NGUYÊN TẮC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN
* Ý nghĩa:
- Nguyên tắc dạy học phát triển phù hợp quá trình nhận thức của trẻ. Giúp trẻ em phát triển khả năng tư duy, năng lực nhận biết, hình thành hứng thú đối với các kiến thức, hình thành các mối quan hệ nhất định.
- Hình thành ở trẻ một thỏi độ mới đối với môi trường xung quanh, hình thành hứng thú nhận biết và phát triển tính ham hiểu biết cho trẻ.
- Sự mở rộng dần về nội dung, về kiến thức được nâng dần theo sự lớn lên của trẻ.
* Yêu cầu:
- Một trong những yêu cầu của xã hội đối với quá trình dạy học là đảm bảo sự thống nhất giữa việc giáo dục, giáo dưỡng với sự phát triển của trẻ. Việc hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ cần hướng đến sự phát triển nhân cách cho trẻ, bởi quá trình phát triển chính là quá trình nhận thức của trẻ.
- Trong quá trình hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ chúng ta cần dạy trẻ nhận biết các mối quan hệ số lượng, quan hệ không gian và thời gian có trong môi trường xung quanh trẻ.
- Trong quá trình dạy học giáo viên phải tác động vào “vùng phát triển gần nhất”của người học. Giáo viên cần chú ý rằng: “vùng phát triển gần nhất” không chỉ phụ thuộc vào lứa tuổi, mà còn phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của trẻ.
* Biện pháp:
- Để thực hiện được nguyên tắc này trong quá trình dạy những kiến thức toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên cần xác định đúng mục tiêu dạy học, sử dụng các biện pháp dạy học đa dạng nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức toán học phong phu.
- Trên các tiết học cần chú ý phát huy tính tích cực suy nghĩ của trẻ, nhưng trẻ chỉ có thể tích cực suy nghĩ và hoạt động để nắm tri thức một khi trẻ nắm được các biện pháp thao tác chung, như: các biện pháp so sánh số lượng các nhóm vật bằng cách thiết lập tương ứng 1:1, biện pháp đếm, đo lường kích thước, các biện pháp khảo sát các hình hình học...
- Trong quá trình dạy học tuyệt đối không nên chỉ dựa và sự bắt chước và ghi nhớ máy móc của trẻ nhỏ. Ở giai đoạn đầu việc dạy trẻ nội dung mới cần dựa tren sự chỉ dẫn kèm lời giảng giải của giáo viên, nhưng ở các giai đoạn sau khi trẻ đó lĩnh hội các biện pháp thao tac, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ tự suy nghĩ và tự hành động, thậm chí điều đó có thể diễn ra cả khi trẻ nghiên cứu nội dung mới.
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu học phân biệt nhận biết các hình vuông, giáo viên cần dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình đó bằng những thao tác khảo sát mẫu kèm lời giảng giải của cô, nhưng trên các tiết học tiếp theo giáo viên cần yêu cầu trẻ tự thực hiện biện pháp khảo sát các hình và tự đưa ra kết luận cần thiết.
Ví dụ: Khi trẻ làm quen với các tập hợp, giáo viên tổ chức hoạt động thực tiễn cho trẻ, trong đó trẻ thực hiện các thao tác với tập hợp các vật cùng loại như: xếp chồng thành hàng, xếp chồng, xếp cạnh chúng với nhau, diễn đạt bằng lời nói về các đối tượng và các thao tác, ...
Cùng với việc trẻ nắm kiến thức và hoàn thiện, biến đổi nó về chất là sự phát triển tư duy, tất cả điều đó tạo nên sự phát triển chung cho trẻ.
Nhận xét
Đăng nhận xét