản nhiệt cho chúng bằng các hình thức khác nhau.
Chipset cầu nam nối với các bộ phận còn lại, bao gồm các thiết bị có tính năng nhập/xuất (I/O) của máy tính bao gồm: các khe mở rộng bằng bus PCI, ổ cứng, ổ quang, USB, Ethernet...

Cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel

Cấu trúc sử dụng CPU của hãng AMD

Về cơ bản, cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng AMD giống như cấu trúc của bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel. AMD cũng như nhiều hãng khác đều chưa đưa ra định hướng riêng của mình mà phải theo cấu trúc của Intel bởi sự phát triển của máy tính cá nhân ngay từ thời điểm sơ khai đã phát triển theo cấu trúc nền tảng của các hãng IBM - Intel. Phần này chỉ nói ra những sự khác biệt nhỏ trong cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của AMD so với bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel: về một số cấu trúc bo mạch chủ cho bộ xử lý AMD có thể cho phép CPU giao tiếp trực tiếp với RAM mà điều này cải thiện đáng kể sự "thắt cổ chai" thường thấy ở cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel. Với thế hệ chipset X58/P5x/H5x, Intel đã giảm tải cho chíp cầu bắc bằng việc chuyển các bus giao tiếp với Ram và VGA lên CPU quản lý.
Cấu trúc một bo mạch chủ tiêu biểu sử dụng CPU của hãng AMD. Điểm khác biệt ở đây là CPU được nối thẳng tới RAM không thông qua Chipset cầu bắc
1.5 Các loại Bus và card mở rộng
Bus là các đ­ờng liên kết ghép nối các bộ phận của máy tính, thông tin có thể truyền từ bộ phận này tới bộ phận khác thông qua Bus.
Trong hầu hết các PC các Bus đ­ợc phân thành 3 cấp hoặc 4 cấp. Tất cả các thiết bị trong hệ thống đều đ­ợc nối vào một Bus nào đó.
CPU Bus  hay System Bus
CPU Bus là đ­ường truyền tín hiệu giữa CPU và North Bridge. Trong một số hệ thống, nó còn là đ­ờng truyền tín hiệu giữa CPU và Cache L2.
Tốc độ của CPU Bus bằng tốc độ bảng mạch chính, độ rộng tuỳ thuộc thế hệ máy.
CPU Bus có tốc độ nhanh hơn bất cứ Bus nào trong hệ thống.
Memory Bus
Memory Bus dùng để truyền thông tin giữa CPU và bộ nhớ chính thông qua cầu nối North Bridge.
Tốc độ của nó do Chipset điều khiển tuỳ thuộc vào loại RAM cài đặt trong hệ thống.
AGP Bus
AGP Bus (Accelerated Graphics Port - Cổng đồ hoạ tăng tốc) đ­ược Intel thiết kế dành riêng cho các tác vụ hình ảnh và đồ hoạ,
AGP Bus chỉ có một khe cắm AGP dành riêng cho Card màn hình. Phiên bản đầu 1.0 của AGP Bus ra đời tháng 7/1996, có tốc độ xung nhịp cơ sở 66 MHz, chế độ 1x hoặc 2x.
Do AGP Bus độc lập với PCI Bus nên việc sử dụng Card màn hình AGP sẽ giải phóng PCI Bus cho các thiết bị I/O khác.
PCI Bus
PCI Bus (Pripheral Component Interconnect - nối kết thành phần ngoại vi)
Như một "siêu xa lộ thông tin" khi mới ra đời.
PCI Bus đ­ợc nối với CPU Bus và  Memory Bus thông qua North Bridge và nối trực tiếp vào các khe cắm PCI dành cho các Card mở rộng PCI. PCI Bus có một số đặc tr­ng kỹ thuật sau:
Có khả năng hoạt động tối đa đồng thời với 3 thiết bị ngoại vi đ­ợc cắm trực tiếp vào nó
Chuẩn PCI đ­ợc thiết kế để truyền đồng thời 32 / 64 bit, tốc độ truyền có thể lên tới 264 MB/giây.
Các PCI Card đ­ợc cấu hình tự động (PNP - Plug and Play - cắm và chạy). Mỗi Card mở rộng đ­ợc cắm vào khe cắm PCI đều có thông tin ngay trên nó, và có thể đ­ợc CPU đọc và sử dụng trong cài đặt.
USB (Universal Serial Bus): Là một chuẩn Bus dùng cho các thiết bị ngoại vi do tổ hợp các hãng Compaq, Intel, DEC, Microsoft, IBM hợp tác ra. Mục tiêu của USB là cho phép ng­ời dùng cắm các bộ phận vào máy tính mà không cần tắt hệ thống, không cần tháo vỏ máy, không cần lắp thêm card mở rộng, không cần cài đặt ch­ưong trình.
Các Card mở rộng 

Các máy tính đ­ợc thiết kế sao cho việc bổ sung các thiết bị đ­ược đơn giản. Để đáp ứng điều đó, trên bảng mạch chính, có các khe cắm (Slot) hình chữ nhật hẹp, dài. Bên trong các khe này là các mối nối kết với các bus.
Card AGP
 là card thiết kế riêng cho khe cắm AGP trên mainbroad  là card đồ họa tăng tốc cho máy tính
                    1x: Xung nhịp 66 Mhz tốc độ tối đa 266 Mb/s điện thế 3,3v
                    2x: Xung nhịp 133 Mhz tốc độ tối đa 533 Mb/s điện thế 3,3v
                    4x: Xung nhịp 266 Mhz tốc độ tối đa 1066 Mb/s điện thế 1,5v
                    8x: Xung nhịp 533 Mhz tốc độ tối đa 2133 Mb/s điện thế 0,8v
 Card PCI :
 Là card thiết kế cắm riêng cho khe cắm PCI trên mainboard cũng như Card AGP nó có tác dụng xử lý đồ họa , âm thanh hoặc xử lý kết nỗi mạng
PCI với bus 33,33 Mhz, độ rộng 32 bit là bus PCI thông dụng nhất cho đến thời điểm năm 2007 dùng cho các bo mạch mở rộng (bo mạch âm thanh, bo mạch mạng, bo mạch modem gắn trong...Tuy nhiên có một số bus PCI khác như sau:
  • PCI 66 Mhz: Độ rộng bus: 32 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 266 Mbps
  • PCI 64 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 33 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 266 Mbps
  • PCI 64 Mhz/66 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 533 Mbps
  • PCI-X 64: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 533 Mbps
  • PCI-X 133: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 1066 Mbps
  • PCI-X 266: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 2; Băng thông: 2132 Mbps
  • PCI-X 533: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 4; Băng thông: 4266 Mbps
PCI express còn gọi là công nghệ I/O thế hệ thứ 3 là 1 cổng kết nối tuần tự 2 chiều
                   -Tốc độ truyền dữ liệu lên tới 200Mb/s cho mỗi hướng
                   -PCIe 16x có thể đạt tới 6,4Gb/s cho cả 2 hướng
                   -Mỗi PCIe gồm 2 làn truyền dữ liệu lên xuống. Mỗi làn có thể truyền 2,5 gigabit/s

Card ISA - Industrial Standard Architecture:

Là một loại kênh truyền của khe gắn card mở rộng trên Mainboard. Các card mở rộng chuẩn ISA có thể là Card âm thanh, card màn hình và các thiết bị ngoại vi khác. Nhiều mainboard trước đây hỗ trợ ISA nhưng ngày nay ISA hầu như rất ít khi được sử dụng và rất ít Mainboard đời mới hỗ trợ chuẩn ISA. Trước đây, ISA là chuẩn kênh truyền mở rộng chính trên máy tính IBM AT nên thường được gọi là “kênh AT”. Băng thông của ISA là 8-16 bits, tần số 8-10Mhz.

Ổ ĐĨA CỨNG
Các đặc tính cơ bản và nguyên lý hoạt động
          Ổ đĩa cứng ta thường viết tắt là HDD (Hard Disk Driver), còn gọi là None-Removable Disk để chỉ đặc tính quan trọng của nó là các đĩa được gắn cố định với hệ thống quay đĩa, không thể tháo rời ra được.
Các đặc điểm chung của đĩa cứng
- Các đĩa cứng được làm bằng vật liệu cứng, trên bề mặt phủ chất sắt từ.
- Đĩa cứng và rất phẳng nên đầu từ có thể được định vị rất chính xác, không cần tiếp xúc trực tiếp mà chỉ cần bay sát mặt đĩa cũng có thể đọc/ghi thông tin, vì vậy có thể nâng cao tốc độ quay của đĩa cứng lớn hơn tốc độ quay của đĩa mềm rất nhiều mà không sợ ma sát giữa đầu từ và mặt đĩa gây hư hỏng.
- Cấu trúc ghi thông tin của đĩa cứng cũng được cấu tạo giống như trên đĩa mềm, bao gồm: Rãnh (Track), Mặt (Side – Head), Cung (Sector). Một khái niệm mới là Trụ (Cylinder), trụ bao gồm các rãnh có cùng bán kính trên tất cả các mặt.
Đĩa mềm
+ Mặt đĩa (Side, Head)
Thông tin có thể ghi lên một hoặc cả hai mặt của đĩa, mỗi mặt đĩa cần phải có một đầu từ đọc/ghi. Dữ liệu được ghi lên mặt đĩa theo mật độ đơn (SD - Single Density) hay mật độ kép (DD - Double Density). Ngày nay người ta chỉ sử dụng loại đĩa hai mặt (DS – Double Side), mật độ kép.
+ Rãnh (Track)
Dữ liệu được ghi lên đĩa theo các đường đồng tâm gọi là  rãnh. Rãnh được đánh số từ ngoài vào tâm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, rãnh ngoài cùng là 0, trong cùng là 39 (đĩa 360 Kb) hoặc 79 (với đĩa 1,44 Mb).
+ Cung (Sector)
Mỗi rãnh chia thành nhiều cung tuỳ thuộc cách phân chia và loại đĩa, chẳng hạn có 9 sector với đĩa 360 Kb và 18 sector với đĩa 1,44 Mb.
Phân vùng đĩa
                   Việc tạo các phân vùng (các ổ đĩa logic), được thực hiện bằng chương trình FDISK của MS-DOS hoặc Windows, chương trình này cho phép chọn dung lượng cho các phân vùng theo MB hay % của ổ đĩa vật lí. Theo quy cách của hệ điều hành MS-DOS một ổ đĩa cứng có thể chia làm 3 phân vùng:
                   +Phân vùng DOS cơ sở (Primary DOS Partition ) là phân vùng sau này là ổ đĩa logic chứa chương trình hệ thống của hệ điều hành MS-DOS.
                   +Phân vùng DOS mở rộng (Extended DOS Partition) là phân vùng chịu sự quản lý của hệ điều hành MS-DOS. Trong phân vùng này ta có thể chia làm nhiều vùng con, mỗi vùng con đó ta có thể sử dụng làm một ổ đĩa logic.
                   +Phân vùng phi DOS (Non DOS Partition ) là phân vùng có thể cài đặt một hệ điều hành  khác MS-DOS.

Ổ ĐĨA QUANG VÀ ĐĨA QUANG
               Ngày nay đĩa quang được sử dụng phổ biến, chúng có dung lượng chứa thông tin cao. Ban đầu các đĩa quang được phát triển nhằm ghi các ghi âm thanh (CD – Compact Disk), hình ảnh động (VCD – Vidéo CD), về sau chúng được ứng dụng vào trong các hoạt động lưu trữ thông tin trên máy tính (CD ROM -Compact Disk Read Only Memory). Thông tin được lưu trữ trên đĩa quang là thông tin rời rạc.
* Nguyên lý chế tạo
          Người ta tạo ra các đĩa CD ROM theo 2 bước:
          Bước 1: Dùng tia laser mạnh đốt nóng chảy thành các hốc đường kính 1 mm trên một đĩa chủ bằng chất dẻo. Mỗi hốc này tương ứng với một bit thông tin.
          Bước 2: Từ đĩa chủ này tạo ra một cái khuôn để tạo ra các bản copy là các đĩa chất dẻo. Sau đó người ta phủ một lớp nhôm mỏng phản quang lên trên mặt đĩa và lại phủ một lớp chất dẻo trong suốt lên trên lớp nhôm để bảo vệ.
          Các hốc nhỏ được gọi là pits, còn diện tích không bị đốt chảy thành hốc gọi là lands, chúng có độ phản xạ ánh sáng khác nhau.

Tiết 3 :  ROM BIOS VÀ RAM CMOS
Mục tiêu :
Ø     Hiểu rõ quá trình khởi động của máy tính
Ø     Biết cách setup các thành phần có trong bios
 ROM BIOS
1. Các chức năng chính của ROM BIOS
ROM BIOS (Read Only Memory - Basic Input Output System). Tất cả các bảng mạch chính hiện đại đều có một chip ROM đặc biệt chứa một bộ các chương trình gồm 4 chức năng: POST, BIOS SETUP, BOOTSTRAPBIOS.
POST
        POST (Power On Self Test - tự kiểm tra khi bật máy)  Chương trình POST chuẩn gồm các bước sau:
1. Xoá bộ nhớ
2. Khởi động BUS: CPU gửi tín hiệu thông qua BUS hệ thống đến các bộ phận của hệ thống máy tính, để báo rằng máy đang vận hành
3. Kiểm tra màn hình
4. Kiểm tra bộ nhớ
5. Khởi động các thiết bị ngoại vi chuẩn được nối với máy tính
6. Tạo bảng các vector ngắt:
7. Kiểm tra xem có ROM mở rộng không:
8. Gọi chương trình tải Bootstrap:
1.2. BIOS SETUP
1.3. BOOTSTRAP
Bootstrap là thủ tục đọc đĩa để tìm và thực hiện sector khởi động chính - sector (1, 0, 0) trên đĩa hệ thống.
1.4. BIOS
          BIOS trên bảng mạch chính thường bao gồm các trình điều khiển các thành phần cơ bản của hệ thống như: bàn phím, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, các cổng,...
RAM CMOS
Khi ta vào trình BIOS SETUP, thiết lập các thông số cấu hình và sau đó ghi vào trong RAM CMOS.
 Các thông tin cấu hình trong RAM CMOS có thể được thay đổi nhờ chương trình BIOS  SETUP nằm trong ROM BIOS. 
 Hai chip ROM BIOS và RAM CMOS là hoàn toàn khác nhau.
* Ngày, giờ (Date/Day/Time):
Khai báo ngày tháng năm vào mục này. Khai báo này sẽ được máy tính xem là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi . Các thông tin này có thể sửa chữa trực tiếp ngoài Dos bằng lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của Windows mà không cần vào Bios Setup.
 * Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt):
    Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên chọn mục nầy vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên bạn không thể biết các lỗi khác, nếu có.
       Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của bàn phím.
       Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa.
       Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của ổ đĩa và bàn phím.
       Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Bạn nên chọn mục nầy để biết máy bị trục trặc ở bộ phận nào mà có phương hướng giải quyết.
* Virut Warning:
    Nếu Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format... thì cần phải Disable mục này
* Quick Power On Self Test:
Enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa.
* About 1 MB Memory Test:
       Nếu Enable Bios sẽ kiểm tra tất cả bộ nhớ. Nếu Disable Bios chỉ kiểm tra 1 Mb bộ nhớ đầu tiên.
* Memory Test Tick Sound:
   Cho phát âm thanh (enable) hay không (disable) trong thời gian test bộ nhớ.
* Security Option:
      Mục này dùng để giới hạn việc sử dụng hệ thống và Bios Setup.
Giới hạn việc thay đổi Bios Setup, mỗi khi muốn vào Bios Setup bạn phải đánh đúng mật khẩu đã quy định trước.
* Boot Sequence:
Chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động.
     *  Power Management/Power Saving Mode:
      Disable: Không sử dụng chương trình
      Enable/User Define: Cho chương trình nầy có hiệu lực.
      Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng lượng ít nhất).
      Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm nhiều nhất).
* PCI On Board Secondary IDE:
      Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) đầu nối ổ đĩa cứng IDE thứ 2 trên mainboard
* PCI Card Present on:
      Khai báo có sử dụng Card PCI IDE rời hay không và nếu có thì được cắm vào Slot nào. Các mục chọn là: Disabled, Auto, Slot 1, Slot 2, Slot 3, Slot 4.

6. Tài liệu học tập
6.1 Sách, giáo trình chính:
1.                 Nguyễn Văn Khoa: Cẩm nang sửa chữa và nâng cấp máy tính cá nhân, NXB Thống kê, 2001.
2.                 Bùi Xuân Toại. Các hệ thống thực hành và sửa máy vi tính (sách dịch), NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 1993.
6.2. Sách tham khảo:
3.                 Bùi Lâm, Phạm Tiến Đạt , Lê Minh Trí. Kỹ Thuật sửa chữa, nâng cấp và bảo trì máy tính cá nhân PC, NXB Đồng Nai, 1998.
4.                 Giáo trình quản lý hệ thống máy tính cho CĐSP (Sẽ biên soạn)
5.                 Nguyễn Văn Khoa: Cẩm nang sửa chữa và nâng cấp máy tính cá nhân, NXB Thống kê, 2001.
6.                 Bùi Xuân Toại. Các hệ thống thực hành và sữa máy vi tính (sách dịch), NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 1993.
7.                 Bùi Lâm, Phạm Tiến Đạt , Lê Minh Trí. Kỹ Thuật sửa chữa, nâng cấp và bảo trì máy tính cá nhân PC, NXB Đồng Nai, 1998.
8.                 Nguyễn Ngọc Tuấn. Nâng cấp & bảo trì máy tính, NXB trẻ, 1998.






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học Địa lý THCS ở miền núi.