Sự kết hợp chết người của nhân trần và cam thảo.


Theo các bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, việc uống nhân trần thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì nhân trần có tác dụng lợi mật, nhuận gan, nhưng người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) và nhuận gan khi gan có vấn đề. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không nên dùng nhân trần. Bởi nếu uống nước này nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Vì vậy, sau khi sinh, người mẹ thường bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Ngoài ra, nhân trần thường đến với tay người tiêu dùng ở dạng khô và khi thời tiết ẩm rất khó để bảo quản được lâu. Nếu để kinh doanh, các cửa hàng thường phải dùng thuốc chống ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Thậm chí, nhiều người vì lợi nhuận đã phun thuốc diệt cỏ vào cây tươi để cây nhanh héo và khô, dễ dàng chặt ra đem bán. Sản phẩm chứa thuốc diệt cỏ hết sức nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.
 
Theo VnMedia.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

Tham luận về "kĩ năng mềm"