20 câu hỏi ôn thi môn Đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam.



Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đế sự ra đời Đảng cộng sảnViệt Nam .
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chủ nghĩa Mác - Lênin
chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thựchiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra đờiĐảng Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhânchống áp bức, bóc lột. - Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam , phong trào yêu nước vàphong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tớisự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam . Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tưtưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam .c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản - Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thờiđại mới - “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. - Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sángtrong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. - Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. - Đối với Việt Nam , Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủnghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Chính sách cai trị của thực dân Pháp - Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chínhquyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ , Nam Kỳ vàthực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ.
 - Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tưvốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở côngnghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ chochính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
- Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dungtúng, duy trì các hủ tục lạc hậu… Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam - Giai cấp địa chủ Việt Nam : Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thônnhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thựcdân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộđịa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghétchế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau.
 - Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếmkhoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. - Giai cấp công nhân Việt Nam : Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất củathực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ. Xuất thântừ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cáchmạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thốngnhất.
- Giai cấp tư sản Việt Nam : Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sảnnông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa vịchính trị nhỏ bé và yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam : Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chứcvà những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rấtnhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.
 Tóm lại, Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hộiViệt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Tính chất của xã hội ViệtNam là thuộc địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhândân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu) và mâuthuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX
Phong trào Cần Vương (1885-1896).
 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang 1884-1913). Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu. Đại biểu cho xu hướng cải cách là Phan Chu Trinh.
Tóm lại, trước yêu cầu của lịch sử xã hội Việt Nam , các phong trào đấu tranh chốngPháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng. Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thếkỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng:
- Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin. Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã chứng tỏ con đườngcứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng ViệtNam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo.
c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
 * Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việcthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thànhcông, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bìnhđẳng thật”. Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cươngvề vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thànhviệc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện nàyđánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và Người tìm thấycon đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Mở các lớp huấn luyện chính trị chocán bộ cách mạng Việt Nam . Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Namlà cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạngnày có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc chúngcả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn dân.
Nhưng cái cốt của nó là công - nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủcách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phảicó chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủnghĩa Lênin. Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam , Nguyễn Ái Quốc xác định:“Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnhtrong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chứcquần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồngtâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có“mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy củatoàn dân… Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnhchính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam . Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cươngvề vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thànhviệc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện nàyđánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và Người tìm thấycon đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Mở các lớp huấn luyện chính trị chocán bộ cách mạng Việt Nam . Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Namlà cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạngnày có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc chúngcả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn dân.Nhưng cái cốt của nó là công - nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủcách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phảicó chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủnghĩa Lênin. Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam , Nguyễn Ái Quốc xác định:“Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnhtrong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.
 Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chứcquần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồngtâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có“mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy củatoàn dân… Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnhchính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam . Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và sự ra đời của các tổchức cộng sản ở Việt NamTại đại hội lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) đã xảy ra sự bấtđồng giữa các đại biểu về việc thành lập Đảng cộng sản, thực chất là sự khác nhau giữacác đại biểu muốn thành lập ngay một Đảng cộng sản và giải thể tổ chức hội Việt Namcách mạng thanh niên, với nhưng đại biểu cũng muốn thành lập Đảng cộng sản nhưngkhông muốn tổ chức đảng ở giữa đại hội thanh niên và không muốn giải tán Hội Việt Namcách mạng thanh niên. Trong bối cảnh đó các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời.- Đông Dương cộng sản Đảng: ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, do đại biểu các tổ chức cộngsản ở miền bắc thành lập.- An Nam cộng sản Đảng: vào mùa thu năm 1929, do các đại biểu trong hội Việt Namcách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập.- Đông Dương cộng sản liên Đoàn: Sự ra đời của hai tổ chức cộng sản trên làm cho nộibộ Đảng tân việt phân hoá, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đứng ra thành lập Đôngdương cộng sản liên đoàn.Cả ba tổ chức đều gương cao ngọn cờ chống đế quốc và phong kiến, nhưng hoạt độngphân tán, chia rẽ ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng Việt Nam . Vì vậy cần phảikhắc phục những khó khăn trên là nhiệm vụ cấp bách của tất cả những người cộng sảnViệt Nam .
Câu 2: quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chínhtrị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam . Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việcthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước.
Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thànhcông, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bìnhđẳng thật”. Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cươngvề vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thànhviệc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện nàyđánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và Người tìm thấycon đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Mở các lớp huấn luyện chính trị chocán bộ cách mạng Việt Nam . Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Namlà cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạngnày có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc chúngcả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn dân.Nhưng cái cốt của nó là công - nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủcách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phảicó chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủnghĩa Lênin. Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam , Nguyễn Ái Quốc xác định:“Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnhtrong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chứcquần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồngtâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có“mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy củatoàn dân… Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnhchính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam .
Câu 3: so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 với luận cương chính trị 10/1930 của Đảng.
Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930:Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước ViệtNam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như côngnghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chínhphủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm củacông chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp vànông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ.
 Về văn hoá - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, …; phổthông giáo dục theo công nông hoá. Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phảidựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phongkiến; làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyềnlực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức,trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phúnông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợidụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (nhưĐảng lập hiến v.v.) thì đánh đổ. Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam .
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng ViệtNam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Nội dung luận cương chính trị 10/1930 của Đảng. Tháng 4/1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cửvề nước hoạt động. Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trungương Đảng. Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Ban Chấp hành Trung ương họp lần thứnhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua Nghị quyếtvề tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chánh trị của Đảng, Điềulệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hộinghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hộinghị cử Ban chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Nội dung của Luận cương
Luận cương chính trị đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phongkiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương dogiai cấp công nhân lãnh đạo.
 Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phầntử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc. Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: Luận cương chỉ rõ: “Tư sảndân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lêncon đường xã hội chủ nghĩa”.
 Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: Đánh đổ phong kiến, thực hành cáchmạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàntoàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khắng khít với nhau, vì có đánh đổ đếquốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi,và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Trong hainhiệm vụ này, Luận cương xác định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dânquyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
 Về lực lượng cách mạng:  Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tưsản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhấtvà là động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc vàđịa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lươngvà khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phậnthủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cáchmạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái thamgia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những ngườibán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp thì mới đi theo cách mạng mà thôi.
Về phương pháp cách mạng: Để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng làđánh đổ để quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩnbị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”. Võ trang bạo động để giành chínhquyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.
 Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sảnthế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thếgiới, trước hết là vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở cácnước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấutranh cách mạng ở Đông Dương.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếucho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tậptrung, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủnghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sảnở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
So sánh sự giống và khác nhau*giống nhau:Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) cónhững điểm giống nhau sau:
1)cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tưsản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăncách
2) đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
3)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
4)khẳng định CMVN (đd) là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoànkết với VSTG nhất là vô sản Pháp
5)xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhânNhư vậy sở dĩ có sự giông nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mac-lenin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CMtháng 10 Nga
*Khác nhau
: tuy cvả 2 căn kiện trên có những điểm giông nhau nhưngvẫn có nhiều điểm khác nhau cơbản :Cưong lĩch chính trị xây dựng đường lỗi của CMVN còn Luận cương rộng hơn(ĐôngDương)cụ thể :
1)xác định kẻ thù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
_trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cmVM là đánh đổ đế quốc và bọnphong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dântộc đựôc coi là nhiệm vụ hàng đầu của cm, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộcđể giải quyết .Như vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: làm cho Vn hoàn toàn độc lập,nhân dân đươjc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gianchia cho dân cày nghèo,thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội côngnông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xácđịnh:đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.đua lại ruộngđất cho dân cày,nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ khăngkhít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầukhácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫndân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xácđịnh được kẻ thù ,nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nướcthuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêucủa luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân Vn chứ khôngphải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
_lực lượng CM:trong CLCT xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân cà nôngdân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phúnông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ramặt phản cách mạng,Như vậy ngoài việc xác địnhlực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huyđược sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóngdân tộccòn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khốiđoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ
>>>>tóm lại LC đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu đươjc những quan điểm chủ yếu củachính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốtcủa CM.
Tuy nhiên luận cương cũng cso những mặt hạn chế nhất định:sử sụng 1 cách dậpkhuân máy móc chủ nghĩa Maclenin vào CM VN,còn quá nhấn mạnh đấu tranh giaicấp,đánh giá khong đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS>dại chủ yêu nước,chưa xácđịnh nhiệm vụ hành đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDTcòn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bảncủa CM nước ta, phát triwnr từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể hiện sự vận dụngđúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa Maclenin vào hoàn cảnh cụ thể của VN,kết hợpnhuần nhuyễn Cn yêu nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và thực tiễn CMVNnóthể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng./.
 hạn chế của luận cương chính trị nói ngắn gọn là :
- không nhấn mạnh đc nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp và cáchmạng ruộng đất- không đề ra đc 1 chiến lược liên minh giữa dân tộc và giai cấp rộng rãi
- chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của gc tiểu tư sản , phủ nhận mặt tích cựccủa bộ phận tư sản dân tộc- chưa nhận thấy đc khả năng phân hoá và lôi kéo 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trongcách mạng giải phóng dân tộc
Câu 4: quá trình hình thành nội dung kết quả và ý nghĩa củadường lối đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyềncủa Đảng ta giai đoạn 1939-1945.
1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta.
Tình hình thế giới và trong nướcChiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ
Tình hình trong nước
 Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương vàViệt Nam . Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sáchthời chiến rất trắng trợn. Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22/09/1940, phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn vàđổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23/09/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từđó, nhân dân ta chịu cảnh một cổ bị hai tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫngiữa dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Kể từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảngđã họp Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11/1939), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ bảy (tháng11/1940) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (tháng 5/1941). Trêncơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chuyển hướng chỉ đạochiến lược như sau:
 Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cáchmạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm củaĐảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại
.c. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoànchỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạnglà độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy. Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộclên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xâydựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địacách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giànhthắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do chonhân dân. Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang choquần chúng cách mạng, từng bước tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
a. Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ươngĐảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dươngđã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thựcsự chín muồi. Hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện tổng khởi nghĩanhanh chóng chín muồi. Chỉ thị xác định: Sau cuộc đảo chính, phátxít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thểtrước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu hiệu “đánh đuổiphátxít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phátxít Nhật”. Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổngkhởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh lúc này phải thay đổicho thích hợp thời kỳ tiền khởi nghĩa như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây dựngcác đội tự vệ cứu quốc,… Phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từngvùng, mở rộng căn cứ địa. Dự kiến những điều kiện thuận lợi để thực hiện tổng khởi nghĩa như khi quân Đồngminh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồngminh để phía sau sơ hở. Cũng có thể là cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cáchmạng của nhân dân Nhật được thành lập, hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 vàquân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần. Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận Từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi,mạnh mẽ và phong phú về nội dung và hình thức. Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra trong nhiều nơi ởvùng thượng du và trung du Bắc Kỳ. Trong hai tháng 5 và 6/1945, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra và nhiềuchiến khu được thành lập ở cả ba miền. Ở khu giải phóng và một số địa phương, chínhquyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với chính quyền tay sai của phátxít Nhật. Giữa lúc phong trào quần chúng trong cả nước đang phát triển mạnh mẽ ở cả nôngthôn và thành thị, nạn đói đã diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ doNhật, Pháp đã vơ vét hàng triệu tấn lúa gạo của nhân dân, hơn 2 triệu đồng bào ta bị đói,Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu “ phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Chủ trương đó đã đápứng nguyện vọng cấp bách của nhân dân ta, vì vậy trong một thời gian ngắn, Đảng đãđộng viên được hàng triệu quần chúng tiến lên trận tuyến cách mạng
b. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa Phát động toàn dân tổng khởi nghĩa chính quyền Trước sự phát triển hết sức nhanh chóng của tình hình, Trung ương quyết địnhhọpHội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến ngày15/8/1945. Hội nghị nhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới”và quyết định phát động tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai,trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Hội nghị chỉ rõ khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: “Phản đối xâm lược”; “hoàn toàn độclập”; “Chính quyền nhân dân”. Những nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thốngnhất và kịp thời, phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố haynông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần quân địch… Hội nghị còn quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội và đối ngoạitrong tình hình mới. Hội nghị quyết định cử Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc do Trường Chinhphụ trách và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương.
Ngay đêm 13/08/1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 16/08/1945, cũng tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp. Đại hội nhiệt liệt tánthành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Mười chính sách của Việt Minh, quyết địnhthành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam . Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cảnước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậyđem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởinghĩa giành chính quyền. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19/8 có ý nghĩa quyết định đối với cảnước, làm cho chính quyền tay sai Nhật ở các nơi bị tê liệt, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cáctỉnh thành khác nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế, ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giànhthắng lợi ở Sài Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28/8/1945) cuộc tổng khởi nghĩa đãthành công trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặtChính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bốvới quốc dân đồng bào, với toàn thể thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cáchmạng Tháng Tám
 Kết quả và ý nghĩa
- Đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chếđộ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phátxít Nhật, lập nên nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam , đưa dân tộc tabước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
- Đảng ta và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc và giành quyền dân chủ.
 - Đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chốngchủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập tự do.
Nguyên nhân thắng lợi
 - Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: Kẻ thù trực tiếpcủa nhân dân ta là phátxít Nhật đã bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại.Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai tan rã. Đảng ta đã chớp thời cơ đó phát động toàn dânnổi dậy tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng.
- Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ củatoàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạngrộng lớn: Cao trào 1930-1931, Cao trào 1936-1939 và Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
 - Cách mạng Tháng Tám thành công là do Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩđại của toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công nông,dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạngTháng Tám 1945.
 Bài học kinh nghiệm
Một là: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chốngđế quốc và chống phong kiến.
 Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông.
Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng mộtcách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.
 Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
Sáu là: Xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giànhchính quyền
Câu 5: hoàn cảnh nước ta sau cách mạng Tháng Tám và chủ trương:” khángchiến kiến quốc” của Đảng.
a. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa cónhững thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.
Về thuận lợi
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu được hình thành, phongtrào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cáchmạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.
- Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ Trung ươngđến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Toàn dân tin tưởng vàủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủtịch.
Về khó khăn
- Thế giới: với danh nghĩa Đồng Minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, quân đội cácnước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt gian chống pháchính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. Nghiêm trọng nhấtlà quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam bộra khỏi Việt Nam .
- Trong nước: khó khăn nghiêm trọng là hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốtrất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng; kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ cáccấp non yếu; nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận vàđặt quan hệ ngoại giao.“Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnhdân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, Tổ quốc lâm nguy.b. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của ĐảngTrước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tíchtình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sứcmạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chínhquyền, bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được.
Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trungương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng ViệtNam trong giai đoạn mới.Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng:
+ Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúcnày là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”,nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
+ Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương và chỉrõ: “Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửađấu tranh vào chúng”. Vì vậy phải lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Phápxâm lược; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất mặttrận Việt - Miên - Lào…
+ Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩntrương thực hiện là: “Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nộiphản, cải thiện đời sống nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu: “Hoa - Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “độc lậpvề chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược. đãchỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõhai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xâydựng đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đốingoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong, giặc ngoài bảo vệ chính quyền cáchmạng.
c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
 Kết quả: cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức quan trọng
- Về chính trị - xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dânchủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đượcthành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thôngqua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan tư pháp,tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập vàtăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân ViệtNam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mởrộng. Các đảng phái chính trị như Đảng Dân chủ Việt Nam , Đảng Xã hội Việt Nam đượcthành lập.
- Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứthuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnhvực sản xuất được phục hồi. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đờisống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11/1946, giấy bạc “Cụ Hồ” được pháthành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàndân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tụclạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối 1946 cả nước đãcó thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm SàiGòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhândân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ,ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâuthuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng vớiquân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chốngPháp ở miền Nam .
Ý nghĩa Những thành quả đấu tranh nói trên đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vữngchính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trựctiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó. Nguyên nhân thắng lợi Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủtrương kháng chiến, kiến quốc; xây dựng và phát huy được sức mạnh của khối đoàn kếtdân tộc; lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch…Bài học kinh nghiệm Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyềncách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thùchính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cáchmạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể. Tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lựclượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó vớikhả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
Câu 6: Hoàn cảnh lịch sử , nội dung, ý nghĩa của đường lối khángchiến chống TD Pháp xâm lược của Đảng ta (1946 - 1954)
a. Hoàn cảnh lịch sử
Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thịxã Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bàota ở Hà Nội, Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để giải quyết vấnđề bằng biện pháp đàm phán thương lượng.Ngày 19/2/1946, trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, kiểmsoát an ninh trật tự Thủ đô, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc(Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hộinghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị chorằng hành động của Pháp chứng tỏ chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả nănghòa hoãn không còn. Hòa hoãn nữa sẽ dẫn đến họa mất nước. Hội nghị đã quyết định hạquyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thựcdân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến đượcphát đi. Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồngloạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ ChíMinh được phát đi trên Đài Tiếng nói Việt Nam .Thuận lợiNhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là chiến đấu đểbảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa,có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên vềlâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng cónhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gìcó thể khắc phục được ngay.Khó khăn- Tương quan lực lượng quân sự của ta yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa đượcnước nào công nhận giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hainước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong cácthành thị lớn ở miền Bắc.- Xác định đúng thuận lợi và khó khăn là cơ sở để Đảng đề ra đường lối cho cuộc khángchiến.
b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiếnQuá trình hình thành
- Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước trong quá trình chỉ đạo Nambộ kháng chiến, qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn của địch cũng như từ thựctiễn chuẩn bị lực lượng về mọi mặt của ta.
- Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc,Đảng ta nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc là thực dân Pháp, phải tậptrung mũi nhọn đấu tranh vào chúng. Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam bộ,Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoạigiao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
- Ngày 19/10/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị quân sự toàn quốc lầnthứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định: “Không sớm thìmuộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp”, Hội nghị đề ra những chủtrương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bướcvào cuộc chiến đấu mới. Trong chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” ngày 05/11/1946, HồChí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc khángchiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.
- Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong ba văn kiệnlớn được soạn thảo và công bố sát trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùngnổ. Đó là Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày22/12/1946, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và tácphẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trương Chinh xuất bản đầu năm 1947
.Nội dung đường lối
- Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phảnđộng thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.- Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
- Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạngcó tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dântộc và phát triển dân chủ mới”.- Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiệnkháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc,bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thựchiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài
.+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoạigiao.
Trong đó:
Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, cácđoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêudiệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến,đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiếnlâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”. Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nôngnghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theoba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
 Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộcPháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận ViệtNam độc lập,…
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh củaPháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóatương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía.Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng khôngđược ỷ lại.
+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.Ý nghĩa- Trong nước: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độdân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đếquốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranhcủa đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫncho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nângcao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
.- Quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mởrộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới, cùng vớinhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước ĐôngDương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thốngthuộc địa của thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ ChíMinh nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nướcthực dân hùng mạnh. Đó cũng là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam , đồng thờicũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trênthế giới”.
Câu 7: Hoàn cảnh lịch sử , nội dung, ý nghĩa của đường lối khángchiến chống Mĩ xâm lược (1965 - 1975
a. Hoàn cảnh lịch sử
Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản củachiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vàomiền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân,hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta quyếtđịnh phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.
Thuận lợi: Khi bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cách mạng thế giới đang ởthế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu đã đềra về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miềnNam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển. Ở miền Nam , vượt qua những khókhăn trong những năm 1961-1962, năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bướcphát triển mới. Ba công cụ của chiến tranh đặc biệt (ngụy quân - ngụy quyền; ấp chiến lượcvà đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược “chiến tranhđặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã bị phá sản. Khó khăn: Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt không có lợi chocách mạng Việt Nam . Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân độiviễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lựclượng trở nên bất lợi cho ta.Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đườnglối kháng chiến nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên cả nước, giải phóng miền Nam ,thống nhất Tổ quốc.
b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối
 Quá trình hình thành và nội dung đường lối
Khi Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, các Hội nghị của Bộ chính trị đầu năm1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đãgiành được sau cuộc “đồng khởi” năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từngphần phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Bộ Chính trị chủtrương kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩymạnh đấu tranh chính trị, đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang lên một bước mới ngangtầm với đấu tranh chính trị. Thực hành kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trịsong song, đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận.Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín (11/1963), ngoài việc xác định đúng đắn quan điểmquốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, còn quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miềnNam. Hội nghị tiếp tục khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi đôi, cả hai đềucó vai trò quyết định cơ bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang.
Đốivới miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm căn cứ địa, hậu phương đối với cáchmạng miền Nam , đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt, sẵn sàng đối phó vớiâm mưu đánh phá của địch.Trước hành động gây “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoạimiền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12(12/1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứunước.
- Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “chiếntranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thựcdân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựngđầy mâu thuẫn chiến lược. Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết địnhphát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mỹ,cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc
.- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹxâm lược”, “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kìtình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dântộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.
- Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chốngchiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chốngchiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mìnhlà chính, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả haimiền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trongthời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
- Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam : giữ vững và phát triển thế tiến công,kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm: kết hợp đấutranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết địnhtrực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.
- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tụcxây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh,tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệvững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất đểchi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòngđể đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cảnước.
- Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: trong cuộc chiến tranh chốngMỹ, cứu nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắclà nhiệm vụ của cả nước vì xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chiếntranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và rasức tăng cường lực lượng về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càngđánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà mật thiết gắn bó với nhau.Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâmlược”.
Ý nghĩa của đường lốiĐường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được đề ra tại các Hội nghị Trungương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:
- Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độclập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúngđắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnhcả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnhquốc tế.
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình làchính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sứcđánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Câu 8: kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài họckinh nghiệm của Đường lối kháng chiến chống Mĩ xâm lược
.a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
Kết quả
- Ở miền Bắc, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, sau 21 năm nỗ lực phấn đấu,công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Một chếđộ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành. Dù chiến tranh ác liệt,bị tổn thất nặng nề về vật chất, thiệt hại lớn về người, song không có nạn đói, dịch bệnh vàsự rối loạn xã hội. Văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục không những được duy trì mà còn có sựphát triển mạnh. Sản xuất nông nghiệp phát triển, công nghiệp địa phương được tăngcường.Trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đếquốc Mỹ, quân dân miền Bắc đã bảo vệ vững chắc địa bàn, vùng trời và vùng biển. Chiếnthắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972 làniềm tự hào to lớn của dân tộc ta, được nhân dân thế giới ngưỡng mộ.Miền Bắc không chỉ chia lửa với các chiến trường mà còn hoàn thành xuất sắc vai trò căncứ địa của cách mạng cả nước và nhiệm vụ hậu phương lớn đối với chiến trường miềnNam .
- Ở miền Nam: Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, quân dân ta đã vượt lên mọi gian khổhy sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâmlược của đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn 1954 - 1960 đã đánh bại cuộc chiến tranh “đơnphương” của Mỹ- Ngụy, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công; giaiđoạn 1961 - 1965 đã giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “chiến tranhđặc biệt” của Mỹ; giai đoạn 1965-1968 đã đánh bại cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ vàchư hầu, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với tatại Pa-ri; giai đoạn 1969 - 1975 đã đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹvà tay sai với đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đậptan toàn bộ chính quyền địch, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, giải phónghoàn toàn miền Nam, kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược (tính từ1954), đưa lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

Ý nghĩa lịch sử
- Đối với nước ta:
+ Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược nhân dân ta đã hoànthành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, mở ra kỉ nguyênmới cho dân tộc ta, kỉ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm vụchiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tăng thêm sức mạnh vật chất,tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, để lại niềm tự hào sâu sắc vànhững kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước giai đoạn sau.
+ Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã góp phần quantrọng vào việc nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.- Đối với cách mạng thế giới:
 + Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan cuộc phản kích lớn nhấtcủa chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới kể từ sau cuộc chiếntranh thế giới lần thứ hai, bảo vệ vững chắc tiền đồn phía Đông Nam Á của chủ nghĩa xãhội.+ Đã làm phá sản chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, gây tổn thất to lớn vàtác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ trước mắt và lâu dài
+ Đã góp phần làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quantrọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủnghĩa thực dân mới.
+ Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, tự do vàhòa bình phát triển của nhân dân thế giới.Đánh giá thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo chính trị tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) ghi rõ: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưngthắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi đượcghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngờivề sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sửthế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế tolớn và có tính thời đại sâu sắc”

b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
Nguyên nhân thắng lợiThắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân,trong đó quan trọng nhất là:- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam , người đại biểu trung thành chonhững lợi ích sống còn của cả dân tộc Việt Nam , một Đảng có đường lối chính trị, đườnglối quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo.- Cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là củacán bộ chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước miền Nam ngày đêm đối mặt vớiquân thù, xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.- Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa của đồng bào vàchiến sĩ miền Bắc, một hậu phương vừa chiến đấu, vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắcnghĩa vụ của hậu phương lớn, hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánhthắng giặc Mỹ xâm lược.- Tình hữu nghị đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương: Việt Nam , Lào,Campuchia và sự ủng hộ, sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự ủnghộ nhiệt tình của chính phủ và nhân dân tiến bộ trên thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ
Bài học kinh nghiệm
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho Đảng ta nhiều bài họclịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc
:- Một là, đề ra và thực hiện đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Đường lối thể hiện ýchí và nguyện vọng tha thiết của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam, của cả dân tộcViệt Nam, phù hợp với các trào lưu của cách mạng thế giới nên đã động viên đến mức caonhất lực lượng của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh của tiền tuyến lớn với hậu phương lớn,kết hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợpđể chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Hai là, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công,quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Tư tưởng đó là một nhân tố hết sức quantrọng hoạch định đúng đắn đường lối, chủ trương, biện pháp đánh Mỹ - nhân tố đưa cuộcchiến đấu của dân tộc ta đi tới thắng lợi.-
 Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn, sángtạo. Đểchống lại kẻ địch xâm lược hùng mạnh, phải thực hiện chiến tranh nhân dân. Đồng thờiphải chú trọng tổng kết thực tiễn để tìm ra phương pháp đấu tranh, phương pháp chiến đấuđúng đắn, linh hoạt, sáng tạo
- Bốn là, trên cơ sở đường lối, chủ trương chiến lược chung đúng đắn phải có công tác tổchức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ đảng trong quân đội, của cácngành, các địa phương, thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước để đi đến thắnglợi hoàn toàn.- Năm là, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ởcả hậu phương và tiền tuyến; phải thực hiện liên minh ba nước Đông Dương và tranh thủtối đa sự đồng tình, ủng hộ ngày càng to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dânvà chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới
Câu 9: Đường lối công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới củaĐảnga. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩaỞ miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1975
- Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) trên cơ sở phân tích đặc điểm miền Bắc, trong đó đặcđiểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hộikhông trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã khẳng định:
+ Tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội. Quan điểm này được khẳng định nhiều lần trong các Đại hội Đảng saunày.
 + Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xãhội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủnghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.- Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III (tháng 4/1962) nêu phươnghướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
+ Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp
+ Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệpđịa phương. Trên phạm vi cả nước từ năm 1975 đến năm 1985- Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976), trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình trong nướcvà quốc tế, đề ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệphóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nềnkinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công -nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợpkinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”.
- Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982)
+ Rút ra kết luận: từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúngbước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.
 + Nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt của thời kỳ quá độ làlấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêudùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mứcđộ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triểncông nghiệp nặng.
- Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn việntrợ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và cácdoanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện thôngqua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các qui luật của thịtrường.
- Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quảkinh tế - xã hội.
2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩaKết quả- So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hìnhthành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên cho các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện,than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng.- Đã có hàng chục trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạođược đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng - tạo cơ sở ban đầu đểnước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
 b. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế- Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt cònnhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốcdân.- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưađáp ứng được yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạngnghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội
. Nguyên nhân những hạn chế
- Về khách quan: Tiến hành công nghiệp hóa từ điểm xuất phát thấp (nền kinh tế lạc hậu,nghèo nàn) và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thểtập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa.
- Về chủ quan: Những sai lầm nghiêm trọng xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhậnthức và chủ trương công nghiệp hóa


Câu 10: Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa củaĐảng từ ĐH VI đến ĐH X.
- Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩatrong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên thời kỳ quá độ là thực hiện cho đượcba chương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 1/1994) có bước đột phámới, trước hết ở nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sửdụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiêntiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học - công nghệ,tạo ra năng xuất lao động xã hội cao”.
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6/1996) nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề chocông nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội nêu sáu quan điểm về công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và định hướng những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhữngnăm còn lại của thế kỷ XX. Sáu quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
+ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế; đa phương hóa, đa dạnghóa quan hệ đối ngoại; dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đanguồn lực từ bên ngoài; xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới,hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trongnước sản xuất có hiệu quả
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
+ Lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bềnvững; động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng cường tích lũycho đầu tư và phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triểnvăn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
+ Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp côngnghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâuquyết định.
+ Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển; lựachọn dự án đầu tư công nghệ; đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực hiện có; trongphát triển mới, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo việc làm, thu hồi vốnnhanh,…
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng.- Đại hội IX (tháng 4/2001) và Đại hội X (tháng 4/2006) của Đảng tiếp tục bổ sung và nhấnmạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa:
+ Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nướcđi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độphát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cần thực hiện các yêu cầu sau:phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt;phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bướcphát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xemđây là nền tảng và động lực cho công nghệp hóa
+ Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phát triển nhanh và có hiệu quả cácsản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tựchủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Câu 11: Mục tiêu và quan điểm CNH, HĐH của đảng ta thời kỳđổi mới.
a. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Mục tiêu cơ bản là cải biến nước ta thành một nước công nghiêp có cơ sở vật chất kỹthuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninhvững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Đại hội X xác định mục tiêu cụ thể hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoágắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạonền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại
b. Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
 - Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn vớiphát triển kinh tế tri thức.Hiện nay, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập toàn cầuhoá đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiếnhành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian, không trải qua các bước phát triển tuầntự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức.Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vaitrò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộcsống.
Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường; trong đó, ưu tiên nhữngngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại,học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bềnvững.Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế (vốn, khoa học và công nghê, con người,cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước), con người là yếu tố quyết định. Lựclượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghềgiữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nguồnlực con người đáp ứng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
 Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa. Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việcchọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. Khoahọc và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảngvà động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
.- Mục tiêu của công nghiệp hoá và của tăng trưởng kinh tế là vì con người; vì dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.- Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiệnsống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
Câu 12: Đặc điểm và các hình thức biểu hiện chủ yếu của cơchế quản lý kinh ttes thời kì trước đổi mới.
Sự cần thiết phảiđổi mới cơ chế quản lí kinh tế.
a. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp Đặc điểm: trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tậptrung với những đặc điểm chủ yếu là
Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệthống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sởcác quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy,nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kếhoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhànước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu.Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối vớicác quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thìngân sách nhà nước phải gánh chịu . Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuấtkinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh.Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ cấp phát - giao nộp.Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh rađội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu
.Hình thức: Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
- Bao cấp qua giá: nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơngiá trị thực nhiều lần so với giá thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
- Bao cấp qua chế độ tem phiếu: nhà nước quy định chế độ phân phối và vật phẩm tiêudùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ temphiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiệnvật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo laođộng.
- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộctrách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đốivới ngân sách, vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin - cho”.Trong thời kì kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụngnhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếutrong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theohướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiếnbộ khoa học - công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thíchtính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giớichuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu củacuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ nhữngkhiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó cónước ta, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xemkế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọinguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung chokế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trongthời kì quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín. Nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng trì trệ, khủng hoảng.b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tếDưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chúngta đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy nhiên còn chưa toàndiện, triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bíthư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở Long An; Nghị quyết TW8 khóa V (1985) vềgiá - lương - tiền; thực hiện Nghị định 25 và Nghị định 26-CP của Chính phủ… Tuy vậy, đólà những căn cứ thực tế để Đảng đi đến quyết định thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí lại cơcấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quanliêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xãhội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sảnxuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông vàđẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lýkinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách.
Câu 13: sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trườngthời kỳ đổi mới.
a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIIIĐây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. So với thờikì trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựuphát triển chung của nhân loại.Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đềquan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất vàtrao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuấthàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sảnxuất, sức lao động… phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Thị trường giữ vai trò là một côngcụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế đượcphân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường.Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phongkiến và phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa cócùng bản chất là đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổithông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường đều dựa trêncơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,làm cho những người sản xuất vừa độc lập vừa phụ thuộc vào nhau. Trao đổi mua bánhàng hóa là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên. Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tựnhiên, nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa tư nhân, quy mô nhỏ bé, kỹthuật thủ công, năng suất thấp. Còn kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao.Kinh tế thị trường lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóacao.Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ rệtnhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường còn ở thời kìmanh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt trình độ cao đến mức chi phốitoàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng kinh tếthị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cáchlà kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản màlà thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủnghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bảnmới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức tổ chức, vậnhành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phânbổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế thị trườngchỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bảnthân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xãhội. Là thành tựu chung của của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triểnở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độtư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, kinh tế thịtrường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lênchủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trườngkhông phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tấtnhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.Đại hội VII của Đảng (6/1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinhtế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnhtranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kếtluận quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tạikhách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội cũng xác định cơ chế vậnhành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nướcta là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sáchvà các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất,kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thịtrường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động vàphương án tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, Nhà nước quản lý nền kinh tế để địnhhướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất,kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế,đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII (6/1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mớitoàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
.Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta.Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn tồn tại khách quan trong thờikì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Là thành tựu văn minh nhân loại, bản thân kinh tế thị trường không có thuộc tính xã hội, vìvậy, kinh tế thị trường có thể được sử dụng ở các chế độ xã hội khác nhau. Ở bất kì xã hộinào, khi lấy kinh tế thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinhtế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu
.+ Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường nhưquy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,…
+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội.
Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại sảnxuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọngnhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch làchủ yếu, còn thị trường chỉ được coi là một thứ công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, dođó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội.Vào thời kì đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ kinh tế thị trường, nếu biết vận dụng đúngthì có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể dùng cơ chế thị trường làmcơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và sốlượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnhtranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém.Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết kế thừavà khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiễn đổi mới ởnước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị trườnglàm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XĐại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng (4/2001): xác định nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bướcchuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lýsang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa.Vậy thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Đại hội IX xác định kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luậtcủa kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắcvà bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của “thị trường”được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vậtchất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”, còn tính “định hướng xãhội chủ nghĩa” được thể hiện trên cả ba mặt quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý vàphân phối, nhằm mục đích cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong mộtxã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỉ cương, xóa bỏ áp bức và bất công,tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì trước hết đó không phải kinh tế kếhoạch hóa tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưahoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủnghĩa. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước takhác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.Đại hội X: Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bảncủa định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ởbốn tiêu chí là:Về mục đích phát triển: mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giảiphóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao cao đời sống nhân dân; đẩymạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡngười khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực lượng sảnxuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởngnhững thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuậnphục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản. Về phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗicá nhân và mọi vùng miền…phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trongnền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu đểnhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước phảinắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến,hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chứ không phải dựa vào bao cấp, cơ chế xin - cho hayđộc quyền kinh doanh. Mặt khác, tiến lên chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu nền kinh tế phảiđược dựa trên nền tảng của sở hữu toàn dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
 Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từngbước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ vớiphát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêuphát triển con người. hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phânphối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để huyđộng mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển, chúng ta còn thực hiện phân phối theo mứcđóng góp và các nguồn lực khác.Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân. Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiếtcủa nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêucực của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người.Hoàn thiện nhận thức và chủ trương về nền kinh tế nhiều thành phần, Đại hội X khẳngđịnh: “trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) hình thành nhiều hình thứcsở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, tư bản tư nhân (cáthể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng củanền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng pháttriển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lựclượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trườngvà điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng vớikinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tếtư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.
Câu 14: Mục tiêu, quan điểm và chủ trương của Đảng về xâydựng hệ thống chính trj thời kỳ đổi mới
.a. Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị
Mục tiêu
Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hộichủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nềndân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.Quan điểm- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làmtrọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
 - Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vaitrò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhândân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp vớiđường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.- Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, có hìnhthức và cách làm phù hợp.- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và vớixã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển; pháthuy quyền làm chủ của nhân dân
.b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị- Trọng tâm đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động củacác bộ phận cấu thành hệ thống. Trong đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chínhtrị, vấn đề mấu chốt là đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, khắc phục khuynhhướng Đảng bao biện làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng
.- Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với hệ thống chính trị
.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị phải được đặt trong tổngthể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ đối với đổi mới các mặt củacông tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựngvà hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thích ứng với những đòi hỏi của quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phảitrên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúngnguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩynhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu
.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là côngviệc hệ trọng đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thậntrọng, có bước đi vững chắc, vừa làm, vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở mỗicấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm,yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.Xây dựng Nhà nước trong hệ thống chính trị
 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc điểm sau:
- Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
.- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm cho Hiếnpháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội.
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệmpháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ; đồng thời, tăng cường kỷ cương,kỷ luật.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sựgiám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thànhviên của Mặt trận.Một số biện pháp lớn cần thực hiện để xây dựng Nhà nước pháp quyền:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, tính khả thi của các qui định trong vănbản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháptrong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằmnâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới qui trình xây dựng luật, giảm mạnh việcban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước và chức năng giám sát tối cao.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướngxây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.- Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảovệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháptrong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, bảo đảmquyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phâncấp.Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc tập hợp,vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp phápcủa nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,quốc phòng.
 - Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vaitrò giám sát và phản biện xã hội.
- Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn,…Quychế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dântham xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.- Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để khắc phụctình trạng hành chánh hóa, để nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt công tác dân vậntheo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghedân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Câu 15: Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triểnnền văn hóa nước ta trong thời kì đổi mới.
Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lầnthứ X đã hình thành từng bước nhận thức mới về đặc trưng, vai trò, vị trí của nền văn hóamới trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI Xác định khoa học - kỹ thuật là một động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế -xã hội; có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiLần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có 2 đặc trưng: tiên tiến và đậm đàbản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa vàtính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây. Cương lĩnh chủtrương xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng,có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; khẳng định và biểu dương những giá trị chânchính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quanđiểm thấp kém; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tưtưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủđạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của tấtcả các dân tộc trong nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ,văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực vàthẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống văn hóatốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của con người, trái với phương hướng đi lên chủnghĩa xã hội. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII, VIII, IX, X và nhiều Hội nghị Trungương xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của phát triển. Đây là một tầm nhìn mới về văn hóa.
 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII, VIII khẳng định khoa học và giáo dục đóngvai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, làmột động lực đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến củathế giới; do đó, phải xem sự nghiệp giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ làquốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người - động lực trực tiếp của sự phát triểnxã hội.- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (7/1998): chỉ ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trìnhphát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.- Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX (01/2004): xác định phát triển văn hóa đồng bộ với pháttriển kinh tế.- Nghị quyết Trung ương 10 khóa IX (7/2004): đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệmvụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụkhông ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đây là bước phát triểnquan trọng trong nhận thức của Đảng về vị trí của văn hóa và công tác văn hóa trong quanhệ với các mặt công tác khác.Hội nghị Trung ương 10 khóa IX nhận định về sự biến đổi của văn hóa trong quá trình đổimới: cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân và cộngđồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống xã hội, đa dạng hóa thị hiếu và phương thức sinhhoạt văn hóa; do đó, phạm vi, vai trò của dân chủ hóa - xã hội hóa văn hóa và của cá nhânngày càng tăng và mở rộng là những thách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lý côngtác văn hóa của Đảng và Nhà nước.Câu 16: Quan điểm chỉ đạo và chủ trương vè xây dựng vàphát triển nền văn hóa nước ta thời kì đổi mới.Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lựcthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộiVăn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị; xây dựng và phát triểnkinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng là văn hóa. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hộiluôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sángtạo của con người.Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:Theo Unessco: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt củacuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại; nó cấu thành một hệ thống cácgiá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắcriêng của mình.Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trongmỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ,được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc; đồngthời, nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội  bằng môi trường xã hội - văn hóa. Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộlịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc vượt qua mọikhó khăn để phát triển.Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xãhội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành độnglực phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâmnhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ. Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận độngtoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đìnhvăn hóa,…Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triểncủa một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại khôngthể tách rời cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn bằng cách phát huy cội nguồn.Cội nguồn đó của mỗi quốc gia dân tộc là văn hóa.Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóađang được phát huy (hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càngcao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng hiện thực và bền vững bấynhiêu).Trong nền kinh tế thị trường, một mặt, văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cáiđẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng caotay nghề,…mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dântộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ,…Nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới sẽ là tiền đề quan trọng đưa nướcta hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn chế lối sốngchạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ônhiễm môi trường sinh thái.Văn hóa cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực, hài hòa, nó đưa ra mô hìnhứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của hiện tại vàtương lai.Văn hóa là một mục tiêu của phát triển:Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” chính là mục tiêu văn hóa.Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000, Đảng ta xác định: “Mục tiêu và độnglực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”. Đồng thời, nêu rõ yêu cầu “tăngtrưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi
 trường”. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa - xã hội mới bảo đảm phát triển bền vững,trường tồn.Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, chúng ta chủ trươngphát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội.Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vàxây dựng xã hội mới:Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực, trong đó, tri thức của con người lànguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh, không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lựckhác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ vànăng lực khai thác chúng.Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộcTiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu vì conngười. Tiên tiến về nội dung, hình thức biểu hiện và các phương tiện chuyển tải nội dung.Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam được vun đắp trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêunước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cánhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý,đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lốisống,…Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độcđáo. Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộcvề sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất, tínhthống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển.Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ýthức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tạivà phát triển.Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cáchsống, cách dựng nước, cách giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, nghệthuật,…nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi củanền văn hóa. Hệ giá trị là những gì mà nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho làthiêng liêng, bất khả xâm phạm.Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chếchính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quátrình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minhnhân loại.Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm trong mọihoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáodục, đào tạo,…sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, songphải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồngcác dân tộc Việt NamNét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyệnbình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam.Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc ViệtNam có nền văn hóa chung nhất. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng - đa dạng trongsự thống nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dântộc.Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảnglãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọngMọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Xây dựng vàphát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân. Giai cấp công nhân, nông dân, trí thứclà lực lượng chủ lực, nòng cốt trong xây dựng và phát triển văn hóa. Đội ngũ trí thức, vănnghệ sĩ gắn bó với nhân dân lao động, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn trọng, tạođiều kiện phát huy tài năng phục vụ nhân dân, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của nềnvăn hóa dân tộc. Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà do Đảng lãnhđạo, Nhà nước quản lý.Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định: giáo dục - đào tạo cùng với khoa học vàcông nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) khẳng định: cùng với giáo dục - đào tạo, khoa họcvà công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điềukiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành,các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, củng cố quốc phòng và an ninh,là nền tảng và là động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân.Năm là, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cáchmạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọngBảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm cho những giá trị ấythấm sâu vào cuộc sống, trở thành tâm lý, tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cáchmạng đầy khó khăn, phức tạp. Trong công cuộc đó, xây đi đôi với chống, lấy xây làm chính.Cùng với việc giữ gìn và phát huy những di sản quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vănhóa thế giới, sáng tạo, vun đắp những giá trị mới, phải kiên trì đấu tranh bài trừ các hủ tục,các thói hư tật xấu, chống âm mưu lợi dụng văn hóa để thực hiện diễn biến hòa bình
 Câu 17: Quá trình đổi nhận thức về giải quyết các vẫn đề xãhội của Đảng ta trong thời kì đổi mới.
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VINâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách. Đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hộiđối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Chính sách xã hội bao trùmmọi mặt cuộc sống của con người. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thựchiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinhtế. Ngay trong khuôn khổ của hoạt động kinh tế chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếpđến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,…do đó, cần có chính sách xã hội cơ bản,lâu dài phù hợp với yêu cầu khả năng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VIIMục tiêu chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm pháthuy sức mạnh của nhân tố con người. Phát triển kinh tế là cơ sở, là tiền đề để thực hiệncác chính sách xã hội, đồng thời, thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩyphát triển kinh tế.Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VIII- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bướcvà trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợplý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọingười có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.- Thực hiện nhiều hình thức phân phối.- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.- Các vấn đề xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần IXCác chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội, thực hiệncông bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất laođộng xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làmgiàu hợp pháp.Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần XChủ trương phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cảnước, ở từng lĩnh vực, địa phương.
 Hội nghị Trung ương 4 khóa X (01/ 2007)Nhấn mạnh phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các camkết với WTO. Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhậpWTO đối với lĩnh vực xã hội để có biện pháp xử lý chủ động, đúng đắn, kịp thời
.Câu 18: Quan điểm chủ trương của Đảng về giải quyết cácvẫn đề xã hội trong thời kì đổi mới.
1, Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội
Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội- Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liênquan trực tiếp.
- Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủđộng xử lý
.- Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
- Sự kết hợp 2 loại mục tiêu này phải được quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các địaphương, ở từng đơn vị kinh tế cơ sở.Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, côngbằng xã hội trong từng chính sách phát triển
- Trong từng chính sách phát triển (của Chính phủ, ngành, Trung ương, địa phương) cầnđặt rõ và xử lý hợp lý việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Nhiệm vụ gắn kết này không dừng lại như một khẩu hiệu mà phải được pháp chế hóathành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc chủ thể phải thi hành.- Các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách phát triển quốc gia phải thấu triệt quan điểmphát triển bền vững, phát triển hài hòa,…không chạy theo số lượng tăng trưởng bằng mọigiá.Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơgiữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ- Chính sách xã hội có vị trí, vai trò độc lập tương đối so với kinh tế, nhưng không thể táchrời trình độ phát triển kinh tế, cũng không thể dựa vào viện trợ như thời bao cấp
.- Trong chính sách xã hội phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởngthụ. Đó là một yêu cầu của công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; xóa bỏ quan điểm bao cấp,cào bằng; chấm dứt cơ chế xin - cho trong chính sách xã hội.
. Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển conngười (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hộiQuan điểm này thể hiện mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển phải là vì conngười, vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển phảibền vững, không chạy theo tăng trưởng.
2, Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mụctiêu xóa đói giảm nghèo.
Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việclàm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.
Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi
.Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
Câu 19: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của đườnglối đối ngoại của Đảng thời kì trước đổi mới.
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới
- Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa học và côngnghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh. Nhật Bản và Tây Âu vươnlên trở thành hai trung tâm lớn của kinh tế thế giới; xu thế chạy đua phát triển kinh tế đãdẫn đến cục diện hòa hoãn giữa các nước lớn.
- Với thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975 và các nước Đông Dương, hệ thống xãhội chủ nghĩa lớn mạnh không ngừng, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạngcủa giai cấp công nhân đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷXX, tình hình kinh tế - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổnđịnh.
- Tình hình khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến mới: Sau năm 1975, Mỹ rút khỏiĐông Nam Á; khối quân sự SEATO tan rã; tháng 02 năm 1976, các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) mở ra cục diện hòa bình, hợp táctrong khu vực.b. Tình hình trong nướcThuận lợi- Cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợivĩ đại.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được một số thành tựu quan trọng.
Khó khăn
- Vừa phải khắc phục hậu quả của chiến tranh, vừa phải đối phó với chiến tranh biên giớiTây Nam và biên giới phía Bắc
.- Các thế lực thù địch sử dụng những thủ đoạn nham hiểm chống phá cách mạng Việt Nam. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần V nhận định: “Nước ta đang ở trong tình thế vừa cóhòa bình, vừa phải đương đầu với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt”.- Tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gianngắn đã dẫn đến những khó khăn về kinh tế - xã hội.
2. Nội dung đường lối đối ngoại của ĐảngĐại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IV
- Xác định nhiệm vụ đối ngoại: “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi đểnhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủnghĩa xã hội ở nước ta”
.- Trong quan hệ với các nước: củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệhợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt ViệtNam - Lào - Campuchia; sẵn sàng thiết lập, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với cácnước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả cácnước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
- Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: củngcố, tăng cường hợp tác mọi mặt với Liên Xô, coi quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng trongchính sách đối ngoại; nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong bốicảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vựcĐông Nam Á hòa bình, tự do, trung lập và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại.Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần V
 - Xác định: Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấutranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cáchmạng nước ta
.- Về quan hệ với các nước: Đảng ta nhấn mạnh: đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xôlà nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của ViệtNam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vậnmệnh của 3 dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại vàthương lượng để giải quyết các trở ngại nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòabình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở cácnguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường vềmặt nhà nước, về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệtchế độ chính trị.Như vậy, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1986 là xây dựngquan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cườngđoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kếtvà các nước đang phát triển; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả và ý nghĩa
Kết quả
- Quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường, đặcbiệt là với Liên Xô. Ngày 29/6/1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khốiSEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với Liên Xô và các nướcxã hội chủ nghĩa khác trong khối SEV đều tăng. Ngày 31/11/1978, Việt Nam ký Hiệp ướchữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô.- Từ năm 1975 đến 1977, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 nước; ngày15/9/1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); ngày21/9/1976, tiếp nhận ghế thành viên chính thức Ngân hàng thế giới (WB); ngày 23/9/1976,gia nhập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); ngày 20/9/1977, tiếp nhận ghế thành viên tạiLiên hợp quốc; tham gia tích cực các hoạt động trong phong trào không liên kết,…Từ năm1977, một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam.- Cuối năm 1976, Philippin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lậpquan hệ ngoại giao với Việt Nam .Ý nghĩaKết quả đối ngoại đạt được có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam :
- Đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể, góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh.- Việc Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức đã tranh thủ được sự ủng hộ, hợp táccủa các nước, các tổ chức quốc tế; đồng thời, phát huy được vai trò của nước ta trêntrường quốc tế.- Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN đã tạo thuận lợi để triển khai cáchoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vựchòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế Quan hệ quốc tế gặp khó khăn, trở ngại lớn. Nước ta bị bao vây, cô lập, trong đó đặc biệtlà từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, lấy cớ sự kiện Campuchia, các nước ASEAN và một sốnước khác thực hiện bao vây, cấm vận Việt Nam.Nguyên nhân- Ta chưa nắm bắt được xu thế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua kinh tế trênthế giới; do đó, đã không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế phụcvụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh; không kịp thời đổi mớiquan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình hình
.- Nguyên nhân cơ bản là do chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóngvội, chạy theo nguyện vọng chủ quan.
Câu 20: Quá trình hình thành , nội dunng và ý nghĩa củađường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng tathời kì đổi mới (1986 đến nay).
1, Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lốiGiai đoạn 1986 - 1996: Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ quốc tế.- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI nhận định: “Xu thế mở rộng phân công, hợp tácgiữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điềukiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta”.Từ đó, Đảng chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trongđiều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệthống xã hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tưnhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
+ Tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tạo cơ sở pháp lýcho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam .
+ Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoạitrong tình hình mới, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng, của nhândân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinhtế. Bộ Chính trị chủ trương kiên quyết chủ động chuyển từ tình trạng đối đầu sang đấutranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ra sức đadạng hóa quan hệ đối ngoại. Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị đánh dấu sự đổi mới tư duyquan hệ quốc tế và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng ta. Sự chuyểnhướng này đặt nền móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạnghóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
.+ Từ năm 1989, Đảng chủ trương xóa bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinhdoanh xuất nhập khẩu. Chủ trương trên được xem là bước đổi mới đầu tiên trên lĩnh vựckinh tế đối ngoại của Việt Nam .- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VII chủ trương: “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi vớitất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở cácnguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả cácnước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể. Với Lào và Campuchia,thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng. VớiTrung Quốc, Đảng chủ trương thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng hợptác Việt - Trung. Trong quan hệ với khu vực, chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị vớicác nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòabình, hữu nghị và hợp tác. Đối với Hoa Kỳ, Đại hội nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy quá trìnhbình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xác định mối quanhệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới là một trong những đặctrưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.
+ Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (6/1992) nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hóa, đa phươnghóa quan hệ quốc tế. Mở rộng cửa để tiếp thu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tiếpcận thị trường thế giới trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môitrường, hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa.
+ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (01/1994) chủ trương triển khai mạnhmẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phươnghóa quan hệ đối ngoại, trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo là: giữ vững nguyên tắc độc lập, thốngnhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí,điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới vàkhu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng. Như vậy, quan điểm, chủ trương đối ngoại rộng mở được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI,sau đó được các Nghị quyết Trung ương khóa VI, VII phát triển đã hình thành đường lối đốingoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế.Giai đoạn 1996 - 2008: Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủđộng, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VIII khẳng định: tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế,hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế; đồngthời, chủ trương xây dựng nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vựcvà thế giới. So với Đại hội VII, chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII có 3 điểm mới. Một là, chủ trươngmở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; hai là, quán triệt yêu cầu mởrộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ; ba là, lần đầu tiêntrên lĩnh vực đối ngoại Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ranước ngoài.Hội nghị 4 khóa VIII (12/1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâudài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, Nghị quyết đề ra chủ trương tiến hànhkhẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập APEC vàWTO.- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần IX: chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vàkhu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực. Lần đầu tiên Đảng nêu rõ quan điểm về xâydựng nền kinh tế độc lập tự chủ: “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lậptự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinhtế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng caohiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp pháttriển đất nước”.Đại hội IX phát triển phương châm của Đại hội VII: từ phương châm: “Việt Nam muốn làbạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và pháttriển” thành phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trongcộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
+ Nghị quyết 7 của Bộ Chính trị (11/2001) về hội nhập kinh tế quốc tế đề ra 9 nhiệm vụ cụ thểvà 6 biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Hội nghị 9 khóa IX (01/2004) nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nướcđể sớm gia nhập tổ chức WTO; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của các lợi ích cụcbộ làm kìm hãm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần X nêu quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đốingoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đaphương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đồng thời, đề ra chủ trương “chủ động vàtích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.
+ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chínhsách hội nhập kinh tế quốc tế, không để rơi vào thế bị động; phân tích lựa chọn phươngthức hội nhập đúng, dự báo được những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhậpkinh tế quốc tế.
+ Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong,từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn; từ trung ương đến địa phương,doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật;nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; tích cực nhưng phải thậntrọng, vững chắc.Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phải là ý chí, quyết tâm của Đảng, Nhànước, toàn dân, của mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và toàn xã hội.Như vậy, đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóaquan hệ quốc tế được xác lập trong mười năm đầu của thời kỳ đổi mới. Đến Đại hội Xđược bổ sung, phát triển theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sáchđối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tếa.
Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo
- Cơ hội và thách thức
+ Cơ hội:Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nước tamở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệpđổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quanhệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.+ Thách thức Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốcgia,…gây tác hại bất lợi đối với nước ta. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ: sản phẩm,doanh nghiệp, quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế tác động nhanh và mạnhhơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế- tài chính. Lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta. Những cơ hội và thách thức nêu trên tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau (cơ hộikhông tự phát huy mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức. Ngược lại, nếu không tận dụng hoặc bỏ lỡ cơ hộithì thách thức sẽ tăng lên, cản trở sự phát triển).- Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoạiLấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi chocông cuộc đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Mở rộng đốingoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển củađất nước; kết hợp nội lực với ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần tíchcực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủvà tiến bộ xã hội.Tư tưởng chỉ đạo
+ Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời, thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng củaViệt Nam .
+ Giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ đối ngoại.
+ Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
+ Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị xãhội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác trong khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đaphương, khu vực và toàn cầu.
+ Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hộinhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.
+ Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môitrường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bênngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế sosánh trong quá trình hội nhập.
+ Đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương,định hướng của Đảng và Nhà nước.
+ Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trậnTổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhândân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốctế.
b. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tếquốc tế
 - Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững
.- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp.- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc,quy định của tổ chức WTO.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinhtế quốc tế.
- Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập.
- Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như: giáo dục, bảo hiểm y tế,đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môitrường,...
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập.- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoạinhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với cáchoạt động đối ngoại.
3, Ý nghĩaNhững kết quả trên rất quan trọng: đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài kết hợp vớicác nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thànhtựu kinh tế to lớn. Góp phần giữ vững và củng cố độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủnghĩa; giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao vị thế và phát huyvai trò nước ta trên trường quốc tế.
* Hạn chế và nguyên nhân-
 Trong quan hệ với các nước, nhất là nước lớn, chúng ta còn lúng túng và bị động. Chưaxây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước
.- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đốingoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gâykhó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế vàmột lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết qui mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ; tronglĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn cácnước trong khu vực.
- Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng vàchất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc tế, về kỹ thuật kinh doanh.Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1986 đến năm 2008mặc dù còn những hạn chế, nhưng thành tựu là cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng: góp phầnđưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triểnmới; thế và lực của cách mạng Việt Nam được nâng cao trên thương trường và chính trườngquốc tế. Các thành tựu đối ngoại trong hơn 20 năm qua đã chứng minh đường lối đối ngoại,hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới là đúng đắn và sáng tạo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI HỌC NGHIÊN CỨU SINH!

Đề tài: Thế giới nghệ thuật đồng dao

Tham luận về "kĩ năng mềm"