Tìm hiểu thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính của huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định
Nhà kinh tế học Adam
Smith trong tác phẩm “The weath of nations” cho rằng: “Nguồn gốc giàu có của
một quốc gia là tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là đất đai”. Thật vậy đất đai
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đất đai có những tính
chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác. Đó là
nguồn tài nguyên có giới hạn về diện tích nhưng vô hạn về thời gian sử dụng. Vì
vậy, đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, sử dụng đất một cách khôn ngoan
là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Đất nước ta trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, kéo
theo đó là sự phát triển dân số và đô thị. Thực tế đó là quá trình sử dụng đất
cũng như sự phát triển đất đai có nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp. Nhu cầu về
đất cho sản xuất, phát triển đô thị, đất ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông
dịch vụ ngày càng tăng, gây áp lực đối với quỹ đất đã giới hạn về diện tích. Do
vậy đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về đất đai phải chặt chẽ hơn tạo cơ sở
pháp lý cho các tổ chức cá nhân yên tâm ổn định sản xuất.
Trong
những năm qua công tác quản lý đất đai được thực hiện theo hiến pháp và pháp
luật, góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội. Song bên cạnh đó còn chưa được
đồng bộ, việc sử dụng đất đai chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa đúng mục đích
sử dụng. Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tăng nhanh
về giá trị sử dụng đất còn nhiều mâu thuẫn phát sinh xung quanh vấn đề khai
thác và sử dụng giữa các chủ sử dụng đất. Thực tế đó đã làm cho quá trình sử
dụng đất cũng như các quan hệ về đất đai nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nhu
cầu về đất cho sản xuất, phát triển đô thị, đất ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao
thông dịch vụ ngày càng tăng gây áp lực rất lớn quỹ đất vốn đã giới hạn về diện
tích. Do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đất
đai là giải quyết các mâu thuẫn này một cách triệt để.
Đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính là một trong mười ba nội
dung hết sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đây là thủ
tục hành chính do cơ quan nhà nước thực hiện nhằm thực hiện tốt công tác quản
lý đất đai có liên quan tới nhiều vấn đề phức tạp thuộc về cơ sở pháp lý và những
quan hệ xã hội đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức cá nhân. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho
nhà nước có cơ sở pháp lý quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác
lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều
kiện cho việc sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy
nhiên trong thực tế, vấn đề đăng ký đất đai đặc bịêt vấn đề hồ sơ địa chính và
cấp giấy chứng nhận còn gặp nhiều khó khăn phức tạp.
Huyện
Vụ Bản cũng không nằm ngoài thực tế chung đó. Mặc dù trong thời gian qua được
sự quan tâm của các ngành, các cấp, song công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính còn gặp nhiều hạn chế khó khăn do nhiều
nguyên nhân tác động.
Xuất
phát từ tầm quan trọng đó, cũng như nhu cầu cấp bách của công tác đăng ký, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính được sự đồng ý của khoa
Tài Nguyên và Môi Trường trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, được sự hướng dẫn
của thầy giáo Th.s Hoàng Anh Đức - Giảng
viên bộ môn quản lý đất đai khoa Tài Nguyên và Môi Trường. Tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“ Tìm
hiểu thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập
hồ sơ địa chính của huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định”.
- Tìm hiểu
những quy định của nhà nước, của ngành và của địa phương về công tác đăng ký
đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
- Tìm hiểu
thực trạng về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ
sơ địa chính trên địa bàn huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
- Rút ra
những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình thực hiện công tác đăng ký đất
đai, cấp GCN QSD đất và lập hồ sơ địa chính ở địa phương, đề xuất một số giải
pháp đẩy nhanh việc thực hiện công tác này ở huyện Vụ Bản.
- Nắm vững
nội dung luật đất đai, nội dung quản lý nhà nước về đất đai, quy định về đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
- Số liệu
điều tra thu thập cần phản ánh đúng trung thực, khách quan tình hình thực tế
của địa phương.
PHẦN II
2.1
Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và
lập hồ sơ địa chính.
Đối với mỗi quốc gia đất đai là tài nguyên vô
cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng
và đặc biệt là tư liệu sản xuất không gì thay thế được trong nông nghiệp. Tuy
nhiên, thực tế tài nguyên đất lại có hạn về diện tích và cố định trong không
gian trong khi nhu cầu về đất đai của con người ngày càng tăng. Do vậy bất kỳ
quốc gia nào cũng đặt nhiệm vụ quản lý đất đai lên hàng đầu.
Đối với nước ta, trong nhưng năm gần đây thực
hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với đó là tốc độ đô
thị hoá ngày càng nhanh và sự gia tăng dân số dẫn đến những nhu cầu về đất ở và
đất sản xuất gia tăng gây sức ép lớn đến quỹ đất nông nghiệp nói riêng và quỹ
đất đai nói chung. Chính vì vậy mà công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai,
công tác ĐKĐĐ, cấp GCN, lập HSĐC giữ vai trò rất quan trọng.
Đăng ký, cấp GCN là một
công cụ của Nhà nước để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng cũng như lợi
ích của người dân. Tuy nhiên trong những bối cảnh nhất định nó cũng gặp những
khó khăn trên cả phương diện chủ quan lẫn khách quan.
Ở
Việt Nam
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý nhằm đảm bảo sử
dụng một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Thông qua lập hồ sơ địa
chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước xác định trách nhiệm
của mình đối với những người sử dụng đất cũng như xác định quyền lợi và nghĩa
vụ của người sử dụng đất. Hồ sơ địa
chính và giấy chứng nhận của người sử dụng đất là cơ sở cung cấp thông tin đấy
đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền sử dụng đất được bảo
vệ khi bị tranh chấp xâm phạm cũng như xác định nghĩa vụ mà người sử dụng đất
cần tuân thủ theo pháp luật.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công , Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập và ban hành các văn bản pháp luật
về thống nhất quản lý đất đai, các văn bản về ruộng đất trước đây đều bị bãi
bỏ. Tháng 11/1953, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V đã nhất trí
thông qua Cương lĩnh cải cách ruộng đất. Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua Luật
cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện
triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959
quy định ba hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân.
Tháng 4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ra đời đã thực hiện kiểm kê, thống kê đất đai trong cả nước. Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 169/QĐ-CP ngày 20/06/1977 để thực hiện nội dung đó.
Năm 1980, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ra đời khẳng định: “Nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm bảo đất
đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm …”. Công tác ĐKĐĐ, cấp GCN được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau:
- Ngày
01/07/1980 Chính phủ ra Quyết định số 201/QĐ-CP về việc thống nhất quản lý
ruộng đất theo quy hoạch và kế hoạch chung trong cả nước.
- Ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị số 299-TTg với nội dung đo đạc và phân hạng đất, đăng ký thống kê đất
đai trong cả nước.
- Ngày 05/11/1981 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban
hành Quyết định số 56/QĐ-ĐKTK quy định về trình tự, thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ.
- Ngày 08/01/1988, trên cơ sở Hiến pháp năm 1980,
Luật đất đai đầu tiên ra đời. Tại Điều 9 của Luật này nêu rõ: “ĐKĐĐ, lập và quản lý HSĐC, quản lý các hợp
đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp GCNQSDĐ”.
- Ngày 14/07/1989 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban
hành quyết định số 201/QĐ - ĐKTK về việc
ban hành quy định cấp GCNQSDĐ và Thông tư 302-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn
thực hiện Quyết định này.
Kể từ khi Luật đất đai 1988 có hiệu lực nhìn
chung công tác quản lý đất đai dần đi vào nề nếp, ổn định. Trong giai đoạn này
công tác cấp GCNQSDĐ đã được quan tâm thực hiện ở nhiều địa phương.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định: “Đất
đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm
lục địa và vùng trời,…đều thuộc sở hữu toàn dân”. Đây là cơ sở vững chắc cho sự
ra đời của Luật đất đai năm 1993 được thông qua ngày 14/07/1993. Tiếp theo đó
là Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật đất đai được Quốc hội khóa IX
thông qua ngày 02/12/1998 và Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/06/2001
- Công văn 434/CVĐC do Tổng Cục Địa Chính đã xây
dựng và ban hành hệ thống sổ sách địa chính mới vào tháng 7/1993 để áp dụng tạm
thời thay thế cho mẫu quy định tại Quyết định 56/TCĐC năm 1981.
- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính
phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ
về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC
ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính quy định mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ
cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai.
- Thông tư số 346/TT - TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính
hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC.
- Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 20/02/1998 về đẩy mạnh và hoàn thiện cấp GCNQSDĐ nông nghiệp.
- Nghị định số
14/1998/NĐ-CP ngày 06/03/1998 về quản lý tài sản Nhà nước.
- Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 14/1998/NĐ-CP.
- Chỉ thị số 18/CT – TTg ngày 01/07/1999 của Thủ
tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn.
- Công văn số 776/CV – NN ngày 28/07/1999 của
Chính phủ về việc cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở đô thị.
- Thông tư liên tịch số 1442/TTLT – TCĐC – BTC
ngày 21/09/1999 của Bộ Tài chính và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp GCNQSDĐ
theo Chỉ thị 18/1999/CT – TTg.
- Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của
Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
- Nghị định số 04/2000/NĐ – CP ngày 11/01/2000
của Chính phủ về quy định điều kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSDĐ.
- Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08/06/2000 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thông tư số 1990/2001/ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ – TCĐC
ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, cấp
GCNQSDĐ và lập HSĐC thay thế cho Thông tư 346/TT – TCĐC ngày 16/03/1998.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật đất đai năm
1993 đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, vì vậy Luật đất đai năm 2003 được Quốc
hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003 thay thế cho Luật đất đai năm 1993, theo
đó quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” và nêu lên 13 nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai trong đó nội dung đăng ký, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC là một nội dung
quan trọng được tái khẳng định.
Đến nay,
cùng với việc ban hành Luật đất đai năm 2003 thì đã có nhiều văn bản pháp luật
do các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương ban hành để làm cơ sở
cho việc thực hiện ĐK, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC. Cụ thể là:
Các văn bản do Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội ban hành có quy định về ĐK, cấp GCN và lập HSĐC gồm:
- Luật đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu
lực thi hành vào ngày 01/07/2004, trong đó quy định các vấn đề mang tính nguyên
tắc về GCN; các trường hợp được cấp GCN, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp
GCN; lập HSĐC và về việc xác định diện tích đất ở đối với các trường hợp thửa
đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở; trình tự thự hiện các thủ tục hành chính về
đất đai để cấp GCN hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng đất trên GCN.
- Nghị quyết 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005
của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ
thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 làm cơ sở xác định
điều kiện cấp GCN đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện
các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11.
- Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày
27/07/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác
lập trước ngày 01/07/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm
cơ sở xác định đối tượng được cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp.
Các văn bản thuộc thẩm quyền của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định đăng ký, cấp GCN và lập
HSĐC và các vấn đề liên quan gôm:
- Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/05/2003 sử
đổi bổ sung một số Điều của Nghị định 176/1999/NĐ-CP.
- Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003,
trong đó có quy định về thu thuế thu nhập
đói với tổ chức khi chuyển quyền sử dụng đất.
-Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngày 29/02/2004 của
Thủ tướng Chính phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCN trong
năm 2005.
- Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của
Chính phủ về việc sử đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai
về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN.
-Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của
Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường
hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất
và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991.
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của
Chính phủ về thu tiền thuê đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về
việc thu tiền thuê đất khi cấp GCN.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của
Chính Phủ về sữa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành
Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước
thành công ty cổ phần. Trong đó sửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu
tiền sử dụng đất khi cấp GCN, việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/06/2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ
chức thi hành Luật đất đai; trong đó chỉ đạo các địa phương đảy mạnh để hoàn
thành cơ bản việc cấp GCN trong năm 2006.
- Nghị quyết số 23/2006/NQ-CP ngày 07/09/2006 về
một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người
đang thuê theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ,
trong đó quy định việc thu tiền sử dụng đất kh bán nhà ở cho người đang thuê.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của
Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của
Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất.
Các văn bản thuộc thẩm quyền của
Bộ, ngành ở Trung ương ban hành có quy định về đăng ký, cấp GCN và lập HSĐC
cùng các vấn đề liên quan gồm:
- Thông tư số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày
04/07/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn về trình tự,
thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất.
- Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCN.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số
38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ nội
vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng ĐK QSDĐ
và tổ chức phát triển quỹ đất.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT
ngày 18/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn việc
luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT
ngày 16/06/2005 thay thế Thông tư số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003.
- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/07/2005
của Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, sử
dụng đất đai sau khi sắp xếp, đổ mới và phát triển các nông, lâm trường quốc
doanh. Trong đó có hướng dẫn việc rà soát, cấp GCN cho các nông, lâm trường
quốc doanh sau khi sắp xếp lại.
- Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ
Tài chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
- Thông tư số 19/2005/TT-BXD ngày 01/12/2005 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày
10/10/2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/04/2005 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ
thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991.
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày
07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP
ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp
GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó có hướng
dẫn việc rà soát, cấp GCN cho công ty đã cổ phần hóa.
- Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày
21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCN thay thế cho Quyết
định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2001.
ĐKQSDĐ là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước
thực hiện đối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất); là việc ghi nhận về quyền
sử dụng đất đối với một thửa đất xác định vào HSĐC và cấp GCN cho những chủ sử
dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với
người sử dụng đất đồng thời nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất; là cơ sở để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt toàn bộ đất đai theo
pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
ĐKĐĐ có hai loại, đó là ĐKĐĐ lần đầu và đăng ký
biến động quyền sử dụng đất. ĐKĐĐ lần đầu được thực hiện trong trường hợp người
sử dụng đất chưa kê khai đăng ký quyền sử
dụng đất và chưa được cấp GCN. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất chỉ được thực
hiện đối với người sử dụng đất đã được cấp GCN hoặc có các giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 - Luật đất đai 2003 mà có thay đổi
về quyền sử dụng đất hay nội dung sử dụng đất mà pháp luật quy định. Việc ĐKĐĐ
được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với người sử dụng
đất ở đô thị) và tại UBND xã (đối với người sử dụng đất ở nông thôn).
a) Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất
- Nguyên tắc xác định người sử dụng đất phải đăng
ký quyền sử dụng đất
+ Là người
đang sử dụng đất;
+ Là người
có quan hệ trực tiếp đối với Nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử
dụng đất theo pháp luật.
- Người sử dụng đất phải thực hiện ĐK
(theo Điều 9 và 107 Luật đất đai năm 2003) bao gồm:
+ Các tổ
chức trong nước;
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
+ Cộng
đồng dân cư đang sử dụng đất (đối với đất nông nghiệp và công trình tín
ngưỡng);
+ Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt
động;
+ Tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao;
+ Người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
+ Người
Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức các nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
(ĐK theo tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam ).
- Các đối tượng sử dụng đất này thực hiện đăng ký trong các trường hợp
+
Người sử dụng đất chưa được cấp GCN
+ Người sử dụng đất đã có GCN được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời
hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đât;
+
Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết
định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Riêng đối với trường hợp: Người thuê đất nông
nghiệp dành cho mục đích công ích, đất nhận khoán của các tổ chức, thuê hoặc
mượn đất của người khác để sử dụng và trường hợp tổ chức, cộng đồng dân cư được
giao đất để quản lý thì không thực hiện ĐKQSDĐ.
b) Người chịu trách
nhiệm thực hiện ĐKQSDĐ:
Người chịu trách nhiệm thực
hiện việc ĐKQSDĐ là cá nhân mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm trước
Nhà nước đối với việc sử dụng đất của người sử dụng đất;
- Người
chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký gồm có (theo quy định tại Điều 2, Khoản 1 điều 39 Nghị định 181) :
+Người
đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài sử dụng đất;
+
Thủ trưởng đơn vị quốc phòng, an ninh (tại
Khoản 3 Điều 81/NĐ);
+
Chủ tịch UBND cấp xã đối với đất do UBND cấp xã sử dụng;
+
Chủ hộ gia đình sử dụng đất;
+
Cá nhân, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất;
+
Người đại diện của cộng đồng dân cư sử dụng đất được UBND cấp xã chứng thực;
+ Người đứng đầu cơ sở tôn giáo sử dụng đất;
+ Người đại diện cho những người sử dụng chung
thửa đất.
Những
người chịu trách nhiệm đăng ký đều có thể uỷ quyền cho người khác theo quy định
của pháp luật.
GCN là giấy do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
để họ yên tâm đầu tư, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; Là chứng thư
pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất.
Quá
trình tổ chức việc cấp GCN là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để
giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước là chủ sở
hữu với người sử dụng đất và giữa người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp
luật hiện hành.
GCN hiện nay đang tồn tại 4 loại giấy:
Loại thứ nhất: GCN được
cấp theo Luật Đất đai năm 1988 do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường) phát hành theo mẫu quy định tại Quyết định 201/QĐ/ĐK ngày
14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất để cấp cho đất nông nghiệp, lâm
nghiệp và đất ở nông thôn có màu đỏ.
Loại thứ 2: GCN quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị do Bộ xây dựng phát hành theo
mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ và theo Luật
Đất đai năm 1993. Giấy chứng nhận có hai màu: Màu hồng giao cho chủ sử dụng đất
và màu xanh lưu tại Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) trực
thuộc.
Loại thứ 3: GCN được
lập theo các quy định của Luật Đất đai 2003, mẫu giấy theo Quyết định số
24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 và Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006
sửa đổi Quyết định số 24/2004/BTNMT. Giấy có hai màu: Màu đỏ giao cho các chủ
sử dụng đất và màu trắng lưu tại Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
Loại thứ 4: GCN được
lập theo quy định của Luật Đất đai 2003, mẫu giấy theo Nghị định số 88/2009/NĐ
– CP ngày 19/10/2009 và thông tư số 17/2009/TT – BTNMT ngày 21/10/2009. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.
Theo
Điều 48 Luật Đất đai năm 2003, quyết định 20/2004 QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004,
quyết định 08/2006QĐ – BTNMT ngày
21/07/2006 sửa đổi quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT, Nghị định số 88/2009/NĐ –
CP ngày 19/10/2009 của chính phủ và thông tư số 17/2009/TT – BTNMT ngày
21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thì GCN được cấp
cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các
loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.Và
trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản gắn liền với đất.
* Những
trường hợp được Nhà nước cấp GCN (Theo Điều 49-Luật đất đai 2003)
+
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp
sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường , thị trấn;
+
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCN;
+
Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của luật này mà chưa
được cấp GCN;
+
Người được chuyển đổi, chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng
đất; Người nhận quyền sử dụng đất khi xử ký hợp đồng thế chấp, bảo lãnh quyền
sử dụng đất để thu hồi nợ; Tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành
do các bên góp vốn bằng quyến sử dụng đất;
+
Người được sử dụng đất theo bản án hoặc Quyết định của Toà án nhân dân, Quyết
định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp
đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
+Người
trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
+Người
sử dụng đất của khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kịnh tế;
+Người
mua nhà ở gắn liền với đất ở;
+
Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
* Thẩm quyền cấp GCN (Được quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm
2003):
+
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCN cho tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+UBND
cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở;
+
UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai
cùng cấp trong một số trường hợp cụ thể. Điều kiện được uỷ quyền cấp GCN được
quy định theo Điều 56 Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004.
* HSĐC: Là hệ thống tài liệu, số liệu
, bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh
tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản
đồ địa chính, ĐKĐĐ và cấp GCN.
Theo Thông tư số 09/2007/ TT – BTNMT ngày
02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý
HSĐC thì nội dung HSĐC bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây:
- Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị
trí;
- Người sử
dụng thửa đất;
- Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất;
-
Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện
và chưa thực hiện;
-
GCN, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất;
-
Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan;
Nguyên tắc lập HSĐC
- Lập theo đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn;
- Lập và chỉnh lý biến
động cho từng thửa đất theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Nghị định 181;
- Hồ sơ địa chính phải đảm bảo độ chính xác,
thống nhất giữa các tài liệu sau:
+ Giữa bản đồ, sổ đia
chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai;
+ Giữa bản đồ gốc và các bản sao của HSĐC;
+ Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng
đất;
a) Hố sơ địa chính dạng giấy
Các tài liệu của HSĐC
dạng giấy bao gồm:
- Bản đồ địa chính hoặc
các loại bản đồ khác, sơ đồ, trích đo địa chính thửa đất được sử dụng để cấp
GCN;
- Sổ địa chính (Mẫu
01/ĐK);
- Sổ mục kê đất đai (Mẫu
02/ĐK);
- Sổ theo dõi biến động
đất đai (Mẫu 03/ĐK).
Trong đó:
Bản đồ
địa chính: Là bản đồ thể hiện các yếu tố tự nhiên của thửa đất và các yếu
tố địa lý có liên quan đến sử dụng đất, được lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn.
- Nội dung của bản đồ địa
chính thể hiện các loại thông tin sau:
+ Thông tin về thửa đất:
Vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất;
+ Thông tin về hệ thống
thủy văn: Sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thuỷ lợi gồm công trình dẫn
nước, đê, đâp, cống;
+ Thông tin về đường giao
thông: Đường bộ, đường sắt, cầu;
+ Đất chưa sử dụng không
có ranh giới khép kín trên bản đồ;
+ Mốc giới và đường địa
giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an
toàn công trình, điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
Sổ mục kê đất đai: Là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng
không có ranh giới khép kín trên bản đồ. Mục đích lập sổ là để quản lý thửa
đất, tra cứu thông tin thửa đất, thống kê và kiểm kê đất đai. Sổ lập trong quá
trình đo vẽ bản đồ địa chính.
- Nguyên tắc lập sổ:
+ Lập chung cho các tờ
bản đồ địa chính thuộc từng xã;
+ Thứ tự vào sổ theo thứ
tự số hiệu tờ bản đồ đã đo vẽ;
+ Mỗi tờ bản đồ vào theo
thứ tự số hiệu thửa đất; ghi hết các thửa đất thì để cách số trang bằng 1/3 số
trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến; sau đó mới vào
sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo.
Sổ địa chính: Là sổ ghi về người sử dụng đất và các thông tin về thửa đất
đã được cấp GCN của người đó. Mục đích lập sổ là để cung cấp các thông tin phục
vụ yều cầu quản lý nhà nước về đất đai.Nôi dung các thông tin về người sử dụng
đất và thửa đất được ghi theo nội dung ghi trên GCN.
Sổ theo dõi biến động
đất đai: Là sổ ghi
những trường hợp đăng ký biến động đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
Mục đích lập sổ để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất, làm cơ
sở để thống kê diện tích đất đai hàng năm. Nội dung các thông tin ghi vào sổ
mục kê được ghi theo nội dung đã chĩnh lý trên sổ địa chính.
- Trách
nhiệm lập HSĐC:
+
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc lập HSĐC;
+
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường triển
khai việc lập HSĐC gốc và làm 02 bản sao để gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp xã.
-Trách nhiệm chỉnh lý, cập nhật HSĐC:
+
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉnh lý,
cập nhật HSĐC gốc;
+Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán
bộ địa chính xã, phường, thị trấn chĩnh
lý, cập nhật bản sao HSĐC;
- Trách nhiệm quản lý HSĐC:
+
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý
HSĐC gốc và các tài liệu có liên quan;
+
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quản
lý bản sao HSĐC và các tài liệu có liên quan;
+
UBND xã, phường, thị trấn quản lý bản sao HSĐC; bản trích sao HSĐC đã được
chỉnh lý, cập nhật và các giấy tờ kèm theo do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường gửi đến để chỉnh lý, cập nhật bản sao
HSĐC.
b.Hồ sơ địa chính dạng số
HSĐC
dạng số là hệ thống thông tin được lập trên máy vi tính chứa toàn bộ thông tin
về nội dung của HSĐC (Được gọi là cơ sở dư liệu địa chính).
HSĐC
dạng số khi lập phải đảm bảo các điều kiện sau:
-
Chỉnh lý, cập nhật được nội dung thông tin của bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ
địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai;
-
Từ hệ thống thông tin đất đai trên máy vi tính in ra được các tài liệu sau.
+
Bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai;
+
Trích lục hoặc trích đo, trích sao HSĐC của thửa đất hoặc nhóm thửa liền kề;
+GCN
theo Luật Đất đai năm 2003;
-
Tra cứu theo mã thửa đất, tên người sử dụng đất trong vùng dữ liệu sổ và tìm
được thửa đất trong vùng dữ liệu bản đồ địa chính;
Từ
mã thửa đất trong vùng dữ liệu bản đồ địa chính tìm được thửa đất và người sử
dụng đất trong vùng dữ liệu sổ mục kê đất đai, sổ địa chính.
-
Tìm được đầy đủ các thông tin về thửa đất và người sử dụng đất;
-
Dữ liệu trong hệ thống thông tin đất được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai
do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
Việc
lập, quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai bao gồm những công việc
sau:
-
Lập cơ sở dữ liệu từ hệ thống HSĐC trên giấy gồm: Lập bản đồ địa chính số hoặc
số hoá bản đồ địa chính và cập nhật thông tin thữa đất từ GCN hoặc sổ địa chính,chúng được kết nối
bằng mã thửa đất;
-
Tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu bằng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu được chọn
phù hợp với chức năng quản lý hệ thống thông tin đất;
-
Lựa chọn các phần mềm ứng dụng phù hợp để xử lý, tìm kiếm, thống kê, tổng hợp,
phân tích thông tin đất đai phục vụ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin đất
đai;
-
Tổ chức kết nối hệ thống thông tin đất đai của địa phương với: Mạng thông tin
quản lý hành chính của điạc phương, mạng thông tin đất đai quốc gia, mạng thông
tin chuyên ngành như: Về đầu tư, giá đất, bất động sản, thuế, ngân hang…
HSĐC
dạng số do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm lập, chỉnh lý, quản lý và cung cấp HSĐC dạng số để thay
thế bản sao HSĐC trên giấy cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã.
Xã hội càng phát triển
thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó
thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Vì
vây, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng
ta.
Theo
tin tức từ Tổng cục Quản lý đất đai và báo cáo về kết quả cấp GCN của Chính phủ
thì cho đến nay công tác ĐK đất đai, cấp GCN trong phạm vi cả nước đã đạt kết
quả như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp
đã cấp được trên 13 triệu giấy với diện tích 7.524.600 ha đạt 82,4%.
Đất lâm nghiệp cấp trên 1
triệu giấy với diện tích 8.707.400 đạt 66% so với diện tích cần cấp.
Đất ở nông thôn cấp trên
10 triệu giấy với diện tích 413.889 ha đạt 81,1% so với diện tích cần cấp.
Đất ở đô thị cấp trên 3
triệu giấy với diện tích 76.296 ha đạt 68,1% so với diện tích cần cấp.
Đất chuyên dùng cấp trên
93 nghìn giấy với diện tích 255.499 ha đạt 35,4% so với diện tích cần cấp.
Đất cơ sở tôn giáo cấp
trên 13 nghìn giấy với diện tích 5.586 ha đạt 42,5% so với diện tích cần cấp.
Như vậy, so với năm 2009,
kết quả cấp GCN năm 2010 chỉ tăng chủ yếu ở một số loại đất: Đất ở đô thị tăng
8,5%, đất lâm nghiệp tăng 10,1%, đất chuyên dùng tăng 15,2%. Các loại đất khác
tăng không đáng kể.
Nguyên nhân dẫn đến tiến độ xét cấp GCN chậm ở nhiều địa phương là: Thiếu
về nhân lực; vướng mắc do nhiều xã chưa có bản đồ địa chính, biến động đất đai
lớn nhưng thiếu kinh phí thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận. Thêm vào
đó cơ chế chính sách có nhiều điểm bất cập, chưa thuận lợi và tác động
tích cực đến người dân xin cấp giấy. Mặc dù những năm gần đây Nhà nước có
chủ trương khuyến khích mọi người dân tiến hành làm thủ tục để được cấp GCN
theo phương châm đơn giản hóa các thủ tục, giải quyết nhanh gọn, đúng luật,
đúng trình tự, hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Song theo khảo sát
điều tra cho thấy hiện tại đa phần người dân làm thủ tục xin cấp GCN chủ yếu là
do nhu cầu thiết yếu như: Để thế chấp vay vốn; mua bán; cho tặng; thừa kế...
còn lại những trường hợp khác không có nhu cầu xử lý vì chưa có tiền nộp các
khoản thu. Có thể nói một trong những nguyên nhân chính trong cơ chế chính sách
làm cản trở và chậm đến tiến độ xét cấp GCN hiện nay đó là về chính sách tài
chính về nghĩa vụ đối với Nhà nước của người sử dụng đất.
2.3. Kết quả thực hiện công tác ĐK, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính trên địa
bàn cả tỉnh.
Công tác
cấp GCN QSD đất : thực hiện chỉ đạo của Trung ương và tỉnh. Sở TN & MT trong những năm qua, các cấp, các
ngành của tỉnh đã tập trung cao cho công tác cấp GCNQSD đất. Tổng số thửa đất ở
phải cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân là 542.012 thửa, tính đến 2010 đã cấp là
516.938 GCN đạt 95,38%, trong đó 9 huyện đã cấp được 95,11%, thành phố Nam Định
cấp được 97,42%. Đối với cơ quan, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh là
6.017 cơ sở, đã cấp GCN cho 1.883 cơ sở bằng 31,2%. Hiện còn 4,62% số thửa đất
ở chưa được cấp GCNQSDĐ, UBND tỉnh đang chỉ đạo các cấp, các ngành tập
trung hoàn thành.
Công tác
lập HSĐC: hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 223/229 xã, phường, thị trấn đã
lập xong sổ địa chính theo mẫu cũ (Mẫu theo QĐ 499 và Thông tư 1990), có 31/299
xã, phường, thị trấn đã lập sổ địa chính theo mẫu mới (Mẫu theo Thông tư
29/2004 và Thông tư 09/2007), hiện tại 214/229 xã, phường, thị trấn có sổ mục
kê đất đai theo cả mẫu cũ lẫn mẫu mới. Công tác đo đạc lập hồ sơ vẫn đang tiến
hành trên địa bàn toàn tỉnh trong 5 năm vừa qua có 14 huyện đo đạc mới theo công
nghệ bản đồ số, hiện HSĐC đang được hoàn thiện để tiến hành bàn giao.
PHẦN III
3.1.3. Kết quả thực hiện công tác đăng ký, cấp
giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn cả nước, của tỉnh Nam Định.
3.1.5.Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất
của huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
- Nhằm thu thập tài liệu, số liệu,
thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu như: Điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, số liệu ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất và lập HSĐC...
Trên cơ sở số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích số liệu để có
cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý đất đai và công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD
đất và HSĐC trên địa bàn.
Tổng
hợp số liệu, tài liệu địa chính và các số liệu khác có liên quan. Thể hiện số
liệu bằng hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu qua hệ thống bảng biểu đó
PHẦN IV
4.1.1. Điều kiện
tự nhiên.
4.1.1.1.Vị
trí địa lý
Vụ Bản là một huyện đồng
bằng nằm ở phía Tây tỉnh Nam
Định, có diện tích 14.822,45 ha gồm 17 xã và 1 thị trấn.
Phía Bắc giáp với huyện
Mỹ Lộc và tỉnh Hà Nam .
Phía Đông giáp Thành phố Nam
Định.
Phía Tây giáp huyện Ý
Yên.
Phía Nam giáp huyện Nam Trực.
Vụ Bản cách trung tâm thành
phố 7km, cách thủ đô Hà Nội 105km, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có đường
quốc lộ 10 là trục giao thông huyết mạch của các tỉnh miền duyên hải đồng bằng
Bắc Bộ. Ngoài ra Vụ Bản còn có đường tỉnh lộ 56 và 12 chạy dọc theo hướng
Bắc - Nam và Đông - Tây của huyện hình thành nên các trung tâm dịch vụ thương
mại và các khu dân cư trù phú dọc theo các tuyến đường.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều
kiện quan trọng để Vụ Bản phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hoà nhập
cùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
4.1.2.2. Địa hình, địa mạo
Vụ Bản có địa hình không
được bằng phẳng, các xã ở ven quốc lộ 10 và tỉnh lộ 12 có địa hình cao hơn
các xã nằm ở phía Bắc và phía Nam huyện.
Tuy trong cùng một xã nhưng các dải
đất có địa hình khá chênh lệch nhau từ 0,5 m đến 2,5 m. Trong toàn huyện có 5
ngọn núi là Núi Hổ nằm ở xã Liên Minh, Núi Gôi nằm ở thị trấn Gôi, Núi Lê Xá
nằm ở xã Tam Thanh, Núi Tiên Hương nằm ở xã Kim Thái và Núi Ngăm nằm ở hai xã
Kim Thái, Minh Tân. Với đặc điểm địa hình như trên, tạo điều kiện thuận lợi để
Vụ Bản phát triển kinh tế nhất là trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái,
xong cũng gặp không ít những khó khăn trong việc phát triển các lĩnh vực kinh
tế xã hội khác.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của huyện Vụ Bản mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Trong 1 năm có 4 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió chủ yếu
là gió Đông nam. Về mùa đông khá lạnh, do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, từ lục
địa phương Bắc không khí lạnh và khô tràn về .
- Nhiệt độ: Nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 27-28oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn
hơn 28oC từ 7-8 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9 oC,
tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC,
tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí
tương đối cao, trung bình năm từ 80-90%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ
nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%-92% (tháng 3),
thấp nhất là 81% (tháng 11).
- Chế độ mưa: Lượng mưa
trung bình trong năm từ 1.800-1.900 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn
bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng
mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có
tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng
đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm
xuân.
- Nắng: Hàng năm trung
bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650-1700 giờ. Vụ hè thu có số
giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh
hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-2,3 m/s. Mùa đông hướng
gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình
2,4-2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía
đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50-70%, tốc độ
gió trung bình 1,9-2,2 m/s. Tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s,
đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến mùa
màng, cây trồng vật nuôi.
- Bão: Do nằm trong vùng
vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt
đới, bình quân từ 4-6 trận/năm.
Nhìn chung khí hậu Vụ Bản
rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh
thái động, thực vật và du lịch. Điều kiện khí hậu Vụ Bản rất thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm,
đồng ruộng mỗi năm tăng vụ đợc 2-3 vụ.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Vụ Bản có một hệ thống
sông ngòi kênh mương dày đặc phục vụ tốt cho nước tưới tiêu và sinh hoạt.Chế
độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của 2 sông lớn thuộc hệ thống sông
Hồng: sông Đào ở phía Nam huyện (ranh giới giữa huyện Vụ Bản và huyện Nam
Trực), sông Sắt ở phía Tây huyện (ranh giới giữa huyện Vụ Bản và huyện Ý
Yên). Trong hệ thống sông nội đồng có sông Tiên Hương, sông Cầu Chuối,
sông T3, T5, S23, S21 là các trục tiêu chính. Hệ thống tưới có kênh Nam, kênh
Bắc Cốc Thành là kênh tưới cấp I. Ngoài ra trong huyện còn có hệ thống kênh tưới
cấp II và cấp III.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất đai Vụ Bản mang tính
đặc trưng của loại đất phù sa không được bồi đắp hàng năm và bị glây hoá mạnh
đến trung bình là chủ yếu. Đất có trị số pH thấp, đất chua, hàm lượng dinh dưỡng
dễ tiêu thấp, có thể chia ra một số nhóm đất chính của huyện Vụ Bản như sau:
- Đất glâysol: là vùng
đất thấp thường bị úng nước mưa mùa hè, được dùng để cấy lúa cả hai vụ hoặc
1 vụ lúa xuân - 1 vụ cá. Địa hình đất cao từ 0,5 - 0,8 m. Phân bố ở các xã vùng
thượng huyện và một số vùng trũng của các xã trung tâm trong huyện với diện
tích khoảng 1500 ha.
- Đất phù sa không được
bồi, glây trung bình, chân hai vụ lúa. Địa hình đất cao từ 0,8 - 1,2 m, phân bố
hầu hết ở các xã trung tâm trong huyện với diện tích khoảng 3500 ha.
- Đất phù sa không được
bồi, glây yếu, chân 2 lúa và lúa màu, có địa hình đất cao từ 1,2 - 1,5 m. Diện
tích khoảng 2000 ha, ở hầu hết các xã trung tâm huyện, nhiều nhất là tập trung
ở các xã ven đường 12.
- Đất phù sa không được
bồi, địa hình cao trên 1,5 m. Đất cát pha hoặc thịt nhẹ có diện tích khoảng
1500 ha. Phân bố ở các xã ven đường 10, đường 12, vùng ven sông Đào.
- Đất cát địa hình cao
trên 2 m, diện tích khoảng 800 ha chủ yếu chuyên trồng màu, rau, cây công
nghiệp ngắn ngày.
b) Tài nguyên nước
Toàn huyện có 2 nguồn
cung cấp nước đó là:
-Nguồn nước ngầm ở Vụ
Bản có khối lượng lớn, song do chất lượng không đảm bảo nên khi lấy nước
ngầm phải qua xử lý mới sử dụng được. Trong tương lai nguồn nước ngầm sẽ được
khai thác nhiều hơn để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân vì nguồn nước mặt đã bị
ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước thải của các làng nghề, sử dụng thuốc
trừ sâu, phân bón hoá học, nước thải sinh hoạt ở đô thị và nông thôn thải ra
không được xử lý.
- Nước mưa: lượng mưa
bình quân hàng năm lớn (1.700-1.800 mm) nhng phân bố không đều trong
năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lợng ma cả năm. Do vậy, mùa ma
thờng gây ra úng lụt, mùa khô thờng thiếu nớc cho cây trồng và sinh hoạt.
Nguồn nước cung cấp cho
sinh hoạt của nhân dân và phục vụ sản xuất của huyện Vụ Bản chủ yếu được lấy
từ sông Đào, sông Sắt và lượng nước mưa hàng năm khoảng 1700 - 1800 mm/năm.
Hiện nay nguồn nước sinh
hoạt cho nhân dân trong huyện đã có 6 công trình cấp nước sạch: Thành Lợi,
Quang Trung, Minh Thuận, Minh Tân, Hiển Khánh và TT Gôi phục vụ cho khoảng trên
60 ngàn dân
c) Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê,
kiểm kê đất đai năm 2010 toàn huyện có 41,17 ha đất rừng trồng phòng hộ trên
núi, chủ yếu là cây thông nhựa, keo, bạch đàn...
d) Tài nguyên nhân văn
Vụ Bản là vùng đất có
lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, ngành du lịch ở đây cũng rất phát
triển và được chú trọng, đặc biệt với quần thể di tích Phủ Giầy, chợ Viềng,
các di tích lịch sử văn hoá và làng nghề truyền thống hàng năm thu hút nhiều
khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.
e) Cảnh quan môi trường
Bảo vệ cảnh
quan môi trường là một vấn đề lớn mang tính đồng bộ và hết sức quan trọng. Nhận
thức được vấn đề này UBND tỉnh và UBND huyện
rất quan tâm và đã đưa ra nhiều chủ trương dự án nhằm tháo gỡ và cải
thiện những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, môi sinh.
Vụ Bản là vùng đất có nhiều phong cảnh đẹp, có 5 ngọn núi cao từ 50 - 76
m, có phong cảnh đẹp như núi Gôi, núi Ngăm …, các sông lớn bao bọc và chảy
quanh huyện. Dân cư sống quần tụ và đông đúc, có nhiều di tích lịch sử văn
hoá, các lễ hội truyền thống được lưu giữ và phát triển. Môi trường sống với
nguồn không khí và nguồn nước sạch, là tiềm năng và thế mạnh để quản lý, khai
thác, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
4.1.2.Điều
kiện kinh tế - xã hội.
4.1.2.1.
Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
Trong giai đoạn năm (2005 - 2010), tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Vụ Bản phát triển khá, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại và xây dựng. Thu ngân sách trên địa bàn
đạt kết quả cao, năm 2010 tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 216,20 tỷ
đồng, trong đó thu bổ xung từ ngân sách tỉnh là 128,40 tỷ đồng. Tổng chi ngân
sách năm 2010 là 181,10 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư là 31,60 tỷ đồng.
a)
Ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010 là 349,10 tỷ đồng, tăng so
với năm 2009 là 20,6 tỷ đồng, bình quân 5 năm (2005 - 2010) giá trị sản xuất
đạt 332,48 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (2005-2010) là
4,35%. Cơ cấu trong nội bộ ngành có sự thay đổi: trồng trọt chiếm tỷ trọng
66,51%, chăn nuôi 26,55%, thủy sản chiếm 3,24% còn lại là các ngành dịch vụ
nông nghiệp khác.
* Trồng trọt:
Năng suất lúa hàng năm ổn định, bình quân đạt khoảng 54,45 tạ/ha/vụ. Lương
thực bình quân đầu người đạt 676 kg/năm. Sản lượng lương thực đảm bảo an ninh
lương thực, nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi và cung cấp cho thành phố Nam Định.
Sản xuất vụ đông tuy diện tích gieo trồng chưa đạt kế hoạch đề ra, nhưng
sản lượng đã tăng dần sau mỗi năm. Diện tích gieo trồng vụ đông năm 2005 được
mở rộng gieo trồng với giống cây có giá trị kinh tế cao như: Lạc, khoai tây,
ngô, đậu tương, ớt,…đã hình thành những cánh đồng cho giá trị 50 triệu
đồng/ha/năm trong đó có một số cánh đồng đạt từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm,
điển hình như HTX Cốc Thành, Minh Tiến. Sản phẩm vụ đông làm hàng hóa ngày
càng tăng về chủng loại, chất lượng và số lượng.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, đến nay các xã trong huyện đã chuyển
những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con có giá trị kinh tế
cao. Nhiều mô hình sản xuất như chuyên rau, trồng hoa cây cảnh, lúa - cá, gia
súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, mô hình cây con kết hợp, qua nhiều vụ, nhiều
năm ở những diện tích chuyển đổi đã cho thu nhập cao hơn cấy lúa từ 1,5 - 2
lần. Nhiều vùng các hộ nông dân đã áp dụng các hình thức luân canh, tuy không
đủ tiêu chuẩn về diện tích cánh đồng 50 triệu nhưng cũng cho thu nhập cao hơn
nhiều so với cấy lúa.
* Chăn nuôi:
Chăn nuôi tuy chịu ảnh hưởng của các đợt dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn
tiếp tục phát triển về số lượng với chất lượng khá. Chăn nuôi chủ yếu bằng
hình thức tận dụng thu hẹp dần, chăn nuôi theo phơng pháp công nghiệp và bán
công nghiệp được các gia trại, trang trại và nhiều hộ gia đình áp dụng.
Tổng đàn trâu bò tuy giảm, nhưng tỷ trọng bò thương phẩm tăng nhanh.
Đàn trâu bò năm 2009 có 8140 con, năm 2010 giảm xuống còn 6424 con. Đàn lợn
tăng nhanh về số lượng và chất lượng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm
2010 đạt 8025 tấn. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2010 đạt 92,70 tỷ đồng.
* Thủy sản:
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, huyện cũng có những bước phát triển
nhưng không đáng kể, do diện tích nuôi trồng thủy sản rất ít chủ yếu tập trung
ở những ao, hồ xen kẽ với khu dân cư, thùng đào ven đê, đất ven sông và mô
hình kinh tế trang trại, diện tích nuôi trồng khoảng 778 ha, sản lượng thủy sản
đạt 1302 tấn trong năm 2010, giá trị sản xuất đạt 11,30 tỷ đồng. Đây cũng là
nguồn kinh tế đáng kể đem lại thu nhập cho nhân dân trong huyện.
b)
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân 6 năm (2005
- 2010) đạt 72,59 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 21,42%/năm. Riêng 2010 giá trị sản xuất đạt 94,06 tỷ đồng tăng 15,67
tỷ đồng so với năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng 20%.
Huyện có 18 làng nghề được tỉnh công nhận “làng nghề” chủ yếu hoạt động
ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu là mây
tre đan xuất khẩu, may mặc, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản, thêu
xuất khẩu…Do chú ý đào tạo, nâng cao tay nghề, bố trí hợp lý dây chuyền sản
xuất đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng quản lý, chú trọng thị hiếu
người tiêu dùng, nên năng suất lao động tăng, giá thành sản phẩm hạ, chất lượng
sản phẩm được thị trường chấp nhận.
Lĩnh vực xây dựng cơ bản có sự chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tư
phát triển xã hội 6 năm (2005 - 2010) là 813,30 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình
quân đạt 203,32 tỷ đồng/năm, riêng năm 2010 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội trên địa bàn huyện cũng tăng đạt 254,60 tỷ đồng (Trong đó vốn do TW quản lý
là 85,98 tỷ đồng; Địa phương quản lý là 239,97 tỷ đồng). Hệ thống đường giao
thông nông thôn và các tuyến đờng giao thông của huyện tiếp tục được củng cố
và nâng cấp, gần 100% đường làng ngõ xóm được xây gạch bê tông. Đã huy động
nhiều nguồn vốn, tiến hành tu sửa nâng cấp đường huyện, đường trục xã, cầu
cống và đường thôn, xóm, xây dựng nhiều nhà ở và các công trình phúc lợi khác
như trạm y tế, trường học. Các công trình của huyện như nhà văn hoá trung
tâm huyện, nghĩa trang liệt sỹ huyện. Vốn xây dựng cơ bản đợc quan tâm đầu tư
vào các lĩnh vực công nghiệp, giáo dục, giao thông và kiên cố hoá kênh mương.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản như lập kế hoạch, xây dựng dự án, đầu
tư vốn, quản lý công trình được thực hiện công khai, dân chủ, đúng luật định,
chưa phát hiện tiêu cực trong lĩnh vực cơ bản.
c)
Ngành dịch vụ - du lịch
Vụ Bản là vùng có đất lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, ngành du
lịch - dịch vụ ở đây cũng rất phát triển và được chú trọng, đặc biệt với quần
thể Phủ Dầy đây là một trong 5 lễ hội lớn nhất của cả nớc hàng năm vào thượng
tuần tháng 3 âm lịch, du khách thập phương nô nức hành hương về với lễ hội
Phủ Dầy, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người mẹ linh thiêng của dân tộc Việt
Nam. Ngoài di tích Phủ Dầy, Vụ Bản còn có lễ hội chợ Viềng, các di tích lịch sử
văn hoá và làng nghề truyền thống hàng năm thu hút nhiều khách trong và ngoài nước
đến tham quan, du lịch.
Ngoài ra Vụ Bản còn có 5 ngọn núi Hồ nằm ở xã Liên Minh, núi Gôi nằm ở
thị trấn Gôi, núi Lê nằm ở xã Tam Thanh, núi Tiên Hương ở xã Kim Thái và núi
Ngăm ở xã Minh Tân và Kim Thái. Những cảnh quan này có những tiềm năng thuận
lợi to lớn trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái.
Với lợi thế của huyện về giao thông, các trung tâm dịch vụ thương mại
phát triển nhanh và khá ổn định đa dạng về loại hình, phong phú về mặt hàng và
lĩnh vực dịch vụ. Hầu hết các xã trong huyện đều hình thành các điểm dịch vụ và
buôn bán hàng hoá. Đa số các HTX dịch vụ nông nghiệp đều hoàn thành các khâu
dịch vụ đã ký kết với xã viên. Nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp đã mở rộng hoạt
động dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ cho sản xuất.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010 là 200.320
triệu đồng so với năm 2009 tăng 42,635 triệu đồng.
- Số cơ sở thơng mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng tăng nhanh, năm
2009có 1.626 cơ sở đến năm 2010 tăng lên 1.658 cơ sở.
- Số máy điện thoại tăng nhanh, toàn huyện tính đến năm 2010 có khoảng
39.470 máy, mật độ điện thoại bình quân đạt 3,39 người/chiếc.
4.1.2.2.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a)Giao
thông
- Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh
lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 650 km được phân
thành các loại đường sau:
+ Đường quốc lộ: Có chiều dài qua huyện là 13,8 km, bao gồm quốc lộ 10
và quốc lộ 21, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
+ Đường tỉnh lộ có 2 tuyến đường 56 và 12 chạy qua với tổng chiều dài
khoảng 25 km. đường 56 hiện đã được mở rộng 20m, mặt đường trải nhựa, chất lượng
tốt.
+ Đường huyện có 4 tuyến chính với tổng chiều dài khoảng 45 km, trong
đó đường được dải nhựa là 22 km, rải đá cấp phối là 23 km.
+ Đường trục xã: Tổng chiều dài
là 169 km, trong đó được rải nhựa là 29 km, bê tông là 4 m, vỉa gạch vỡ cấp
phối.
+ Đường thuỷ: Giao thông đường
thuỷ chủ yếu trên sông Đào với cảng Cống Phú và một số bến bãi chuyên chở
nguyên vật liệu xây dựng, chất đốt và vật tư nông nghiệp.
- Hệ thống bến bãi: Toàn huyện hiện có 1 bến xe ô tô chính ở thị trấn
Gôi và nhiều điểm dừng đỗ xe trong huyện nằm rải rác ở các xã.
- Giao thông đường bộ từ năm 2000 đã được tập trung cải tạo nâng cấp
nhưng nhìn chung đường còn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu của các phương
tiện đi lại của nhân dân.
b)
Thuỷ lợi
- Hệ thống đê điều:
Hệ thống đê điều đã từng bước được bổ xung, tu sửa và nâng cấp đủ
thiết kế cho phòng chống lụt bão. Vụ Bản có 22,5 km đê sông lớn, các tuyến đê
chính như: đê sông Đào, đê sông Sắt.
- Hệ thống thủy nông:
+ Hệ thống kênh tưới cấp I có 31,7 km hiện tại đã kiên cố hóa được
13,2 km, có 70,5 km kênh cấp II, đã kiên cố hóa được 15 km, kênh cấp III và
kênh nội đồng hiện tại đã kiên cố hóa được 43,96 km.
+ Hệ thống kênh tiêu cấp I có 70,8 km, kênh cấp II có 137,5 km, kênh cấp
III và kênh nội đồng có 87 km. Hiện tại sông Tiên Hương đã được nạo vét.
- Hệ thống trạm bơm:
Huyện Vụ Bản nằm ở vùng có 6 trạm
bơm lớn trong đó có trạm bơm Cốc Thành và Sông Chanh. Ngoài ra còn có2 trạm bơm
vừa (Đập Môi, Vĩnh Hào) và trên 50 trạm bơm cục bộ ở các xã, thị trấn.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương của huyện Vụ Bản cũng như của tỉnh Nam
Định nói chung đều trong tình trạng nông và không đủ mặt cắt dẫn, tháo nước.
Nhiều tuyến hàng chục năm chưa được nạo vét, cùng với các hoạt động lấn chiếm
dòng chảy như móng nhà, móng cầu, đập đất, rác thải sinh hoạt làm ách tắc dòng
chảy dẫn đến chuyển tải nước chậm, đầu nguồn nước bị tổn thất, tưới tiêu tự
chảy kéo dài thời gian và tăng điện năng cho việc bơm nước.
Để duy trì và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, trong những năm tới phải dành
đất để đắp đê, củng cố bờ kênh, nạo vét khơi thông dòng chảy, xây dựng thêm
cống trạm bơm, đập điều tiết và đào thêm một số đoạn kênh mương nội đồng để
giải quyết tình trạng hạn úng cục bộ và phân cách đất sản xuất với khu dân cư.
c). Về
vệ sinh môi trường
Tính từ năm 2006 hoạt động vệ sinh môi trường tại huyện đã được quan tâm
rất nhiều của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân. Tại 8/18 xã, thị trấn đã
có tổ thu gom rác thải chuyên làm nhiệm vụ thu gom rác từ các gia đình đem đến
bãi tập trung rác và tại đó rác được xử lý. Hiện tất cả các xã, thị trấn đã có
bãi rác riêng nằm cách xa khu dân cư để tránh làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân.
4.1.2.3.
Văn hoá - xã hội
a) Giáo
dục - Đào tạo
Ngành giáo dục của huyện có bước
phát triển mới cả về quy mô và chất lượng. Phong trào thi đua 2 tốt phát triển
theo chiều sâu. Cuộc vận động dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm
trong trường học được đẩy mạnh. Toàn huyện có 4 trường PTTH, 2 trung tâm
giáo dục thường xuyên, có 45 trường THCS và tiểu học, 18 trường mầm non đã
góp phần tích cực trong công tác đào tạo con người cho địa phương cũng như
cho đất nước.
b) Y tế
Sự nghiệp y tế: Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa khoảng 120 giường bệnh và
18 trạm y tế xã, thị trấn với 90 giường bệnh. Đội ngũ y bác sỹ gần 200 người.
Trong những năm qua ngành y tế được đầu tư nâng cấp cơ sơ vật chất, kỹ thuật,
trang bị thêm máy móc hiện đại, tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường ở trong các
khu dân cư, đường làng, ngõ xóm và trong các hộ gia đình đã được các cấp,
các ngành, các đoàn thể và nhân dân chú ý quan tâm. Đến nay có 88,7% số hộ gia
đình dùng nước hợp vệ sinh. Trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra
trên địa bàn huyện.
c) Văn
hoá thông tin - thể dục thể thao
Trong những năm qua phong trào văn hóa - thể dục thể thao phát triển mạnh
và rộng khắp thu hút được nhiều người tham gia, hàng năm huyện đều tổ chức
ngày hội thể thao trong toàn huyện, qua đó khuyến khích phát triển các phong
trào.
4.1.2.4.
Dân số, lao động việc làm và mức sống
a)
Dân số
Dân số của huyện Vụ Bản năm 2010 tăng so với năm 2005 là 2.830 người . Mật
độ dân số là 903 người/km2 (của cả nớc là 257 người/km2).
Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở các xã, số dân cư sống ở thị
trấn vẫn chiếm tỷ lệ thấp.
Dân số khu vực thành thị là 7.115 người chiếm 5,29% tổng dân số. Dân số
khu vực nông thôn là 127.365 người chiếm 94,71% tổng dân số.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình 8,87%/năm. Tỷ lệ sinh và tốc độ
gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng.
b)
Lao động, việc làm
Vụ bản là một huyện có nguồn lao động dồi dào, năm 2010 số lao động
trong độ tuổi khoảng 82.404 người chiếm 61,57% dân số. Trong đó nguồn lao động
trong khối ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 85,77%, tiếp đến là nguồn lao động
trong khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 6,81%, lực lượng lao động trong ngành
công nghiệp, xây dựng chiếm 7,42%.
Trong những năm gần đây, kinh tế
phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, các trung tâm thương
mại, các khu vui chơi giải trí, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… liên
tiếp được xây dựng. Khi đưa vào hoạt động đã thu hút một lực lượng lao động
rất lớn, không những giải quyết được công ăn việc làm cho người dân địa phương
mà còn phần nào giải quyết việc làm cho các lao động ở nơi khác đến.
4.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện
Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
- Có vị trí
địa lý thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội
nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, những lợi thế về địa lý và
giao thông là yếu tố rất quan trọng.
- Đất đai, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, tạo
điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm sau này.
- Là một vùng quê văn hiến, miền đất
“địa linh nhân kiệt”, với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội truyền thống
và các phong tục tập quán phong phú tạo cho huyện Vụ Bản có nhiều tiềm năng
tham quan du lịch và phát triển văn hoá truyền thống.
Tuy nhiên huyện Vụ Bản cũng vẫn còn có
một số khó khăn và hạn chế:
- Do sức ép
của sự phát triển về kinh tế, thương mại, của sự gia tăng dân số và tác động
của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn cùng với việc khai tác tài nguyên chưa hợp lý, thiếu khoa học đã tạo nên
những biến đổi xấu đến môi trường đất, nguồn nước và điều kiện sinh thái.
- Do địa hình không bằng phẳng, độ cao
địa hình chênh lệch khác nhau, do vậy khi gặp khó khăn về thời tiết có ảnh hưởng,
tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp.
- Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của huyện Vụ
Bản phát triển tương đối nhanh và đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển đồng nghĩa
với việc các ngành kinh tế cũng phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp
dẫn tới phải mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp. Do đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại do phải
nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Song song với đó vẫn còn
khoảng 80% lao động sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc diện tích
đất nông nghiệp bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân,
nhất là người dân nông nghiệp tại các xã.
4.2.
Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất của huyện Vụ Bản.
4.2.1.Tình
hình quản lý đất đai.
* Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức các văn bản đã ban hành:
Thực hiện Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 huyện Vụ Bản đã
ban hành một số văn bản về quản lý và sử dụng đất như: các kế hoạch, chỉ thị,
công văn, quyết định.
Việc ban hành các văn bản pháp luật trên là nhằm từng bước cụ thể hoá
Luật đất đai 2003, tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước về đất đai phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, việc ban hành
một số văn bản còn chậm so với yêu cầu thực tế, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung
của huyện.
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính:
Vụ Bản là một huyện vùng biên nên việc xác định địa giới hành chính cũng
tương đối khó khăn. Đất đai của huyện Vụ Bản được quản lý theo 18 đơn vị hành
chính cấp xã. Ranh giới hành chính của các xã, thị trấn được xác định rõ ràng,
làm cơ sở cho chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý hành chính, quản
lý đất đai. Huyện cũng đã hoàn thành công tác lập bản đồ hành chính của huyện,
tỷ lệ 1/25.000.
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Vụ Bản đã triển khai đo vẽ bản đồ địa chính từ năm 2001, tuy nhiên hiện
nay mới chỉ có thị trấn Gôi, 3 xã Tam Thanh, Liên Bảo, Trung Thành là có bản đồ
địa chính chính quy, các xã còn lại tuy đã đo vẽ xong nhưng hiện nay chưa được
xét duyệt.
Huyện Vụ Bản đã thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vào các
kì kiểm kê năm 2000, năm 2005 cho toàn huyện và cho 18/18 xã, thị trấn.
Thực hiện Dự án quy hoạch sử dụng đất của huyện Vụ Bản thời kì 2001 -
2010, huyện đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
* Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất:
Về công tác lập quy hoạch sử dụng đất, huyện Vụ Bản đã triển khai ở hai
cấp: cấp huyện và cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập năm 2000 và
được Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định phê duyệt. Năm 2008 huyện đã hoàn
thiện và được UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch điều chỉnh chung huyện đến
năm 2020 và tầm nhìn ngoài 2020. Hiện nay, tất cả các xã thị trấn trên địa bàn
huyện đã được lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
Về kế hoạch sử dụng đất: Từ khi lập quy hoạch sử dụng đất, hàng năm
huyện đã lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt. Vụ Bản đã lập được
Kế hoạch sử dụng đất kì cuối cho kì quy hoạch 2001 - 2010.
* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất:
Huyện đã thực hiện việc quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
và chuyển mục đích sử dụng đất đúng trình tự thủ tục quy định trong pháp luật
về đất đai. Tính đến năm 2009, huyện Vụ Bản đã cấp giao 62.880 m2
đất ở đô thị và đất ở nông thôn theo quy hoạch.
* Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ):
Đến năm 2010, huyện đã hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định cấp giấy chứng
nhận QSD đất khu dân cư cho các hộ đủ điều kiện: 35853, đạt 83%.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Được tiến
hành thường xuyên, đúng theo quy định của pháp luật. Thống kê theo định kỳ
hàng năm, kiểm kê theo định kỳ 5 năm.
* Quản lý tài chính về đất đai: Việc thực
hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai như thu thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ được thực hiện theo
đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
* Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản: Hiện nay, hoạt động này trên địa bàn huyện còn
gặp rất nhiều khó khăn. Vì tổ chức phát triển quỹ đất chưa được hình thành,
các giao dịch bất động sản diễn ra chủ yếu là tự phát.
* Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất:
Huyện Vụ Bản đã quan tâm, bảo đảm
thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất như: người sử dụng đất được cấp giấy CNQSDĐ, được xác nhận mua bán,
chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh theo đúng chế độ chính sách, được giải
quyết quyền lợi khi thu hồi đất. Tuy nhiên hiện nay còn rất nhiều người sử dụng
đất chưa được cấp giấy chứng nhận, việc sử dụng đất vi phạm quy hoạch còn xảy
ra phổ biến. Chính vì vậy, công tác giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất còn gặp rất nhiều khó khăn.
* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:
Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện
trong những năm qua được chú trọng. UBND huyện đã phối hợp với các ngành chức
năng tiến hành 3 đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của luật
đất đai 2003 về quản lý và sử dụng đất đai. Đấu tranh ngăn chặn các vi phạm,
chấn chỉnh và khắc phục kịp thời nhiều tồn tại trong quản lý và sử dụng đất
đai.
* Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất:
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện được duy trì thường
xuyên theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả các vụ tranh chấp đất đai, giải
quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai đều được
giải quyết triệt để, đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, giữ nghiêm pháp
luật của Nhà nước. Đối với các đơn thư phức tạp, huyện thành lập tổ công tác
để giải quyết nhằm huy động được lực lượng của nhiều cơ quan tham gia nên đã
giải quyết có hiệu quả và thành công nhiều vụ việc phức tạp.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục
đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện còn xảy ra; việc thu hồi
đất, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, tình trạng gửi đơn thư
khiếu nại tố cáo về quản lý và sử dụng đất còn nhiều.
* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Công tác quản lý các dịch vụ công về đất đai đã
được triển khai ở tất cả các xã, thị trấn và bộ phận một cửa tại văn phòng hội
đồng nhân dân (HĐND) và UBND huyện (trước năm 2008). Năm 2008, thành
lập văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Vụ Bản, với nhiệm vụ được bên bộ phận một cửa chuyển sang là: cấpGCN QSD
đất, làm thủ tục chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng đất, cung cấp các thông
tin địa chính khi có yêu cầu.
Nhận xét
Đăng nhận xét