Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu Đông Nam Bộ (phần 1)
Phần I: C¸c nguån lùc ®Ó
ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë §NB
A. Nguồn
lực tự nhiên
I.
Khái quát chung:
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa
- Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23,6
nghìn km2), dân số vào loại trung bình (12 triệu người năm 2006) nhưng
lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất
khẩu. Để có được những kết quả này Đông Nam Bộ dựa vào rất nhiều lợi thế trong đó
ưu thế nổi bật của vùng là nguồn lực tự nhiên.
II.
Nguồn lực tự nhiên
1. Vị trÝ địa lý
Đông Nam Bộ có vị trí địa lý rất
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhất là trong điều kiện có
mạng lưới giao thông vận tải phát triển.
Cực Bắc là 12017’B
tại xã Bù Gia Mập huyện Phước Long, tỉnh Bỉnh Phước. Điểm cực Nam (trên đất liền)
là 10019’B ở phường 1 thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Điểm cực Tây là 105048’Đ ở xã Tân Bình huyện Tân Biên tỉnh Tây
Ninh. Điểm cực Đông là 107035’Đ ở xaX Bình Châu huyện Xuyên Mộc tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ở
toạ độ khoảng 8042’B, 106037’Đ là huyện đảo tiền tiêu của
tổ quốc.
Đông Nam Bộ có vị trí địa lý rất
thuận lợi để mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế phát triển nền kinh tế mở:
Phía tây và tây bắc giáp Campuchia, giao lưu thuận lợi bằng các tuyến
quốc lộ 22 (qua cửa khẩu Mộc Bài), qua quôc slộ 13 (qua cửa khẩu Hoa Lư.
Phía đông bắc giáp Tây Nguyên,
giao lưu không gặp trở ngại trên các tuyến đường 14, đường 20. Đây là vùng cung
cấp cây công nghiệp và nguồn nguyên liệu lâm sản lớn cho Đông Nam Bộ.
Phía đông giáp Duyên hải Nam
Trung Bộ, giao lưu thuận lợi bằng quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam và
các tuyến đường biển ven bờ. Đây cũng là vùng cung cấp cho Đông Nam Bộ nguồn
nguyên liệu lớn về lâm sản và thuỷ sản.
Phía tây nam giáp Đồng bằng sông
Cửu Long, một vùng kinh tế động lực của nước ta hiện nay, với số dân đông tới hơn
17 triệu người, là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm hàng hoá số 1 cả nước, đang
có triển vọng lớn trong phát triển kinh tế biển và khai thác, chế biến dầu khí.
Việc giao lưu với Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi bằng các tuyến đường sông
và đường quốc lộ 1A. Đồng bằng sông Cửu Long vừa là vùng cung cấp lương thực thực
phẩm cho Đông Nam Bộ đồng thời còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công
nghiệp, hàng tiêu dùng cho Đông Nam Bộ.
Phía đông nam giáp biển Đông.
Mặc dù chỉ có khoảng 180km đường bờ biển nhưng với vùng biển và thềm lục địa giàu
tài nguyên, kinh tế biển có vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế Đông
Nam Bộ. Việc giao lưu với quốc tế thuận lợi bằng ®êng biển
qua cảng Sài Gòn và các cụm cảng Thị Vải – Vũng Tàu, Sao Mai - Bến Đình và cảng
Bình Dương. Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế
biển.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Địa hình
Đông Nam Bộ là một vùng đất
cao, có độ cao trung bình từ vài chục mét đến trên 200m. Đây là vùng chuyển tiếp
giữa cao nguyên Tây Nguyên với Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình dốc từ tây bắc
xuống đông nam, từ rìa Tây Nguyên xuống sông Sài Gòn. Địa hình tương đối bằng
phẳng, luợn sóng, chưa bị chia cắt mạnh bởi các dòng chảy sông suối, thuận lợi
cho sản xuất phát triển đặc biệt là việc hình thành các vùng chuyên canh với
quy mô lớn.
b. §Êt
Tài
nguyên đất của vùng khá phong phú và đa dạng với nhiều loại đất khác nhau:
Đất đỏ ba dan có diện tích khoảng
730 nghìn ha, chiếm tới 40% diện tích đất của vùng, tiếp tục ở Tây Nguyên kéo
xuống thuộc các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần Bình
Phước. Đây là loại đất có tầng phong hoá dày, màu mỡ, rất thích họp để trồng các
cây công nghiệp, cây ăn quả.
Đất phù sa cổ chiếm gần 40% diện
tích của vùng, tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan nhưng thoát nước tốt. Thích hợp
với cây công nghiệp dài ngày, cây ngắn ngày và cây ăn quả. Phân bố chủ yếu ở Tây
Ninh và Bình Dương. Đông Nam Bộ còn có diện tích đất phù sa không lớn lắm dọc
thung lũng các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, La Ngà, Đồng Nai. Các vùng đất này thường
thấp trũng, cần tiêu úng về mùa mưa.
Vùng hạ lưu sông Đồng Nai, Sài
Gòn chủ yếu là các loại đất nhiễm phèn nhiễm mặn, đây là điều kiện nuôi hải sản
tương đối thuận lợi.
Sự đa dạng về tài nguyên đất dẫn
đến sự đa dạng về cơ cấu cây trồng. Nhìn chung tài nguyên đất của Đông Nam Bộ
thích hợp với cả cây công nghiệp dài ngày và cây công nghiệp ngắn ngày.
c. Khí hậu
Nền khí hậu của Đông Nam Bộ giống
như ở Đồng bằng sông Cửu Long, là khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận
xích đạo. Trong lược đồ phân vùng khí hậu của nước ta, Đông Nam Bộ thuộc miền
khí hậu phía Nam
và vùng khí hậu Nam Bộ.
Đây là vùng nắng nhiều, nhiệt độ
cao quanh năm. Bức xạ tổng cộng trung bình năm là 150 - 170kcal/cm2/năm,
cán cân bức xạ trung bình là 75 - 100kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình năm khoảng 2400 - 3000 giờ. tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 9500 -
100000C, là mức cao nhất cả nước. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26
- 270C, biên độ nhiệt theo mùa nhỏ, chỉ 3 - 40C nhưng dao
động nhiệt độ ngày đêm khá lớn từ 7 - 80C, ở miền đất cao giáp Tây
Nguyên, nhiệt độ có thể thấp hơn chút ít so với đồng bằng và biên độ ngày đêm
cao hơn chút ít.
Nguồn nhiệt ẩm tương đối dồi dào
cho phép Đông Nam Bộ trồng được các loại cây ưa nhiệt, từ các loại rau, đậu, bông,
mía đến các cây ăn quả nhiệt đới, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều…cho năng suất
cao và ổn định.
Lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 1600 - 2000mm. Mưa tập trung từ tháng
5 đến tháng 10, kết thúc vào nửa cuối tháng 11. Sau đó toàn Đông Nam Bộ bước vào
mùa khô. Tình trạng hạn hán thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Về
mùa khô lượng bốc hơi rất lớn trong khi lượng mưa lớn, độ ẩm không khí thấp. Tình
trạng khô nóng trong những tháng này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nông nghiệp,
thiếu nước tưới cho cây trồng, hạ thấp quá mức nước trong các hồ thuỷ điện, thuỷ
lợi, nguy cơ đe doạ cháy rừng…
Một điểm đáng lưu ý là ở Đông Nam Bộ cũng như ở Đồng bằng sông Cửu Long
rất ít bão. Không có hiện tượng thời tiết gió Tây khô nóng, hầu như không có mưa
đá mặc dù giông nhiệt xảy ra nhiều hơn các vùng khác.
d. Thuỷ văn
Gần như toàn bộ Đông Nam Bộ là thuộc về lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai - Vàm Cỏ, chỉ trừ lãnh thổ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc về lưu
vực của các sông nhỏ ven biển cực Nam Trung Bộ. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (nam Tây Nguyên), có các phụ lưu là sông Bé, sông Sài Gòn, sông
La Ngà. Sông Vàm Cỏ chỉ gÆp sông Đồng Nai ở cửa Soài Rạp và hai con sông này nối
với nhau bằng những con kênh nhân tạo. Một phần thượng nguồn của sông Vàm Cỏ nằm
trên đất Campuchia.
Sông Đồng Nai có chế độ lũ khá
đơn giản: mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm
sau. Tháng kiệt nhất là tháng 3 hoặc tháng 4. Lũ không đột ngột nên ở đây ta không
gặp hệ thống đê như ở ĐBSH. Sông Đồng Nai sau khi tiếp nhận sông Sài Gòn, đổ ra
biển bằng các chi lưu là Soài Rạp, Lòng Tàu và Đồng Tranh, nhưng chỉ có sông Lòng
Tàu có cửa sông dạng vịnh, sâu tới 18m, thuận lợi cho tàu biển hàng vạn tấn ra
vào cảng Sài Gòn được dễ dàng.
Trên các sông thuộc hệ thống sông
Đồng Nai có các hồ thuỷ điện (trên sông chính Đồng Nai có Đa Nhim, Đồng Nai 3, Đồng
Nai 4, Đại Ninh, Trị An; trên sông Bé có Thác Mơ, Cần Đơn; trên sông La Ngà có
Hàm Thuận - Đa Mi) và các hồ thuỷ lợi (lớn nhất là hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn).
Sự hoạt động của các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi một mặt điều hoà dòng chảy sông ngòi,
mặt khác làm thay đổi không nhỏ thuỷ chế của vùng hạ du, nơi tập trung đông dân
cư, các thành phố lớn và các hoạt động kinh tế.
Ở vùng hạ du, chế độ thuỷ văn
bị tác động mạnh của thuỷ triều. Vì thế vào những ngày triều cường, nước biển xâm
nhập vào sâu trong đất liền, về mùa khô, đồng thời là mùa kiệt, hiện tượng xâm
nhập mặn diễn ra dữ dội ở vùng cửa sông ven biển, ảnh hưởng rõ nét đến sinh hoạt
và sản xuất của dân cư.
Tài nguyên nước ngầm ở Đông
Nam Bộ không thật phong phú. Nước sông Đồng Nai lại đang được khai thác quy mô
lớn cho các mục đích dân sinh và công nghiệp. Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lí tài
nguyên nước sông Đồng Nai, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, quản lí tổng hợp lưu
vực đang đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa các tỉnh thành phố trong vùng.
e. Sinh vật
Tài nguyên rừng ở Đông Nam Bộ
chủ yếu thuộc hệ địa sinh thái rừng rậm gió mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá.
Do ở đây có mùa khô kéo dài, từ 4 - 6 tháng, có những tháng hạn nên trong thành
phần loài có tỉ lệ cây rụng lá khá cao (tỉ lệ này chiếm 25- 30% là rừng nửa rụng
lá, trên 75% là rừng rụng lá). Các cây họ Dầu (như dầu lông, dầu trà ben, cẩm
liên, cà nhắc, săng lẻ) chịu hạn là tiêu biểu cho loại rừng này. Trong rừng này
có nhiều chim, thú quý.
Rừng ở Đông Nam Bộ trước kia
(vào khoảng năm 1943) chiếm hơn ¾ diện tích của vùng thì nay chỉ còn tập trung
chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Phước. Theo số liệu của Cục kiểm lâm Việt Nam, thì đến
cuối năm 2004 diện tích rừng của Đông Nam Bộ chỉ có 455,7 nghìn ha trong đó rừng
tưn nhiên là 287,5 nghìn ha, rừng trồng là 158,2 nghìn ha. Nếu trừ đi các diện
tích mới trồng thì độ che phủ rừng ở Đông Nam Bộ chỉ cao hơn 18%. Việc khai thác
đi đôi với bảo vệ rừng ở Đông Nam Bộ hết sức quan trọng, một mặt để cung cấp gỗ
và củi cho thành phố Hồ Chí Minh, đồng b»ng sông Cửu
Long, mặt khác để bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo vệ môi trường sống của động vật
hoang dã, giữ nguồn nước ngầm, bảo vệ các hồ thuỷ điện thuỷ lợi không bị mất nước
và giảm mức độ lắng bùn cát, điều hoà chế độ sông ngòi.
Đông Nam Bộ còn có rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ được các nhà khoa học đánh giá là rừng ngập mănh đẹp nhất
của nước ta, thời chiến tranh có tên gọi là rừng Sác. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã
bị tàn phá huỷ diệt trong chiến tranh, nay đã được khôi phục lại. Với những giá
trị về sinh thái cũng như lịch sử - văn hoá, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam (21/1/2000).
Do sự đa dạng sinh học còn
cao, có nhiều loài động thực vật được ghi trong sách đỏ, nên ở Đông Nam Bộ có các
vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên, đó là:
-
Vườn quốc gia Cát Tiên (trên địa phận 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước,
trụ sở chính ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Ở VQG Cát Tiên đã thống kê được:
về thực vật, có hơn 1300 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 34 loài có
tên trong sách đỏ Việt Nam như gỗ đỏ, cẩm lai, giáng hương…Về động vật có 77 loài
thú, 318 loài chim, 58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư, 130 loài cá trong đó có
nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như: voi châu Á, tê giác một sừng, lợn rừng bò
tót. Ở đây còn có các hệ sinh thái ngập nước từng là nơi trú ngụ của cá sấu ngọt.
UNESCO cũng đã công nhận khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập
(huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước) với các nguồn gen quý hiếm tiêu biểu cho hệ
sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh - rụng lá trên đồi, núi thấp có độ cao
dưới 1000m, chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ. Ở đây có nhiều loài
quý hiếm như gỗ đỏ, trắc, giáng hương, trai, mun, lát hoa, gụ mật, có các loài
chim có nguy cơ tuyệt chủng cao như gà lôi hồng tía, hồng hoàng.
- Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
(huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh ) được thành lập nhằm bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh
thái rừng dày hơi ẩm, rụng lá và nửa rụng lá, sự đa dạng đặc trưng của vùng
chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
- Vườn quốc gia Côn Đảo (thuộc
huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được thành lập nhằm bảo tồn các khu hệ
thực vật và động vật trên đảo cũng như các hệ sinh thái biển ở vùng đệm (hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô). Ở
đây phải kể đến các loài động thực vật đặc hữu của Côn Đảo như sóc mun, sóc đen
Côn Đảo, chuột hươu Côn Đảo, thạc sùng Côn Đảo, các loài thú biển quý hiếm như
cá voi xanh, cá nược và Đuy-gông (còn gọi là bò biển). Côn Đảo còn có quần thể
rùa rất lớn.
- Khu dự trữ thiên nhiên Bình
Châu - Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
g. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản thế mạnh
của vùng là các mỏ dầu khí trên thềm lục địa. Những vùng giàu tiềm năng dầu khí
đã được phát hiện ở nước ta thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn đều gắn
với Đông Nam Bộ. Các mỏ đã và đang được khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông,
Hồng Ngọc, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây. Hàng loạt mỏ đang được thẩm lượng và có kế
hoạch đưa vào khai thác trong những năm tới.
Trong vùng có trữ lượng bôxit
khá lớn. Đây chủ yếu là bôxit latêrit. Các mỏ bôxit ở huyện Phước Long (Bình Phước)
nằm trong vùng chứa quặng bôxit latêrit lớn nhất nước ta là vùng Đắc Nông - Phước
Long.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng
chủ yếu có sét làm gạch ngói (có nhiều ở Bình Dương, Đồng Nai), ngoài ra còn có
sét làm gạch chịu lửa (ở Bình Dương), cao lanh làm gốm sứ (ở Bình Dương, Bình
Phước). Cát trắng làm thuỷ tinh ở Bình Châu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Dọc thung lũng các sông Vàm Cỏ,
Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà có các mỏ than bùn trữ lượng nhỏ và chất lượng thấp,
chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất phân bón..
Nguồn nước khoáng, nước nóng ở
Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguồn nước
nóng víi hơn 70 điểm phun lộ thiên. Hiện nay khu du lịch suối
nước nóng Bình Châu đã thu hút rất đông khách quốc tế và trong nước đến nghỉ ngơi,
trị liệu.
h. Tài nguyên biển
Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên
thuỷ sản phong phú, gần các ngư trường lớn như Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa
- Vũng Tàu và Minh Hải - Kiên Giang và có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
tương đối lớn. Vùng biển ở đây có trữ lượng các loại cá khoảng 1,5 triệu tấn,
chiếm 39,8% tổng trữ lượng cá của toàn vùng biển nước ta (theo đánh giá của viện
nghiên cứu Hải sản năm 1999), trong đó các loài cá nổi nhỏ chiếm 35%, cá đáy
chiếm 65%, chủ yếu là các loài cá đáy ở độ sâu trên 30m. Với đáy biển bùn cát là
chính, đáy biển tương đối nông, ở đây có thể phát triển được nhiều loại nghề, từ
các loại lưới rê, vây, mành, chụp mực đến các loại lưới kéo đáy, câu, lặn. Ở vùng
nước ven Côn Đảo còn có các loài hải đặc sản như đồi mồi, vích. Ngoài ra Đông
Nam Bộ còn có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển
du lịch biển (có nhiều bãi tắm đẹp).
3. Kết luận
Có thể nói Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu
và phát triển kinh tế, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và giàu có, có các
điều kiện kinh tế xã hội tốt nhất so với các vùng khác. Điều này đã giúp Đông
Nam Bộ phát huy những lợi thế của mình để trở thành một trong những vùng có trình
độ phát triển kinh tế vào loại bậc nhất cả nước, dẫn đầu cả nước về nhiều mặt,
là đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam.
B.
C¸c nguån lùc kinh tế - xã hội:
1. Dân cư và
nguồn lao động:
Theo kết quả điều tra dân số ngày
1/4/2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt
Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư
từ các vùng khác đến sinh sống. Sự gia tăng
cơ học này có được nhờ các tiềm năng to lớn đang được khai thác và tốc độ tăng
trưởng mạnh mẽ của khu vực trong thời gian gần đây có sức hấp dẫn khá lớn với
nguồn lao động từ các vùng khác, kể cả từ miền Trung và miền Bắc xa xôi. Chỉ tính
trong thời gian 5 năm (1984 - 1989), vùng đã có tới hơn 315 nghìn người nhập cư(
trong khi số người xuất cư chỉ là 66 nghìn người), quy mô nhập cư ngoại vùng lúc
bấy giờ gần bằng Tây Nguyên. Tuy nhiên, chuyển sang các giai đoạn tiếp theo, cùng
với sự phát triển vượt bậc kinh tế, đây luôn là vùng có sức hút lớn nhất: thời
kì 1994 - 1999: số người chuyển tới đã tăng lên 666,8 nghìn người, bằng 48,7% tổng
số người di chuyển ngoại vùng của cả nước và thời kỳ 2004 - 2009 là 1,6 triệu
người, bằng 67,8% tổng số người chuyển cư ngoại vùng. Lượng người nhập cư ngày
càng tăng này đem đến cho vùng khá nhiều sự biến đổi.
Trước hết, cùng với việc làm cho dân số tăng nhanh( dù mức sinh
thấp nhất trong các vùng) thì mật độ dân số của vùng cũng khá cao:
Bảng
: Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông
|
|||
Tỉnh
|
Diện tích
(km²)
|
Dân số
(01/04/2009)
|
Mật độ
(người/km²)
|
2.095
|
7.162.864
|
3.419
|
|
1.982,2
|
996.682
|
503
|
|
2.695,5
|
1.481.550
|
550
|
|
6.857,3
|
873.598
|
127,4
|
|
5.903,940
|
2.486.154
|
421
|
|
4.029,6
|
1.066.513
|
264,6
|
Ta có
thế thấy rõ rằng, mật độ dân số tất các các tỉnh của vùng cao hơn so với mức
trung bình cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên
Hoà, Thủ Dầu Một…Cả nước 259 người/km2 vào năm 2009 thì Đông Nam Bộ là 594 người/km2, đứng thứ
2 sau Đồng bằng sông Hồng - nơi có mật độ dân cư đông nhất (930 người/km2).
Số người di cư này lại chủ yếu tới các khu vực thành thị của Đông Nam Bộ (chiếm
khoảng 70%), kết hợp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động công nghiệp, dịch
vụ ở các đô thị đã làm cho Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất,
dân số thành thị chiếm 57,1%( trong khi cả nước 2009 là 29,6%).
Nh÷ng ngêi nhËp c vµo c¸c thµnh phè chñ yÕu lµ lao
®éng ®ang trong ®é tuæi sung søc, hoÆc nh÷ng ngêi ®Õn häc tËp vµ sau ®ã chän
c¬ héi viÖc lµm ë c¸c thµnh phè ®ang ph¸t triÓn n¨ng ®éng nhÊt c¶ níc, ®Æc
biÖt lµ thµnh phè lín nhÊt Hå ChÝ Minh. V× thÕ, c¬ cÊu d©n sè vµ chÊt lîng lao
®éng cña vïng còng cã nh÷ng ¶nh hëng rÊt lín. D©n sè
§«ng Nam Bé còng lµ c¬ cÊu d©n s« trÎ. Song tØ lÖ d©n sè díi vµ trªn ®é tuæi
lao ®éng thÊp h¬n møc trung b×nh c¶ níc, cßn tØ lÖ ngêi trong ®é tuæi th× cao
h¬n. Nh vËy cã thÓ thÊy, nÕu nh ViÖt Nam ®ang bíc vµo thêi k× “c¬ cÊu d©n sè
vµng” th× §«ng Nam Bé chÝnh lµ n¬i tiªu biÓu .
Về chất lượng lao động, đây không chỉ là nơi tập trung
đông đảo lực lượng lao động mà còn có đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật
dồi dào bậc nhất cả nước. Năm 2009, toàn vùng có 7,87 triệu lao động, chiếm 16%
tổng số lao động cả nước. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2009 của vùng là
19,4%, đứng thứ 2 sau Đồng bằng sông Hồng (21,2%), trong khi tỷ lệ này của cả
nước là 14,9%. Song tỷ lệ lao động có trình độ Đại học trở lên của vùng thì cao
nhất 8,1% , vượt qua cả Đồng bằng sông Hồng 7,6%. Mặt khác, lao động ở đây lại
nhạy bén với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, tính năng động cao với nền sản xuất
hàng hoá và đã quen với kinh doanh thị trường. Đây là tiềm năng quý giá để khai
thác có hiệu quả các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy vậy, tỷ
lệ này là chưa cao, chưa đáp ứng đủ “cơn khát” nguồn lao động có tay nghề, có
kỹ năng của các doanh nghiệp đang phát triển rất nhanh chóng của vùng. Như vậy
có thể thấy rõ ràng rằng, cả nước cũng như Đông Nam Bộ đang có một cơ cấu dân số vàng, nhưng phải tiếp tục
làm rất nhiều điều để tạo ra một lực
lượng lao động vàng, để tận dụng hết các cơ hội vàng trong thời kỳ kinh tế
- xã hội đang có sự chuyển mình vươn lên mạnh mẽ.
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng:
Đây là khu vực có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ
sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước. Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều nhất
các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta. Theo Vụ Quản lí Khu công nghiệp -
Khu chế xuất, thì tính đến quý I năm 2003, ở đây tập trung 42 khu công nghiệp
và khu chế xuất (51% cả nước) với diện tích 10001 ha (63%cả nước). Các KCN, KCX
chủ yếu nằm trong phạm vi của tứ giác: TP Hồ Chí Minh - TX Thủ Dầu Một - Biên
Hòa - Vũng Tàu, dọc theo các tuyến quốc lộ 1, 13, 51 và gần các cảng nước sâu.
Riêng TP Hồ Chí Minh có 14 khu công nghiệp và
khu chế xuất, đó là: KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung1,2; KCN Hiệp Phước, Bình
Chiểu, Tân Tạo, Tân Bình, Vĩnh Lộc, KCN Tây Bắc Củ Chi, Tân Thới Hiệp, Lê Minh
Xuân, Cát Lái 2,4; Phong Phú. Các KCN và KCX này thu hút tới 37% lao động đang
làm việc trong các KCN, KCX và hơn 20% tổng số vốn đầu tư của toàn quốc vào các
KCN, KCX của cả nước.
Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về phát
triển khu công nghiệp. Đến cuối năm 2003, tỉnh này đã xây dựng được 10 KCN. Bà
Rịa - Vũng Tàu cũng hình thành 7 KCN, Bình Dương 10 KCN. Hai tỉnh Bình Phước và
Tây Ninh tính đến cuối 2003 mới hình thành 1 KCN. Ngoài ra, tất cả các tỉnh đều
có các cụm công nghiệp, chủ yếu để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc
khu vực đầu tư trong nước.
Các KCN, KCX được xây dựng đã thu hút mạnh nguồn
vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn lao động( nhất là lao động có chuyên môn
kĩ thuật), sử dụng công nghệ cao, nguyên liệu nhập, sản xuất hướng ra xuất khẩu....thực
sự đã tạo ra sự thay đổi lớn trong cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp
của Đông Nam Bộ, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao của vùng. Tuy nhiên
sự phát triển nhanh các KCN cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho khu vực
như thiếu hụt lao động lành nghề, giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội cho người
nhập cư, vấn đề xử lí chất thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường....
Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông
tin liên lạc, đây cũng là khu vực phát triển mạnh mẽ nhất.
Về đường bộ: các tuyến quốc lộ quan trọng chạy
qua lãnh thổ của vùng là: QL 1A, QL 13, QL 51, QL 22. Ngoài ra phải kể đến QL
20 từ Đồng Nai đi Đà Lạt, QL 14 xuyên Tây Nguyên, gặp đường 13 ở Bình Phước, QL
55 từ Bà Rịa đi Bình Thuận, QL 56 từ Đồng Nai đi Bà Rịa. Hầu hết các tuyến
đường toả ra theo hình nan quạt từ cửa ngõ TP Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, sự đồng
hành của chính quyền và các doanh nghiệp với những nỗ lực để hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông trọng điểm trong khu vực cũng tạo đà
cho phát triển kinh tế vùng. Ngay trong ngày 30/12/2009 vừa qua, cầu Đồng Nai
mới khánh thành và đưa vào sử dụng là một tin vui cho 6 tỉnh Đông Nam Bộ bởi
đây là cây cầu huyết mạch, lưu thông hàng hóa trong khu vực Đông Nam Bộ và cả
nước nói chung. Hầm Thủ Thiêm là công trình ngầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam
và cũng là hầm dìm có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đường ngầm
này bắt đầu chui xuống đất bởi 2 đoạn dẫn ở hai bờ quận 1 và quận 2, với độ
nghiêng nhất định, hầm nằm dưới đáy sông cách mặt nước 26 mét. Đây là hạng mục
quan trọng nhất của dự án xây dựng đại lộ Đông Tây dài 22 km, trong đó hầm
vượt sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.490 m. Hầm rộng 33,3m với 2
hướng lưu thông 6 làn xe. Vận tốc thiết kế của hầm là 60 km một giờ. Trong hầm
cũng có 2 lối thoát hiểm hai bên mỗi bên rộng 2 m. Quá trình thi công hầm
vượt sông Sài Gòn được bắt đầu từ tháng 2/2005 , sau hơn 5 năm thi công,
công trình ngầm vượt sông thuộc dự án Đại lộ Đông Tây đã hợp long tại cửa hầm
Thủ Thiêm phía quận 1, TP HCM. Từ tháng 10 đến tháng 3/2011, các đơn vị sẽ
lắp đặt thiết bị cho hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu
sáng, hệ thống điều khiển và giám sát, hệ thống thoát nước, các thiết bị an
toàn. Dự kiến, quý 2/2011 sẽ thông xe qua hầm Thủ Thiêm. Đường hầm vượt sông
Sài Gòn hoàn thành sẽ hoàn toàn kết nối đôi bờ. Giấc mơ về một con đường ngắn
nhất tiến về thành phố và giấc mơ về một khu đô thị mới, khang trang, hiện đại
phía đông Sài Gòn sẽ thành hiện thực. Hiện nhiều công trình như quốc lộ 51,
đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây;...cũng đang đẩy nhanh tiến độ để
đáp ứng sự tăng trưởng của kinh tế khu vực.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Thống Nhất qua vùng Đông
Nam Bộ có 12 ga, trong đó có những ga lớn là Biên Hoà, Sóng Thần, Sài Gòn. Ga Sóng
Thần có 21 đường, là ga hàng hoá lớn nhất nên rất thuận lợi cho việc hình thành
ở khu vực Sóng Thần những khu công nghiệp lớn với các ngành công nghiệp cần nhiều
nguyên liệu.
Đường sông, cảng biển: Ở đây có các tuyến đường
sông thuận tiện từ TP Hồ Chí Minh đi TP Mĩ Tho - Mĩ Thuận - Sa Đéc - Rạch Sỏi -
Kiên Lương; TP Hồ Chí Minh đi TP Cà Mau, qua kênh Phụng Hiệp, TP Hồ Chí Minh đi
Long An.....Các cảng biển: theo Danh bạ cảng biển Việt Nam năm 2000, thì các cảng
biển ở Đông Nam Bộ thuộc nhóm cảng biển khu vực TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Thị
Vải; có 28 cảng biển gồm các cảng tổng hợp và chuyên dùng. Cụm cảng Sài Gòn có
công suất 8,5 triệu Tấn /năm là cảng tổng hợp lớn nhất. Cảng này gồm 3 khu: Nhà
Rồng - Khánh Hội, Tân Thuận và Tân Thuận
Đông. Khu cảng Tân Thuận Đông phục vụ trực tiếp cho KCX Tân Thuận. Các cảng tổng
hợp lớn khác là Tân Cảng, Bến Nghé. Các cảng tổng hợp còn lại đều có công suất
thiết kế vài trăm nghìn tấn/năm. Các cảng chuyên dùng cho các công ti và do các
công ty này trực tiếp quản lí, ví dụ như: cảng xăng dầu, xi măng, phân bón, khí
gas, gỗ dăm, dầu thực vật. Sự mở rộng các hoạt động của các công ti liên doanh đang
làm phát triển hơn nữa các loại cảng chuyên dùng trong vùng. Trong tương lai,
do nhu cầu phát triển các đô thị, các cảng trong nội thị sẽ di dời xuống hạ lưu
sông Đồng Nai và Sông Thị Vải. Khi đó, cảng Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là cảng biển chính
của vùng.
Đường hàng không: Sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ
Chí Minh) là sân bay quốc tế lớn nhất nước ta, có các đường bay đến 14 sân bay
trong nước là Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Plâycu, Buôn Ma Thuật, Đà lạt, Huế, Đà
Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang - Cam Ranh, Rạch Giá, Phú Quốc. Các
đường bay quốc tế nối TP Hồ Chí Minh với 23 điểm đến trên các châu lục, giúp
cho nước ta có thể giao lưu bằng đường hàng không với tất cả các nước trên thế
giới. Cuối năm 2006, năng lực của sân bay đã tăng lên 15 triệu lượt khách/năm,
và cảng hàng không lớn nhất cả nước này mỗi năm đón tới 2/3 lượng khách quốc tế
đến nước ta bằng đường hàng không. Đến năm 2010, sân bay quốc tế Long Thành với
công suất thiết kế 80 - 100 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng hóa/ năm sẽ là
sân bay hàng đầu của vùng và cả nước. Ngoài ra, ở Đông Nam Bộ còn có sân bay
Vũng Tàu và sân bay Cỏ ống (Côn Đảo) phục vụ dầu khí và du lịch.
Đường ống: Đây là vùng tập trung chủ yếu nhất
mạng lưới đường ống của nước ta phục vụ cho công nghiệp khai thác, thu gom và
vận chuyển dầu, khí. Hệ thống ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đến nhà máy
Dinh Cố, sau đó có nhánh về Bà Rịa, Phú Mĩ, Thủ Đức, kho cảng Thị Vải có chiều
dµi 170 km. Dự án đường ống Nam Côn Sơn chuyển khí đốt từ
mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cung cấp cho trung tâm nhiệt điện Phú Mĩ, có tổng chiều
dài 398km. Ngoài ra còn 150 km đường ống ngầm nội bộ của mỏ và liên mỏ để tập
trung dầu từ các giếng khoan về nơi xử lí trước khi chuyển đến tàu chở dầu để
xuất khẩu hoặc chuyển sang tàu vận chuyển tới nơi tiêu thụ.
Về thông tin liên lạc: Đông Nam Bộ là vùng có cơ
sở hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại nhất cả nước. TP Hồ Chí Minh là nơi
tập trung các công ty viễn thông lớn nhất, trong đó có các liên doanh với nước
ngoài. Các loại hình dịch vụ viễn thông đa dạng và tiên tiến nhất thường được
đưa vào thử nghiệm trước hết ở TP Hồ Chí Minh rồi mở rộng ra các tỉnh và thành
phố khác trong cả nước. Cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông ở vùng nông thôn
cũng khá phát triển, tương đương Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long. Xét riêng về máy điện thoại, Đông Nam Bộ chỉ chiếm 16% dân số, nhưng
chiếm 21,5% số máy điện thoại cả nước, bình quân 16 máy điện thoại/100 dân,
riêng TP Hồ Chí Minh là 23 máy/100 dân, gần gấp đôi cả nước.
3. Vốn đầu tư:
Với tiềm năng lớn cùng cơ sở hạ tầng phát
triển, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng thu hút nhiều nhất vốn đầu tư trong và
ngoài nước. Biểu hiện rõ nét nhất của sức hấp dẫn này thể hiện qua số dự án và
số vốn đầu tư nước ngoài cao nhất xét cả quy mô vùng kinh tế và các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương. Tính trong giai đoạn 1988 - 2006, số dự án FDI được
cấp phép chiếm 61,2% cả nước, và tổng số vốn đăng kí FDI là 53,7% cả nước. Năm
2009, Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục là khu vực đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư
nước ngoài, đồng thời các tỉnh này đều có tốc độ tăng tưởng tương đối tốt trong
điều kiện suy thoái kinh tế và khả năng trong năm 2010 sẽ có thêm nhiều nhà đầu
tư tìm cơ hội đầu tư vào vùng đất giàu tiềm năng này. Nhưng trong năm 2010, hầu
hết các tỉnh Đông Nam Bộ không đặt nặng về doanh số thu hút mà chú trọng thu
hút đầu tư hướng vào chiều sâu.
4. Các nhân tố KT - XH khác:
Chính sách với việc toàn bộ các tỉnh của Đông
Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đã nhận được sự quan
tâm và đầu tư rất lớn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh các chính
sách hỗ trợ của nhà nước, mỗi tỉnh của Đông Nam Bộ lại có chính sách công
nghiệp hóa hết sức năng động, phát huy
được các nguồn lực của địa phương và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một
chỉ số có thể tham khảo trong khi đánh giá sự phát huy chính sách của các tỉnh
là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt
PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền
các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng
môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Có
tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các
tỉnh dựa trên thái độ và ứng xử của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tư
nhân. Những chỉ số đó là :
ü Chính sách phát
triển kinh tế tư nhân
ü Tính minh bạch
ü Đào tạo lao động
ü Tính năng động và
tiên phong của lãnh đạo
ü Chi phí thời gian
để thực hiện quy định của Nhà nước
ü Thiết chế pháp lý
ü Ưu đãi đối với
doanh nghiệp Nhà nước
ü Chi phí không chính
thức
ü Tiếp cận đất đai và
sự ổn định trong sử dụng đất
ü Chi phí gia nhập
thị trường
Theo Thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc
tăng một điểm của chỉ số Tính minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh
nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu người và 62 triệu đồng lợi
nhuận trên mỗi doanh nghiệp. Cải thiện một điểm trong chỉ số Đào tạo lao động
giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tư bình quân đầu người và
58 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.
Bảng: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đông Nam Bộ trong cả nước
trung bình qua 4 năm xếp hạng 2006, 2007, 2008, 2009
STT
|
Tên tỉnh
|
Trung bình qua 4 năm
2006 - 2009
|
1
|
74.81
|
|
2
|
74.12
|
|
3
|
66.76
|
|
4
|
65.84
|
|
5
|
65.69
|
|
6
|
65.65
|
|
7
|
64.05
|
|
8
|
62.9
|
|
9
|
62.63
|
|
10
|
62.39
|
|
11
|
62.25
|
|
12
|
60.63
|
|
13
|
60.1
|
|
14
|
59.97
|
|
15
|
59.74
|
|
16
|
59.64
|
|
17
|
59.48
|
|
18
|
59.41
|
|
19
|
59.02
|
|
20
|
58.51
|
|
21
|
58.31
|
|
22
|
57.94
|
|
23
|
57.88
|
|
24
|
57.72
|
|
25
|
57.24
|
|
26
|
56.68
|
|
27
|
55.2
|
|
28
|
54.84
|
|
29
|
54.8
|
|
30
|
54.74
|
|
31
|
54.7
|
|
32
|
54.63
|
|
33
|
54.35
|
|
34
|
54.26
|
|
35
|
53.99
|
|
36
|
53.85
|
|
37
|
53.35
|
|
38
|
52.65
|
|
39
|
52.36
|
|
40
|
52.34
|
|
41
|
52.34
|
|
42
|
52.31
|
|
43
|
52.11
|
|
44
|
51.63
|
|
45
|
51.6
|
|
46
|
51.3
|
|
47
|
50.78
|
|
48
|
50.69
|
|
49
|
50.42
|
|
50
|
49.5
|
|
51
|
49.32
|
|
52
|
49.13
|
|
53
|
48.97
|
|
54
|
48.89
|
|
55
|
47.76
|
|
56
|
47.66
|
|
57
|
45.62
|
|
58
|
45.54
|
|
59
|
44.92
|
|
60
|
44.59
|
|
61
|
43.61
|
|
62
|
43.32
|
|
63
|
41.22
|
Nhận xét
Đăng nhận xét